TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Vài điều cần biết về Máy trợ thính sắp được bán không cần toa bác sĩ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Vài điều cần biết về Máy trợ thính sắp được bán không cần toa bác sĩ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Tue Oct 18, 2022 7:42 am    Tiêu đề: Vài điều cần biết về Máy trợ thính sắp được bán không cần toa bác sĩ

Vài điều cần biết về Máy trợ thính
sắp được bán không cần toa bác sĩ


Cơ quan FDA đang chuẩn bị biện pháp để có thể giúp cho người dân Mỹ dễ dàng mua máy trợ thính tại tiệm hơn, và có thể có giá rẻ hơn, vào mùa Thu này. Người muốn có máy trợ thính sẽ không cần phải qua cuộc khám nghiệm của bác sĩ chuyên khoa như hiện nay.

Theo cơ quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Mỹ (FDA), chỉ chừng 1/5 người dân Mỹ bị “lãng tai” có được sự trợ giúp cần thiết.



Theo báo New York Times hôm Thứ Hai, 17 Tháng Mười, “có tới 30 triệu người dân Mỹ không nghe được rõ ràng điều người chung quanh nói với họ, nhưng chỉ ít người trong số này là có khả năng tài chánh để chi trả cho các cuộc khám nghiệm tại văn phòng bác sĩ và có được toa mua máy trợ thính, trong khi đó đa số các công ty bảo hiểm không trả cho các chi phí này.”

Joe Biden nói rằng: “Ngay từ giữa Tháng Mười, người dân Mỹ có thể mua được máy trợ thính tại các tiệm thuốc và các cửa hàng khác trên cả nước, với giá phải chăng.”

Dưới đây là những điều bạn cần biết về biện pháp mới này của FDA.



Làm sao để biết là bạn cần có máy trợ thính mua tại quầy không cần toa bác sĩ?

Quy định mới của FDA áp dụng cho người lớn từ 18 tuổi trở lên với khả năng thính giác sút giảm từ mức nhẹ đến trung bình. Đây là những người gặp khó khăn khi nghe điện thoại hoặc trong đám đông. Đây cũng là những người thường xuyên phải tăng độ lớn của loa phát thanh trên máy điện toán của họ hoặc máy truyền hình. Họ có thể khó phân biệt các giọng nói khi có mấy người nói cùng lúc, hoặc người này ngay sau người kia, và cũng cố gắng lắm mới hiểu được lời nói của người đeo mặt nạ.

Bác Sĩ William Shapiro, giám đốc về thính học (audiology) tại khoa tai mũi họng (otolaryngology) ở bệnh viện N.Y.U Langone Health, nói rằng “Các bệnh nhân thường than phiền rằng người chung quanh chỉ nói ‘lầm bầm’ chứ không chịu nói rõ ràng cho họ hiểu.”

Người thuộc giới có vấn đề thính giác nhưng chưa đến nỗi quá trầm trọng này cũng thường cảm thấy họ nghe không rõ một số chữ trong cuộc nói chuyện và thường yêu cầu người khác lập lại điều vừa nói.



Một điều ai cũng phải công nhận là tuổi tác càng cao thì càng dễ có vấn đề với thính giác. Theo Viện Quốc Gia về Bệnh Điếc và Các Vấn Đề Giao Tiếp, thì khoảng 1/3 trong số những người Mỹ trong độ tuổi từ 65 tới 74 bị mất một số khả năng thính giác, và gần 1/2 những người hơn 75 tuổi gặp khó khăn về nghe.

Nhưng bà Julie Honaker, một chuyên viên về thính học ở Cleveland Clinic, nói rằng “việc sút giảm thính lực nghe có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào và ở bất cứ mức độ nào.”

Và do não bộ của chúng ta tìm cách thích ứng với việc mất khả năng nghe này, tình trạng “lãng tai” có thể diễn ra từ từ và âm thầm, khiến chính cá nhân có thể không nhận ra.

Bác Sĩ Frank Lin, giám đốc Cochlear Center for Hearing and Public Health tại the Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health, nói rằng: “Nhận xét thường thấy là ‘bạn có thể không biết mình điếc, nhưng mọi người chung quanh bạn đều biết.’”

Những người bị sút giảm thính lực trầm trọng có thể phải cần gặp bác sĩ chuyên khoa để có toa hay có các biện pháp điều trị khác. Đây là những người không nghe được ngay cả khi ở trong môi trường tĩnh lặng, và không nghe rõ các tiếng động ồn ào như tiếng máy xe hoặc máy móc dùng trong xây cất.

Nếu bạn gặp những triệu chứng này, hay bị chứng ù tai (ringing), mất thính lực một bên tai, bất ngờ không còn nghe được, bị đau tai, dung dịch từ trong tai rỉ ra, bạn nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa, thay vì ra tiệm mua máy trợ thính.



Các máy trợ thính khác biệt ra sao?

Quy định mới của FDA áp dụng cho một số loại máy trợ thính truyền qua không khí (air-conduction) có thể đeo sau tai hoặc để trong tai. FDA đưa thêm một số tiêu chuẩn cho các máy trợ thính bán ở quầy hàng không cần toa bác sĩ, gồm cả việc phải có nút điều chỉnh âm thanh lớn nhỏ và giảm mức độ lớn tối đa của âm thanh để tránh trường hợp người đeo vô tình vặn quá lớn.

Người bị tình trạng điếc tai trầm trọng có thể được bác sĩ đề nghị các máy trợ thính dẫn truyền qua xương hay qua ốc tai, vốn cần phải được giải phẫu.



Chi phí máy trợ thính như thế nào?

Bà Barbara Kelley, giám đốc điều hành hiệp hội Hearing Loss Association of America, nói rằng các máy trợ thính hiện rất đắt tiền. Một bộ máy trợ thính cho cả hai tai có thể lên tới $5,000 hoặc hơn nữa.

Tuy nhiên, quyết định của FDA có thể khiến kỹ nghệ bán máy trợ thính hạ giá, theo các chuyên viên. Và luật mới cũng cho phép bệnh nhân mua máy trợ thính mà không cần phải qua các cuộc thí nghiệm, vốn là chi phí mà các công ty bảo hiểm thường không trả.

Các giới chức chính phủ liên bang ước tính rằng quy định mới sẽ giúp người dân tiết kiệm được gần $3,000 cho một bộ hai chiếc máy trợ thính.



Cảm giác khi đeo máy trợ thính ra sao?

Bác Sĩ Honaker nói rằng máy trợ thính ngày nay thường rất nhẹ. Bà cho biết một số bệnh nhân có khi quên rằng mình đang đeo máy và cứ thế vào phòng tắm.

Bà nói rằng: “Điều này cũng giống như khi bạn đeo kính. Sau một thời gian, bạn không còn nhớ là mình đang đeo kính nữa.”

Bà Kelley, thuộc Hearing Loss Association of America, nói rằng các máy trợ thính bán tại quầy hàng không phải là loại thích hợp cho tất cả mọi người và trong mọi trường hợp. Các máy này thay đổi tùy theo hãng sản xuất và các bệnh nhân có thể thảo luận với bác sĩ nếu mua phải một máy trợ thính mà không cảm thấy hài lòng.



Khi nào bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa về thính giác?

Theo Bác Sĩ Lin, tuy bạn có thể mua máy trợ thính mà không cần phải gặp bác sĩ, điều đó không có nghĩa là bạn chấm dứt việc có chuyên viên theo dõi thính lực của mình. Ông nói rằng nếu bạn mua máy trợ thính mà vẫn không nghe được thì hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để được thí nghiệm.

Bà Kelley khuyên: “Chớ thất vọng. Giảm thính lực có thể là do nhiều yếu tố khác nhau. Và điều này có thể dẫn tới các vấn đề khác như sút giảm trí tuệ, té ngã hay trầm cảm. Điều quan trọng là bạn phải cố gắng.”

V.Giang

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân