TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tập tục Easter
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tập tục Easter

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hỏi đáp
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9640

Bài gửiGửi: Fri Apr 07, 2023 10:09 pm    Tiêu đề: Tập tục Easter

Tập tục Easter


Lễ Phục sinh (Easter) là ngày lễ của đạo Thiên Chúa để kỷ niệm sự phục sinh của Chúa Giêsu, nhưng phần lớn những tập tục hiện đại đã có nguồn gốc sớm hơn Thiên Chúa giáo. Thật vậy, Easter cũng rất phổ thông trong giới phi tôn giáo, và có nhiều tập tục lâu đời được lưu truyền cho tới nay.



Tô màu trứng Phục sinh

Biểu tượng của Easter là quả trứng – được sơn hoặc nhuộm, luộc kỹ hoặc thổi cho rỗng ruột. Trứng tượng trưng cho sự ra đời, sự mới mẻ của cuộc sống, đồng thời nhắc nhở mọi người về sự phục sinh của Chúa Kitô.



Chú thỏ Phục sinh

Easter được đặt theo tên của Eostre, nữ thần ngoại giáo tượng trưng cho khả năng sinh sản. Thỏ có khả năng sinh sản tuyệt vời nên được liên kết với nữ thần và với ngày lễ. Ngày hội truyền thống để kỷ niệm Eostre thường diễn ra vào mùa xuân là lúc thỏ thường sinh sản. Phim hoạt hình Easter bunny mang những chiếc giỏ đầy chocolate và kẹo cho trẻ em, là một sáng kiến hiện đại, được phổ biến do các chiến dịch quảng cáo trong thế kỷ 20.



Săn Easter eggs

Truyền thống săn trứng bắt đầu với Martin Luther, nhà thần học thế kỷ 15. Niềm vui khi săn tượng trưng cho niềm vui mà Ma-ri và Ma-tha cảm nhận khi tìm thấy ngôi mộ trống của Đấng Kitô sau khi Ngài sống lại. Ngày nay, những quả trứng được làm bằng nhựa rỗng và chứa đầy kẹo – thú vị hơn nhiều so với trứng luộc chín để ngoài nắng quá lâu của thời trước.



Ăn jelly beans

Loại kẹo nổi tiếng nhất trong các truyền thống của Easter – và phổ thông nhất sau chocolate – là kẹo dẻo nhỏ, có đủ hương vị và màu sắc. Jelly beans khởi thủy bắt đầu như một loại kẹo Giáng sinh và không có ý nghĩa điển hình theo chủ đề Lễ Phục sinh, nhưng được chọn để bỏ đầy Easter eggs bằng nhựa trước cuộc săn trứng.



Ăn tiệc Phục sinh

Trong thời gian 40 ngày của Mùa Chay (Lent), nhiều giáo dân cam kết kiêng cữ một thứ gì đó – đường, rượu, thịt hoặc một tật xấu – như hình thức thanh tẩy để chuẩn bị cho Lễ Phục sinh. Nó tượng trưng cho 40 ngày Chúa Giêsu ăn chay trong sa mạc và kết thúc bằng một bữa tiệc thịnh soạn, thường là với gia đình.



Trang trí với Easter Lilies

Những bông hoa hình loa kèn trang nhã này đã gắn liền với ngày lễ đến độ được đặt tên là Easter lilies. Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, và hình dạng này nhắc nhở giáo dân về những chiếc kèn sẽ thông báo Ngày tái lâm của Chúa Kitô.



Thịt cừu và giăm bông

Hầu hết các bữa tối Phục sinh truyền thống đều có thịt và ham, biểu tượng của sự may mắn trong nhiều nền văn hóa. Xét về truyền thống tôn giáo, thịt cừu là món được yêu thích nhất. Người Do Thái sử dụng con cừu làm biểu tượng của Đấng Cứu thế đã được Thiên Chúa hứa ban, còn người Công giáo thì gọi Chúa Giêsu là “Chiên con của Thiên Chúa”. Vì vậy, không có gì lạ khi thấy thịt cừu ở trung tâm của bàn tiệc.

Phượng Nghi
(theo Reader’s Digest)

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hỏi đáp Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân