TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Nấc cụt: Nguyên nhân và cách chữa
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Nấc cụt: Nguyên nhân và cách chữa

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9640

Bài gửiGửi: Mon May 23, 2022 8:10 am    Tiêu đề: Nấc cụt: Nguyên nhân và cách chữa

Nấc cụt: Nguyên nhân và cách chữa

Nấc cụt hẳn là một điều mà ai cũng gặp phải và chúng khá “khó chịu”. Những cơn nấc cụt hầu như không có ảnh hưởng gì lớn đến sức khỏe, và có nhiều cách để giải quyết chúng. (Shutterstock)


Nấc cụt hẳn là một điều mà ai cũng gặp phải và chúng khá “khó chịu”. Những cơn nấc cụt hầu như không có ảnh hưởng gì lớn đến sức khỏe, và có nhiều cách để giải quyết chúng.

Nấc cụt là hiện tượng rất phổ thông và bình thường, thường xảy ra trong thời gian ngắn. Một cơn nấc thường kéo dài từ 5-10 phút. Tuy nhiên, nếu cơn nấc kéo dài quá lâu, chẳng hạn như hơn một ngày, thì đây có thể là dấu hiệu báo động một số bệnh.

Theo chuyên viên, nguyên nhân phổ thông nhất là do ăn quá nhanh hoặc quá nhiều, tiêu thụ các thực phẩm chứa khí (đồ uống có ga), gây trào dịch dạ dày (bia rượu, thuốc lá) khiến dạ dày phình to và phần trên của dạ dày chạm vào cơ hoành, làm cơ hoành co thắt đột ngột và gây ra hiện tượng nấc cụt. Đôi khi dây thần kinh phrenic (thần kinh cơ hoành) gửi các tín hiệu bất thường cũng có thể khiến cơ hoành co thắt.



Nếu một người bị nấc trong nhiều ngày liên tiếp, nhưng tất cả các cơn đều kết thúc trong vòng hai giờ, thì thường không có vấn đề gì nghiêm trọng. Nhưng nếu chúng tiếp tục kéo dài đến tận 48 giờ, kéo dài đến nửa đêm và ảnh hưởng đến giấc ngủ, đó có thể là triệu chứng của một số bệnh.

    • Ung thư gan và túi mật: Các khối u ác tính của gan hoặc túi mật có thể phát triển và đẩy lên cơ hoành, gây co thắt và từ đó dẫn đến nấc cụt.

    • Bệnh dạ dày: Các khối u ác tính của ung thư dạ dày có thể đẩy lên cơ hoành, loét dạ dày có thể ảnh hưởng đến nhu động của dạ dày và thời gian để làm rỗng dạ dày. Nếu một người ăn quá nhanh và/hoặc tiêu thụ thức ăn khó tiêu, dạ dày sẽ to ra và có thể đẩy lên cơ hoành.

    • Đột quỵ: Nếu cơn đột quỵ diễn ra ở vùng óc điều khiển thần kinh cơ hoành, nó có thể gây ra những cơn nấc cụt bất thường.

Các triệu chứng đi kèm với nấc cụt bao gồm:

    • Đau bụng bất thường và vàng da;

    • Trào ngược acid nghiêm trọng và đau bụng trên;

    • Các triệu chứng giống như đột quỵ, chẳng hạn như yếu một bên tay chân.


Các phương pháp để loại bỏ cơn nấc cụt


Nấc cụt không phải là tình trạng nguy hiểm, nhưng mang lại cảm giác khó chịu. Có nhiều cách loại bỏ chúng bằng các phương pháp đơn giản, có sẵn ngay tại nhà.



1. Uống nước

Uống chậm và nhiều ngụm nhỏ để làm dịu dạ dày và ruột. Bạn có thể uống nước lạnh hoặc nước ở nhiệt độ phòng.


Ở tư thế ngồi xổm, vòng tay qua đầu gối để ép chặt vào khoang ngực nhằm giảm co thắt cơ hoành.


2. Ngồi xổm khi ép ngực

Ở tư thế ngồi xổm, vòng tay qua đầu gối để ép chặt vào khoang ngực nhằm giảm co thắt cơ hoành. Thực hiện từ 5-10 phút mỗi lần và xem mức độ cải thiện. Bài tập này có thể được tập nhiều lần.



3. Thở sâu

Hít thở sâu có thể kéo căng cơ hoành và cải thiện cơ hoành đang bị thắt chặt.



4. Bịt hai tai

Bịt tai có thể kích thích dây thần kinh phế vị, tạo cung phản xạ mới. Điều này có thể dừng cơn nấc. Bịt tai trong vòng 5 phút, xoa tay đều, nhẹ và nhịp nhàng, tránh ấn mạnh tay.



5. Sợ hãi

Sợ hãi là một hiệu quả giả dược hiệu quả trong việc chữa nấc. Cách này được nhiều người áp dụng, bằng cách khiến cho người nấc bị phân tâm thông qua một việc gì đó khiến họ hoảng sợ.


6. Xoa bóp huyệt

Huyệt Trung quản (Zhongwan point): cách bốn thốn (một thốn khoảng 2.3cm) phía trên rốn.


Theo Đông y, xoa bóp huyệt Trung quản, huyệt Túc tam lý và huyệt Tam âm giao có thể làm giảm cơn nấc cụt liên tục.

Huyệt Trung quản (Zhongwan point): cách bốn thốn (một thốn khoảng 2.3cm) phía trên rốn. Là huyệt thường dùng để chữa các bệnh về tỳ vị, dạ dày, có công dụng cải thiện tình trạng nấc cụt, chán ăn, viêm dạ dày, loét dạ dày.


Huyệt Túc tam lý (Zusanli point): nằm ở vùng trước đầu gối.


Huyệt Túc tam lý (Zusanli point): nằm ở vùng trước đầu gối. Tác dụng chính của huyệt Túc tam lý là điều hòa lá lách và dạ dày. Bấm huyệt Túc tam lý có thể giúp tăng nhu động ruột và giảm chèn ép cơ hoành.


Huyệt Tam âm giao (Sanyinjiao point): trên mắt cá chân 4 đường ngón tay, phía sau rìa sau của xương chày.


Huyệt Tam âm giao (Sanyinjiao point): trên mắt cá chân 4 đường ngón tay, phía sau rìa sau của xương chày. Huyệt Tam âm giao có thể giúp tiêu hóa và ngăn chặn chứng nấc cụt bằng cách cho phép khí ứ đọng chảy qua ruột.



Tất cả những phương pháp này đều có thể giúp hết nấc cụt nhanh chóng. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, cần đi khám để biết nấc cụt có phải do bệnh lý khác gây ra hay không.

Quang Minh

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân