TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Bệnh nhân tiểu đường loại 2 nên am hiểu về Magnesium
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Bệnh nhân tiểu đường loại 2 nên am hiểu về Magnesium

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9660

Bài gửiGửi: Wed Mar 22, 2023 6:48 pm    Tiêu đề: Bệnh nhân tiểu đường loại 2 nên am hiểu về Magnesium

Bệnh nhân tiểu đường loại 2 nên am hiểu về Magnesium


Hầu hết những bệnh nhân tiểu đường loại 2 đều có lượng magnesium thấp và có nguy cơ gặp biến chứng.

Nếu bạn là bệnh nhân tiểu đường loại 2 và bạn không biết liệu mình có bị thiếu magnesium hay liệu bạn có đang bổ sung đủ magnesium trong khẩu phần ăn uống của mình hay không, thì hãy tiếp tục đọc [bài viết này].

Thật tốt nếu bạn biết được bạn có bao nhiêu, bạn cần bao nhiêu, và chất này có thể giúp bạn như thế nào.



Magnesium và bệnh tiểu đường

Magnesium đóng vai trò trong hơn 300 hoạt động sinh hóa trong cơ thể, và một số hoạt động đó có liên quan đến chuyển hóa magnesium, insulin và glucose. Do đó, nếu nồng độ magnesium trong máu (hoặc huyết tương) giảm xuống quá thấp, thì bất kỳ ai bị bệnh tiểu đường đều có thể gặp một số khó khăn.

Ví dụ, theo một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Bệnh tiểu đường, hạ magnesium huyết (được định nghĩa là nồng độ magnesium trong huyết thanh dưới 0,7 mmol/L; xem các giá trị bên dưới) “có liên quan chặt chẽ với bệnh tiểu đường loại 2.

Những người bị hạ magnesium huyết có tiến triển bệnh tiểu đường nhanh hơn và tăng nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.

Người ta cũng lưu ý rằng những bệnh nhân tiểu đường lớn tuổi dễ bị hạ magnesium huyết hơn, do đó, việc kiểm soát mức magnesium cho nhóm bệnh nhân này thậm chí còn quan trọng hơn.

Bệnh nhân tiểu đường loại 2 thiếu magnesium sẽ đề kháng insulin nhiều hơn và giảm hoạt động trong các tế bào beta, vốn là những tế bào sản xuất insulin.

Bổ sung magnesium đã được chứng minh là cải thiện quá trình chuyển hóa glucose, giảm stress oxy hóa, sưng đau toàn thân, thiếu magnesium và nhạy cảm với insulin.

Đồng thời, lượng magnesium hấp thụ vào ít trong khẩu phần ăn uống có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2 và hội chứng chuyển hóa.



Bạn có bị thiếu magnesium không?

Khoảng 75 phần trăm người dân ở Hoa Kỳ không nhận được lượng magnesium theo Nhu cầu dinh dưỡng đề nghị hàng ngày. Vì vậy rất có thể bạn đang thiếu khoáng chất quan trọng này và bao gồm cả những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Bạn có thể kiểm soát mức magnesium của mình bằng thử máu.

Giá trị bình thường của nồng độ magnesium trong huyết tương là 1.7 đến 2.1 mg/dL, 0.7 đến 0.9 mmol/L hoặc 1.4 đến 1.8 mEq/L.

Các phòng thí nghiệm khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn đo lường khác nhau, vì vậy hãy nhớ thảo luận về những chỉ số của bạn với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình.

Một thách thức liên quan đến việc kiểm soát mức magnesium là cơ thể người, trong nỗ lực duy trì cân bằng nội môi, đã cố gắng giữ mức magnesium trong máu ổn định bằng cách đẩy khoáng chất này khỏi các mô và xương. Do đó, kết quả kiểm soát của bạn có thể cho thấy mức magnesium bình thường mặc dù bạn có thể đang ở giai đoạn đầu của sự thiếu hụt [magnesium].



Lượng magnesium cũng bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng một số loại thuốc.

Các loại thuốc có thể làm giảm mức magnesium bao gồm thuốc trụ sinh, cyclosporine, digoxin, thuốc lợi tiểu, insulin, thuốc nhuận tràng và phenytoin. Những thuốc có thể làm tăng mức magnesium bao gồm thuốc trụ sinh (những loại thuốc này có thể có cả hai tác dụng), aspirin, thuốc tuyến giáp trạng và các sản phẩm có chứa magnesium, chẳng hạn như thuốc đề kháng acid.

Sản phẩm bổ sung magnesium luôn có sẵn dưới một số dạng, bao gồm viên nén, viên con nhộng, nước thoa da, muối tắm và dầu.

Khi bổ sung magnesium bằng đường uống, khoáng chất này sẽ được liên kết với các chất khác, cho phép cơ thể hấp thụ và sử dụng chất dinh dưỡng tốt hơn.

ví dụ bao gồm magnesium citrate, magnesium glycinate, magnesium chelate, magnesium chloride và magnesium oxidet. Loại sau cùng không được hấp thụ tốt và có thể gây ra phân lỏng.


thuốc xịt magnesium


Magnesium bôi ngoài da có ở dạng kem chăm sóc da, gel, muối tắm hoặc dầu (tất cả đều ở dạng magnesium chloride) không qua hệ thống tiêu hóa ([điều này] quan trọng đối với bất kỳ ai có thể gặp tác dụng phụ từ magnesium uống) và được hấp thụ trực tiếp vào tế bào.

Nếu bạn không thích uống thuốc, thì magnesium bôi ngoài da là một sự thay thế tuyệt vời.

Các nguồn magnesium tuyệt vời trong khẩu phần ăn uống bao gồm rau xanh, hạt bí đỏ, kefir, trái bơ, đậu đen, chuối, quả sung, chocolate đen, hạnh nhân, atiso và hạt điều.

Deborah Mitchell
Tân Dân biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân