TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Những thách thức của viêm tuyến tiền liệt kinh niên
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Những thách thức của viêm tuyến tiền liệt kinh niên

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Fri Feb 03, 2023 12:14 am    Tiêu đề: Những thách thức của viêm tuyến tiền liệt kinh niên

Những thách thức của viêm tuyến tiền liệt kinh niên


Câu hỏi:

Tôi cảm thấy khó chịu dai dẳng ở vùng chậu và bộ phận sinh dục. Tôi được chẩn đoán bị viêm tuyến tiền liệt kinh niên và đã điều trị một đợt trụ sinh dài ngày nhưng không cải thiện. Tình trạng này có phổ thông ở nam giới hay không? Tôi có thể làm gì để giảm bớt triệu chứng?


Trả lời:


Mặc dù được gọi là viêm tuyến tiền liệt kinh niên, các triệu chứng có thể không liên quan đến tuyến tiền liệt bị viêm. Chính vì vậy, tình trạng này được gọi là hội chứng đau vùng chậu kinh niên. Hội chứng này khá phổ thông ở nam giới.

Hội chứng đau vùng chậu kinh niên (Chronic pelvic pain syndrome viết tắt là CPPS) đặc biệt bởi triệu chứng đau vùng chậu kéo dài ít nhất ba tháng trong khoảng thời gian sáu tháng mà không có tình trạng nhiễm trùng nào khác.



Nguyên nhân chính xác của CPPS thường không xác định và việc điều trị là một thách thức.

Triệu chứng của CPPS có ảnh hưởng sâu sắc đến phẩm chất cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh cảm giác khó chịu, CPPS còn gây rối loạn cương dương và đau khi xuất tinh. Nhiều nam giới cũng phàn nàn về việc đi tiểu thường xuyên, tiểu gấp và cảm giác nóng rát khi tiểu. Lâu dần, CPPS có thể dẫn đến lo lắng và trầm cảm.

Hội chứng đau vùng chậu kinh niên thường khó chẩn đoán. Các vấn đề có thể xuất hiện rồi biến mất. Ví dụ, cảm giác khó chịu có thể đột ngột biến mất, và phải vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau mới xuất hiện trở lại. Khi tái phát, triệu chứng có thể trầm trọng hoặc nhẹ hơn, hoặc kèm thêm các triệu chứng mới.



Hội chứng đau vùng chậu kinh niên chủ yếu là một chẩn đoán loại trừ, nghĩa là được chẩn đoán khi các triệu chứng phù hợp với hội chứng và không có lời giải thích nào khác. Việc đánh giá bắt đầu bằng khám sức khỏe, bao gồm khám trực tràng, và thường có test nước tiểu và máu để tìm dấu hiệu nhiễm trùng, kiểm soát tác dụng thận. Bác sĩ có thể yêu cầu các test bổ sung, như CT scan [chụp cắt lớp vi tính], MRI [chụp cộng hưởng từ] hoặc soi bàng quang (một thủ thuật để quan sát bên trong bàng quang). Nếu đánh giá cho thấy không có vấn đề nào khác, bác sĩ sẽ hướng đến chẩn đoán CPPS.



Không có phương pháp điều trị đặc hiệu [cho CPPS]. Các bác sĩ thường bắt đầu bằng trụ sinh, giống như chương trình của bạn. Dưới đây là các liệu pháp tiềm năng khác cho CPPS nhưng không theo thứ tự:

    • Thuốc chẹn alpha: Thuốc chẹn alpha như tamsulosin (Flomax) có thể giúp giảm căng thẳng cơ ở trong và xung quanh tuyến tiền liệt và đáy bàng quang.

    • Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm không steroid không kê toa hoặc kê toa – chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc naproxen (Aleve) – đôi khi có thể giảm đau.

    • Vật lý trị liệu: Co thắt cơ đáy chậu là một nguyên nhân chưa được công nhận của CPPS. Một nhà trị liệu vật lý có thể giúp làm giãn cơ ở cơ vùng chậu và mô xung quanh.

    • Thay đổi cách ăn uống: Một số nam giới cảm thấy nhẹ nhõm khi tránh dùng một vài loại thực phẩm và thức uống, chẳng hạn như cà phê, hạt tiêu, đồ uống có cồn, trà, ớt và các loại thực phẩm cay khác.

    • Kiểm soát căng thẳng: Áp dụng bất kỳ hình thức giảm căng thẳng nào có thể giúp kiểm soát cảm giác khó chịu cả về thể chất và tinh thần do CPPS. Một số ví dụ bao gồm liệu pháp phản hồi sinh học, thiền định, các bài tập thở và liệu pháp hành vi nhận thức.

Howard LeWine
Thanh Ngọc biên dịch


Howard LeWine, bác sĩ y khoa, là bác sĩ nội khoa tại Bệnh viện Brigham and Women’s ở Boston và là phụ tá giáo sư tại Trường Y Harvard.

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân