TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Những lưu ý và nguyên tắc khi dùng thuốc ngủ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Những lưu ý và nguyên tắc khi dùng thuốc ngủ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9640

Bài gửiGửi: Wed Apr 06, 2022 11:29 pm    Tiêu đề: Những lưu ý và nguyên tắc khi dùng thuốc ngủ

Những lưu ý và nguyên tắc khi dùng thuốc ngủ


Nhiều người dùng thuốc ngủ khi cảm thấy khó vào giấc vào ban đêm. Nhưng liệu tình trạng mất ngủ như thế nào thì mới nên dùng chúng? Ngoài đó ra, việc dùng thuốc ngủ có những lưu ý gì không? Bài viết này sẽ giúp giải đáp chi tiết.

Một ngày 24 tiếng, nhưng giấc ngủ chiếm 1/3 tổng số lượng thời gian sống của con người. Điều đó cho thấy sự quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe.

Ngủ không ngon giấc không chỉ ảnh hưởng đến trí nhớ, tâm trạng, phẩm chất công việc mà còn gây tác hại ngắn hạn hoặc thậm chí lâu dài đối với thể chất.

Khi bị mất ngủ, một số người chọn cách uống thuốc để nhanh chóng vào giấc hơn. Tuy nhiên, thuốc ngủ không phải là thứ mà bạn có thể tùy tiện dùng. Vì vậy, bạn hãy đọc kỹ những điều dưới đây trước khi sử dụng.



Mất ngủ kéo dài bao lâu thì mới uống thuốc?

Để điều trị chứng mất ngủ thường có hai cách, bao gồm cố vấn tâm lý và điều trị bằng thuốc.

Đối với chứng mất ngủ cấp tính do các sự kiện căng thẳng tâm lý hoặc do thay đổi môi trường gây ra, sự can thiệp bằng thuốc là không cần thiết.

Thay vào đó, bạn nên áp dụng liệu pháp tâm lý, ghi lại nhật ký giấc ngủ và các phương pháp khác để có thể kiểm soát, ngăn ngừa kịp thời, nhằm ngăn không để bệnh chuyển thành chứng mất ngủ kinh niên.

Đối với chứng mất ngủ kinh niên, đặc biệt là mất ngủ kinh niên kèm theo các triệu chứng trầm cảm, lo âu, các bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng bệnh để điều trị bằng thuốc phù hợp, nhưng tốt nhất là bạn nên kết hợp với điều trị cố vấn tâm lý.



Có những loại thuốc ngủ nào?

Các loại thuốc hiện được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ chủ yếu bao gồm các loại sau:

    • Benzodiazepines: Xuất hiện vào đầu những năm 1960. Các hoạt chất thuốc thường dùng là diazepam, bromazepam, clonazepam với một số tên thương mại thông dụng như Seduxen, Valium, Lexomil, Rivotril...

      Các loại thuốc này có tác dụng an thần, giãn bắp thịt và chống co giật, dùng nhiều lâu dài có thể dẫn đến phụ thuộc hoặc gây nghiện.

    • Thuốc ngủ non-benzodiazepines (Z-drugs): xuất hiện vào những năm 1980, chủ yếu bao gồm zolpidem (Stilnox, Ambien), zopiclone, zaleplon (Sonata), v.v.

      Các loại thuốc này chỉ có tác dụng gây mê chứ không có tác dụng an thần, giãn bắp thịt hay chống co giật. Đây là loại thuốc được ưa dùng trong rối loạn giấc ngủ nhờ tác dụng gây ngủ êm dịu, ít khi xảy ra nhờn thuốc và hội chứng cai khi ngừng thuốc.

    • Barbiturate: là các thuốc phenobarbital (Gardenal), pentobarbital (Nembutal).

      Những loại thuốc này cũng có thể được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ do tác dụng an thần của chúng, đặc biệt khi mất ngủ kèm theo trầm cảm và lo lắng. Nhưng hiện nay chúng ít được dùng do có nhiều tác dụng không mong muốn.

      Tuy nhiên trong y tế, người ta vẫn dùng chúng với mục đích chống co giật hoặc gây mê.



Làm sao để tránh nghiện thuốc ngủ?

Chỉ có một mức độ phụ thuộc nhất định khi dùng lượng lớn thuốc benzodiazepin trong thời gian dài. Về vấn đề này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra một số nguyên tắc trong việc sử dụng thuốc ngủ như sau:

  • Tốt nhất không nên uống bất kỳ loại thuốc ngủ nào quá 4 tuần;

  • Nếu các triệu chứng không cải thiện, thì bạn có thể chuyển sang dùng loại thuốc ngủ khác;

  • Sử dụng càng ít hoặc không sử dụng nhóm thuốc benzodiazepins là tốt nhất, nhằm tránh bị lệ thuộc hoặc nghiện thuốc;

  • Sau khi uống thuốc, bạn có thể bị chóng mặt, hoa mắt, đi đứng không vững... Nhưng bạn không cần quá lo lắng về điều này. Nói chung, tình trạng này sẽ biến mất sau hai hoặc ba ngày ngừng uống, không có ảnh hưởng lâu dài đến óc.



Khi uống thuốc ngủ cần chú ý những gì?

    1. Uống thuốc ngủ nên uống đều đặn và có hệ thống theo lời khuyên của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc thay đổi hay ngưng thuốc... cũng cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn.

    2. Hiện nay không ít người vẫn còn sử dụng các thuốc benzodiazepins. Để tránh bị phụ thuộc hoặc nghiện thuốc, bạn nên chuyển sang thuốc non-benzodiazepines càng sớm càng tốt.

    3. Người cao niên nên thận trọng dùng các thuốc an thần, gây ngủ nhóm benzodiazepins. Vì các thuốc này còn có tác dụng giãn bắp thịt, có thể khiến người già đi lại không vững và bị ngã. Các thuốc non-benzodiazepines phù hợp hơn cho bệnh nhân lớn tuổi.

    4. Cần lưu ý về tác dụng phụ của thuốc, nhất là đối với những người làm việc trên cao, lái xe... và tránh những nguy cơ về an toàn có thể xảy ra do tác dụng phụ.

Hoàng Tuấn

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân