TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Ăn chay lâu ngày có dễ bị lão hóa không?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Ăn chay lâu ngày có dễ bị lão hóa không?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Tue Jan 10, 2023 8:57 am    Tiêu đề: Ăn chay lâu ngày có dễ bị lão hóa không?

Ăn chay lâu ngày có dễ bị lão hóa không?

Tôi nhận thấy có rất nhiều người ăn chay nghiêm ngặt, và ở các trường hợp tôi tiếp xúc, những người sống theo nguyên tắc này trong một thời gian dài đã bị sâu răng.


Lượng thức ăn mà mỗi cá nhân tiêu thụ bị cơn đói khống chế, nhưng người ngày nay rõ ràng cho rằng cơn đói chỉ liên quan đến nhu cầu về nhiệt và năng lượng.

Đối với các nhóm dân tộc ở một số khu vực khác nhau, hệ thống cách ăn uống đều dựa trên lối sống tương ứng của họ, với nhiệt độ và năng lượng là nhu cầu của cơ thể.

Có hai phương pháp đơn giản để phân tích so sánh, một là dựa trên nhu cầu của cơ thể, hai là so sánh hàm lượng khoáng chất và vitamin trong thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm thay thế.

Nếu chúng ta tính toán dựa trên một nửa lượng khoáng chất cần thiết của cơ thể (ngay cả khi nhu cầu thực tế lớn hơn nhiều so với mức này), thì nhu cầu thực tế sẽ cao hơn nhiều so với nhu cầu trung bình của mỗi cá nhân.

Những người chưa tiếp xúc với dữ liệu thí nghiệm trao đổi vật chất sẽ khó biết, rằng không có nhiều khoáng chất trong thực phẩm có thể tồn tại trong cơ thể.



Nếu muốn cung cấp một lượng dinh dưỡng bổ sung phù hợp và an toàn cho trẻ em trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, mang thai, cho con bú và ốm đau, chúng ta phải tăng lượng này lên gấp đôi so với nhu cầu của một người lớn bình thường.

Nói cách khác, nếu bạn muốn vượt qua mọi giai đoạn sinh lý quan trọng một cách an toàn, thì lượng chất dinh dưỡng thích hợp phải gấp khoảng bốn lần nhu cầu tối thiểu của một người trưởng thành bình thường.

Thật thú vị, cách ăn kiêng Paleo, có khả năng miễn dịch cao với sâu răng và các bệnh thoái hóa khác, chứa gấp bốn lần lượng dinh dưỡng tối thiểu cần thiết.

Trong khi các sản phẩm thương mại như bột mì trắng, đường, gạo tinh chế, mứt, thực phẩm đóng hộp và dầu thực vật, cũng không đáp ứng nổi những yêu cầu tối thiểu về dinh dưỡng.


Ảnh hưởng của các sản phẩm lúa mì khác nhau đối với chuột. Trái: lúa mì nguyên chất; giữa: bột mì trắng; phải: cám lúa mì trộn với couscous. Biểu đồ này ghi lại nội dung thực tế của từng khoáng chất theo phần trăm miligam. Chỉ có nhóm chuột ăn ngũ cốc nguyên hạt là phát triển bình thường và không bị sâu răng, nhóm chuột ăn bột mì trắng thì bị sâu răng, nhẹ cân, nhiễm trùng da và dễ bị kích thích, không sinh sản được, nhóm thứ ba quá nhỏ. Những con chuột đều ăn cùng một lượng thức ăn. (© Price-Pottenger Nutrition Foundation, www.ppnf.org)


Đây là ba con chuột, ngoại trừ loại bánh mì, chúng đều tiêu thụ cùng một lượng thức ăn.

Con chuột đầu tiên (trái) được cho ăn bột mì nguyên cám mới xay, con chuột ở giữa được cho ăn bột mì trắng và con thứ ba (phải) được cho ăn hỗn hợp cám và bột báng.

Mỗi hàm lượng tro, hàm lượng calcium (được biểu thị ở dạng oxit), hàm lượng phosphorus (được biểu thị ở dạng pentoxide), mức sắt và đồng được liệt kê bên dưới từng con chuột, biểu thị bằng biểu đồ thanh.

Từ lâm sàng có thể thấy, có những khác biệt đáng kể trong sự phát triển thể chất ở những con chuột này.

Mỗi lồng nuôi vài con chuột cùng tuổi, được cho ăn khi được khoảng 23 ngày tuổi và cai sữa. Chuột bên trái được cho ăn chế độ ngũ cốc nguyên hạt và phát triển tốt, chuột trong lồng này có khả năng sinh sản bình thường khi được 3 tháng tuổi.

Những con chuột trong lồng đầu tiên hiền lành, có thể cầm vào tai hoặc đuôi mà không có nguy cơ bị cắn.

Con chuột trong lồng giữa ăn bột mì trắng, kích thước nhỏ hơn, lông rụng từng mảng lớn, tính tình gắt gỏng, hễ nhìn kỹ thì lộ ra vẻ hung dữ như chực nhảy ra ngoài. Những con chuột này có lỗ sâu răng và bị vô sinh.

Những con chuột ở lồng tiếp theo được cho ăn hỗn hợp cám lúa mì và couscous (bên phải ảnh) không bị sâu răng, nhưng nhỏ và kém hoạt động hơn nhiều.

Bột mì và couscous mà chuột tiêu thụ trong lồng thứ hai và thứ ba được mua từ các nhà máy bột mì chứ không phải bột mới xay. Lúa mì cho nhóm đầu tiên đến từ một nhà máy thủ công và được xay tươi từ ngũ cốc nguyên hạt.

Điều thú vị là những con chuột ở nhóm cuối cùng không trưởng thành bình thường như nhóm đầu tiên, mặc dù thức ăn ở nhóm cuối cùng được tăng cường nhiều tro, calcium, phosphorus, sắt và đồng.

Có lẽ phần lớn điều này là do các nguyên liệu không được xay mới, vì mầm ngũ cốc bị oxy hóa đã ngăn cản chuột nhận được hàm lượng vitamin bình thường từ nó.

Một lần nữa, những con chuột trong nhóm này cũng không sinh sản, rất có thể là do thiếu vitamin B và E do quá trình oxy hóa mầm hoặc dầu mầm.



Rau chứa rất ít vitamin D

Có một quan niệm sai lầm rằng cơ thể có thể nhận đủ vitamin D từ thực phẩm trồng trọt hoặc ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên thực tế không hẳn như vậy. Lý do là bởi vitamin D2, hoặc một thứ có tên tương tự, được sản xuất bằng cách cho ergosterol tiếp xúc với tia cực tím, cung cấp tất cả chất dinh dưỡng của vitamin D.

Như tôi đã nhấn mạnh, có ít nhất 8 thành phần và 12 thành phần riêng lẻ của vitamin D đã được xác định rõ ràng.

Coffin gần đây đã công bố một báo cáo về việc thiếu vitamin D trong cách ăn uống hàng ngày của chúng ta.



Lập danh sách các loại thực phẩm thông dụng và tiêu biểu, đồng thời kiểm soát cẩn thận từng loại thực phẩm để biết hàm lượng vitamin D bằng các kỹ thuật đã được công nhận.

Lòng đỏ trứng, kem, mỡ bơ, gan và cá chứa rất ít, lượng vitamin D trong thực phẩm nói chung không đáng nói.

Cần lưu ý rằng con người không thể tổng hợp đủ lượng vitamin D một cách nhanh chóng mà phải được cung cấp từ thực phẩm động vật.

Tôi chưa tìm thấy người nguyên thủy nào có thể hoàn toàn dựa vào thực phẩm thực vật để duy trì cơ thể khỏe mạnh.

Tôi nhận thấy có rất nhiều người ăn chay nghiêm ngặt, và ở các trường hợp tôi tiếp xúc, những người sống theo nguyên tắc này trong một thời gian dài đã có biểu lộ bị sâu răng.

Ngoài ra, họ cũng có dấu hiệu thoái hóa về thể chất, mức độ biến dạng răng ở thế hệ mới cao hơn nhiều so với dân tộc nguyên thủy, vốn không bị ảnh hưởng.


Tranh cuộc gặp gỡ đầu tiên của Jacques Cartier với người da đỏ Canada tại Hochelaga (nay là Montreal) vào năm 1535


Thực phẩm ngày nay khiến cơ thể thoái hóa nhanh chóng

Liên quan đến việc tăng cường dinh dưỡng bằng thực phẩm bảo vệ, nhiều ví dụ có thể được sử dụng để cho thấy sự khôn ngoan đặc biệt của các dân tộc nguyên thủy.

Chúng ta khó hiểu tại sao hầu hết các dân tộc nguyên thủy đều không muốn tiết lộ bí mật của mình, đối với họ, điều này gần tương đương với bí mật quân sự ngày nay.

Người da đỏ Yukon đã biết cách chữa bệnh còi xương từ rất xa xưa, và kinh nghiệm tích lũy lâu đời đã cho họ kiến ​​thức về cách chữa trị căn bệnh này. Ông W.N. Kemp ở Vancouver (Canada) đã đưa ra một mô tả thú vị:

“Việc điều trị bệnh còi xương thành công sớm nhất được ghi nhận xảy ra ở Canada vào năm 1535, khi Jacques Cartier được một người bạn thổ dân Indian khuyên dùng những ‘chồi’ xanh và mọng nước của cây vân sam để nấu súp và điều trị cho những bệnh nhân ốm yếu vì còi xương, kết quả đem lại khá tốt.

Nhưng kết quả này dường như không được đánh giá cao ở châu Âu, bởi vì bệnh còi xương vẫn tiếp tục là bệnh lưu hành ở lục địa này.

Kể từ đó, không biết bao nhiêu thủy thủ và dân cư da trắng của vùng đất đã chết vì căn bệnh nói trên. Một người thợ mỏ da trắng đã chết vì bệnh còi xương, bên cạnh anh ta là thực phẩm hộp của người da trắng”.

Bất kỳ đàn ông hay phụ nữ thổ dân da đỏ Indian nào, trai hay gái, đều có thể cho anh ta biết cách tự cứu mạng mình bằng bộ phận trên cơ thể động vật hoặc chồi cây.


Một đĩa đồ ăn mắt cá ngừ tại Nhật bản


Ngày nay, khoa học hiện đại biết rằng trên nhiều loài động vật, một trong những nguồn vitamin A phong phú nhất là mô phía sau mắt - kể cả võng mạc của nhãn cầu.

Trong Chương 18, tôi trích dẫn nghiên cứu của Wald về các mô giàu vitamin A, trong đó ông nói rằng chất chiết xuất từ ​​các mô nhãn cầu (võng mạc, biểu mô sắc tố võng mạc và hắc mạc) cho thấy các dải hấp thụ vitamin A điển hình, có thể điều trị hiệu quả tình trạng thiếu vitamin A ở chuột.

Ông cũng chỉ ra rằng nồng độ vitamin A không đổi ở nhiều loài động vật có vú.

Tôi vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng các dân tộc nguyên thủy trên khắp thế giới biết rằng nhãn cầu là nguồn dinh dưỡng vô giá trong cách ăn uống của họ.

Ngay cả những người dân đảo Fiji từng ăn thịt người và vua của quần đảo Fiji cũng đã cẩn thận nói với tôi cách sử dụng nhãn cầu như một món ăn phụ.

Trong thời gian sống với những thổ dân ở Quần đảo phía Bắc Australia, tôi đã học được cách thưởng thức món súp đầu cá ngon tuyệt được nấu từ một loại mô đặc biệt: cá được làm sạch và mổ đầu, chừa con mắt bên trong.

Toàn bộ cuốn sách có thể được dành để thảo luận về kiến ​​thức dinh dưỡng của các dân tộc nguyên thủy khác nhau, và thật đáng tiếc là phần lớn trí tuệ này đã bị thất lạc vì nó không được những người da trắng coi trọng.

Bảo Vy biên dịch
(Theo Epoch Times)


Bài viết này được trích từ: “Sự thật về cách ăn kiêng gây shock nhất trong lịch sử: Ăn đúng loại thực phẩm và cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh! Bằng chứng rõ ràng nhất về 20 năm nghiên cứu khắp năm châu”, do Persimmon Culture cung cấp.

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân