TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 4 cách phòng ngừa cận thị cho trẻ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

4 cách phòng ngừa cận thị cho trẻ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Mẹo Vặt
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Thu Jun 01, 2023 11:08 pm    Tiêu đề: 4 cách phòng ngừa cận thị cho trẻ

4 cách phòng ngừa cận thị cho trẻ


Nhiều phụ huynh đặt câu hỏi liệu việc sử dụng máy tính quá nhiều có ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của trẻ hay không? Đeo kính cận ảnh hưởng đến thị lực của trẻ như thế nào? Nguyên nhân nào khiến cận thị ngày càng nặng ở trẻ em? Và có cách nào làm chậm mức độ cận thị ở trẻ hay không?


Cận thị rất phổ thông ở trẻ em thuộc chủng tộc da vàng châu Á. Thống kê cho thấy tỷ lệ cận thị ở thanh thiếu niên các nước Đông Á lên tới 70%.


Thanh thiếu niên châu Á có tỷ lệ cận thị cao

Sự phát triển thị giác của trẻ bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh: Sau khi trẻ được sinh ra, mắt trẻ bắt đầu phát triển liên tục do sự kích thích của ánh sáng và môi trường xung quanh.

Đến khoảng 6 tuổi, trẻ mới có thị giác của người trưởng thành. Vấn đề thị lực phổ thông nhất trong giai đoạn phát triển này là cận thị ở trẻ em.

Cận thị rất phổ thông ở trẻ em thuộc chủng tộc da vàng châu Á. Thống kê cho thấy tỷ lệ cận thị ở thanh thiếu niên các nước Đông Á lên tới 70%.

    • Cận thị là khi trẻ không nhìn rõ các vật ở xa;

    • Viễn thị là không nhìn rõ các vật ở gần;

    • Loạn thị là nhìn mờ do khúc xạ ánh sáng không đều.

Đây là những vấn đề thị lực do tật khúc xạ gây ra, nên không thể tạo thành hình ảnh rõ nét trên võng mạc.

Vậy tại sao cận thị chỉ xuất hiện ở trẻ em?

Trong quá trình phát triển, đường kính nhãn cầu của trẻ sẽ dài dần ra. Khi ánh sáng trực tiếp chiếu vào mắt, đường kính nhãn cầu quá dài dẫn đến tiêu điểm nằm ở phía trước võng mạc, gây ra cận thị.

Về căn bản, tất cả các vấn đề thị lực này đều có thể điều chỉnh bằng kính hoặc kính áp tròng.


Bệnh cận thị.


Trẻ bị cận thị không được điều chỉnh kịp thời có thể dẫn đến nhược thị

Bất kỳ vấn đề về thị lực nào ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ đều nên được điều chỉnh.

Nếu thị lực của trẻ bị mờ trong thời gian dài còn có thể khiến cơ trán căng thẳng, lâu ngày hình thành chứng đau đầu.

Một số phụ huynh lo lắng “đeo kính cận sẽ làm cho trẻ cận thị nặng hơn”, lo lắng đó là không có cơ sở.


Nếu cha mẹ bị cận thị, nó có thể di truyền, điều này làm tăng đáng kể xác suất cận thị ở trẻ em.


Ngoài ảnh hưởng đến học tập, cận thị có tác động gì đến trẻ em?

Một số trẻ bị cận thị nặng (hay viễn thị), nếu không được phát giác và điều chỉnh kịp thời có thể gây ra chứng nhược thị.

Bệnh nhân bị nhược thị không bao giờ có thể lấy lại thị lực bình thường ngay cả khi họ đeo kính. Từ đó thấy rằng, việc khám mắt định kỳ cho trẻ là rất quan trọng.

Làm thế nào để biết trẻ bị nhược thị? Nếu cha mẹ phát giác con mình bị lác (thường gọi là mắt lé) thì phải nhờ bác sĩ kiểm soát thị lực càng sớm càng tốt.

Hiệp hội Trẻ em Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, trẻ em nên bắt đầu kiểm soát mức độ thị lực khi lên bốn. Đây là một bài kiểm soát rất quan trọng trước khi trẻ đến tuổi đi học.

Vì sao trẻ quá nhỏ như vậy cũng bị cận? Nếu cha mẹ bị cận thị, nó có thể di truyền, điều này làm tăng đáng kể xác suất cận thị ở trẻ em.



Bốn cách hiệu quả giúp trẻ không bị cận thị nặng

    1. Tăng cường hoạt động ngoài trời. Cho trẻ chơi ngoài trời ít nhất 40 phút mỗi ngày có thể làm chậm tiến trình cận thị một cách hiệu quả.

    2. Đeo kính áp tròng Orthokeratology, hay Ortho-K. Đây là một loại kính áp tròng cứng đặc biệt mà trẻ chỉ đeo vào ban đêm để để định hình lại bề mặt trước của mắt, giúp trẻ có thể nhìn rõ mà không cần đeo kính vào ban ngày.

      Tất nhiên, tiền đề là trẻ phải chấp nhận đeo kính áp tròng và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng mắt.

    3. Dùng thuốc nhỏ mắt. Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc cho trẻ nhỏ thuốc Atropine hàng ngày với nồng độ thấp (0.01%) có thể làm chậm quá trình cận thị.

      Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ cũng như trao đổi về tác dụng phụ của nó trước khi sử dụng.

    4. Giảm thời gian sử dụng máy tính hoặc điện thoại.

      Mặc dù chưa có dữ liệu nào cho thấy mắt nhìn lâu vào màn hình máy tính sẽ trực tiếp khiến thị lực của trẻ kém đi, nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tăng cường các hoạt động ngoài trời có thể làm giảm khả năng cận thị cho trẻ một cách hiệu quả.

      Nếu trẻ thường xuyên ở nhà và dán mắt vào màn hình điện tử, đồng thời giảm các hoạt động ngoài trời, thì nó sẽ gián tiếp khiến tật cận thị ngày càng nặng.

Huang Yanqi
Hoàng Tuấn biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Mẹo Vặt Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân