TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Chè đậu đỏ có tác dụng giảm huyết áp và tiêu phù thũng
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Chè đậu đỏ có tác dụng giảm huyết áp và tiêu phù thũng

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9640

Bài gửiGửi: Tue Dec 20, 2022 5:10 am    Tiêu đề: Chè đậu đỏ có tác dụng giảm huyết áp và tiêu phù thũng

Chè đậu đỏ có tác dụng giảm huyết áp và tiêu phù thũng


Chè đậu đỏ là một món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe và phù hợp với mọi lứa tuổi. Đậu đỏ là một thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, có thể nấu cùng một số nguyên liệu thành chè đậu đỏ để đạt hiệu quả dưỡng sinh cao hơn.


Nước đậu đỏ có thể tiêu trừ phù thũng, nhưng dùng xích tiểu đậu hiệu quả còn tốt hơn.


Đậu đỏ giúp giảm huyết áp, tiêu phù thũng và kiểm soát lượng đường trong máu

Đậu đỏ có thể được nấu thành chè đậu đỏ hoặc làm nhân bánh ngọt, là một nguyên liệu rất gần gũi với mọi người. Mặc dù đậu đỏ thường được dùng làm nguyên liệu cho món ăn nhẹ, nhưng nó vốn thuộc loại ngũ cốc thân rễ và có thể được dùng như lương thực chính.

Bác sĩ Lại Uyển Úc (Lai Wanyu) cho biết ngoài tinh bột, đậu đỏ còn rất giàu protein, chất xơ, vitamin B, cùng các nguyên tố micronutrients như potassium, magnesium, calci, sắt và kẽm.

Nấu đậu đỏ với gạo tẻ thành cơm đậu đỏ sẽ là một món chính thích hợp cho những người muốn giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu, bởi vì chất xơ của cơm đậu đỏ cao hơn gạo, thuộc về món ăn có GI (giá trị lượng đường trong máu) thấp, làm tăng khá chậm lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Đậu đỏ chứa nhiều potassium có tác dụng ổn định huyết áp, giúp hạ huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim mạch. Vitamin B có thể cải thiện sức mạnh thể chất, kẽm trợ giúp tăng trưởng và phát triển, còn sắt có tác dụng bổ máu.



Mọi người thường nghe nói, uống nước đậu đỏ có thể tiêu trừ phù thũng. Bác sĩ Lại Uyển Úc cho biết, theo quan điểm của Đông y, đậu đỏ là thực phẩm có tác dụng lợi tiểu, đào thải nước, nhưng hiệu quả vẫn kém hơn xích tiểu đậu. Đậu đỏ (hồng đậu) và đậu đỏ nhỏ (xích tiểu đậu) trông rất giống nhau nên thường bị lầm lẫn. Xích tiểu đậu thường được sử dụng trong Đông y, có tác dụng thoát nước, tiêu thũng và điều trị bệnh tiểu đường. Đậu đỏ có tính bình, là thực phẩm rất an toàn cho người bình thường, nhưng về tác dụng chữa bệnh thì không quá tốt.

Ngoài ra, một số người khi tiêu thụ đậu đỏ cần chú ý:

    • Người có dạ dày kém: Chất xơ trong đậu đỏ có chứa oligosaccharid, nếu tác dụng tiêu hóa của dạ dày không tốt sẽ dễ bị đầy hơi hoặc mắc hội chứng ruột kích thích. Những người thuộc thể trạng này không thích hợp ăn nhiều đậu đỏ.

    • Người bệnh thận: Đậu đỏ rất giàu potassium và protein, người bệnh thận nên ăn ít, nhất là những người có tác dụng thận kém.


Những nguyên liệu hợp với chè đậu đỏ

Thêm táo tàu đỏ vào chè đậu đỏ có thể làm tăng thêm vị ngọt tự nhiên.


So với các món ăn nhẹ như bánh ngọt, bánh rán, bánh quy v.v. chè đậu đỏ là một món chế biến đơn giản mà lại khá tốt cho sức khỏe. Nhưng chè đậu đỏ sẽ phải thêm đường, ở một mức độ nào đó sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ thể, vậy ăn chè đậu đỏ như thế nào mới tốt? Bác sĩ Lại Uyển Úc nói rằng không thêm đường là tốt nhất cho sức khỏe, nhưng sẽ không ngon miệng, vì vậy có thể thêm các nguyên liệu vừa ngọt vừa tăng cường hiệu quả điều trị như dưới đây:

    • Táo tàu đỏ: Táo tàu đỏ có vị ngọt, có thể dưỡng huyết, bổ tỳ vị.

    • Lá cỏ ngọt: Tương tự như chất thay thế đường, có độ ngọt cao, nhưng sẽ không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

    • Long nhãn và gừng: Trong thời tiết lạnh, hoặc người có đặc điểm lạnh, có thể bổ sung long nhãn và gừng, không chỉ giúp làm ấm cơ thể mà còn tăng thêm vị ngọt.

    • Ý dĩ: Nếu muốn tăng cường tác dụng lợi tiểu, có thể thêm hạt Ý dĩ, nấu thành nước hoặc chè Ý dĩ đậu đỏ.

Đậu đỏ vốn không ngọt nên ngoài việc nấu thành món ngọt ra còn có thể chế biến thành một món ăn mặn.

Bác sĩ Lại Uyển Úc giới thiệu rằng đậu đỏ và Kê nấu thành cháo cũng rất ngon, phù hợp cho trẻ ăn dặm. Đậu đỏ và cá lóc nấu thành canh thậm chí còn có tác dụng chữa bệnh. Tôn Tư Mạc, một lương y thời cổ xưa, đã từng sử dụng phương thuốc này để chữa bệnh phù thũng. Hàm lượng đạm trong cá lóc rất cao, nếu tình trạng phù nề sau sinh của phụ nữ không được cải thiện, cũng có thể ăn canh cá lóc đậu đỏ để tiêu phù nề và bổ sung chất đạm.

Nếu lấy nguyên liệu có dược tính mạnh hơn là xích tiểu đậu nấu chung với cá lóc thì còn có tác dụng chữa bệnh xơ gan cổ trướng. Cơ thể của những bệnh nhân như vậy không thể sản xuất ra chất đạm nên sẽ tích tụ nước trong cơ thể, dùng canh xích tiểu đậu và cá lóc có thể bổ sung chất đạm, lợi tiểu, loại bỏ cổ trướng.


Ba cách nấu chè đậu đỏ

Nấu đậu đỏ cho đến khi chín mềm rồi mới cho đường để tránh bị nát.


Vì mùa đông là mùa đậu đỏ, nên Cục Quản lý Nông nghiệp và Thực phẩm Đài Loan đã giới thiệu ba cách dễ dàng để nấu chè đậu đỏ cho dân chúng lựa chọn:

    • Nấu bằng nồi: phân lượng rõ ràng

      Tỷ lệ đậu đỏ và nước là 1:6. Nấu trên lửa lớn trong 30 phút, sau khi sôi chuyển sang lửa nhỏ nấu trong 50 phút, rồi thêm đường là có thể dùng.

    • Nấu bằng nồi điện: hương vị thanh mát

      Tỉ lệ đậu đỏ và nước là 1:4, đặt ở chế độ hấp chín. Sau khi hấp trong 40 phút, mở nắp và thêm đường, rồi đặt ở chế độ giữ ấm và hầm thêm 15 phút nữa là được.

    • Nấu bằng nồi điện: đậu đỏ mềm mịn

      Tỷ lệ đậu đỏ, nước ở trong nồi và nước ở ngoài nồi là 1:4:2, để chế độ nấu. Sau khi công tắc nhảy lên thì hầm trong 30 phút, cho thêm 2 ly nước vào nồi, chờ công tắc nhảy lên thì lại hầm tiếp 20 phút, cuối cùng thêm đường là có thể dùng.

Nấu chè đậu đỏ hoàn hảo không khó chút nào, lưu ý hai phương pháp sau:

    • Ngâm đậu đỏ qua đêm, hoặc thêm nước và để ngăn đá hơn 3 tiếng.

    • Nấu đậu đỏ đến khi chín mềm rồi mới cho đường vào để tránh đậu đỏ bị nát. Vì đường mía có tính hút ẩm cao, nó sẽ tranh nước với tinh bột và ngăn cản quá trình hồ hóa tinh bột.

Tô Quán Mễ, Lý Thanh Phong
Xuân Hoàng biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân