TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Chí Liên Tịnh Uyển và Nam Liên Viên Trì
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Chí Liên Tịnh Uyển và Nam Liên Viên Trì

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Du Lịch
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9640

Bài gửiGửi: Wed Jan 05, 2022 12:36 am    Tiêu đề: Chí Liên Tịnh Uyển và Nam Liên Viên Trì

Chí Liên Tịnh Uyển và Nam Liên Viên Trì

Thiên Vương Điện áp dụng bố cục kiến ​​trúc thời Đường, với một điện trung tâm được cân bằng bởi tháp trống và tháp chuông ở hai bên. Hai gian hai bên vươn ra phía trước như thể dang rộng vòng tay chào đón du khách. (sharppy/Shutterstock)


Được xây dựng tại Hồng Kông năm 1998, Chí Liên Tịnh Uyển và Nam Liên Viên Trì là những kiến trúc đặc sắc biểu đạt văn hóa Trung Hoa cổ xưa, thiên địa giao hòa. Những ngôi đền thời Đại Đường với cửa chính nhìn ra khoảng sân rộng, như bồng bềnh trên mặt hồ sen và là cánh cổng dẫn lối vào thiên quốc. Những gian nhà nhỏ nổi lên giữa mặt hồ trong vườn thượng uyển khơi dậy cảm xúc ngạc nhiên lẫn thích thú cho du khách.


Chí Liên Tịnh Uyển: Phần mái lớn vươn ra và Đấu Củng (1) là những đặc điểm chính của kiến trúc truyền thống Trung Hoa. Các mái che vươn ra còn giúp bảo vệ cấu tạo chính bằng gỗ khỏi các yếu tố tác động, giúp bảo vệ tòa nhà. Hình dạng mái vươn ra phía ngoài tạo nên sự bay bổng và nhiều biểu cảm. (Hình: Richard Mortel/CC BY-SA 2.0)


Xuyên qua Chính Môn cũng là đi từ bờ bên này sang bờ bên kia. Một khung cảnh tuyệt đẹp xuất hiện: sân trong được trang hoàng với cây bonsai và Hồ Sen ở tiền cảnh của Điện Thiên Vương.

Khung cảnh này được lấy cảm hứng từ bức bích họa mô tả kinh nghiệm chân thật của một nhà sư trên hành trình tâm linh vào Thiên Quốc của Đức Phật A Di Đà. “Cõi Tịnh Độ” là một trong những bức bích họa của thời Thịnh Đường được sáng tác vào năm 705–781 SCN và được tìm thấy trong hang Mạc Cao vùng viễn tây bắc Trung Cộng.


Chí Liên Tịnh Uyển: Chính Môn cho thấy kiểu kiến trúc thời Đường với liên kết cột và dầm gỗ bằng một kỹ thuật cổ xưa không sử dụng đinh, được áp dụng xuyên suốt khu đền. (Hình: Alexandre Tziripouloff/Shutterstock)


Sân trong dường như là một cánh cổng dẫn vào thế giới tâm linh cổ xưa vẫn luôn hiện hữu. Có những bức bích họa những vị Phật đang an lạc ở nơi đó và trong những đền các xa xôi hơn. Lối đi trong sân xung quanh bốn hồ sen nhưng khi bước đi trên những con đường này, bạn có cảm giác như thể đang băng qua những cây cầu và bồng bềnh trên mặt hồ rộng lớn.


Nam Liên Viên Trì: Một trong hai cây cầu cong màu đỏ son, giữa khung cảnh xanh tươi đầy sức sống, thu hút tầm mắt đến với Viên Mãn Các. (Hình: Tinakon Boonjad/Shutterstock)


Nam Liên Viên Trì

Sau khi từ Chính Môn quay trở lại, một cây cầu cong màu đỏ son thu hút tầm mắt và dẫn dắt ánh nhìn của bạn đến điểm nhấn chính của Nam Liên Viên Trì: Viên Mãn Các. Gian nhà nổi bật giữa khung cảnh xanh tươi của hòn đảo trong đầm sen bừng lên ánh vàng kim rực rỡ.


Chí Liên Tịnh Uyển: Những cây bonsai Hắc Thông tạo tiểu cảnh cho chính điện. (Hình: Richard Mortel/CC BY-SA 2.0)


Những cây bonsai Hắc Thông độc đáo kết hợp với đá tự nhiên, đồi nhỏ và mặt nước tạo nên một phương Đông cổ xưa thu nhỏ. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên bức tranh phong cảnh miền núi sống động.


Cầu Mái Ngói với ba lớp mái giống hình dáng chim Đại Bàng, một loài chim thần khổng lồ với đôi cánh sải rộng.Cầu nối hai bờ và là tâm điểm thu hút mọi người về phía đông của khu vườn. (Hình: TungCheung/Shutterstock)


Kỹ thuật tiểu cảnh này về căn bản là tạo ra một kiểu mẫu thu nhỏ của những quang cảnh thiên nhiên rộng lớn tuyệt đẹp, là điểm nhấn đặc sắc của các khu vườn cổ Trung Hoa. Tiểu cảnh cho những người không có cơ hội đi du lịch kinh nghiệm bầu không khí thăng hoa trong khung cảnh đô thị.


Hồ Sen có nước chảy từ vòi đầu rồng và trồng hoa súng. (Hình: Richard Mortel/CC BY-SA 2.0)



Chí Liên Tịnh Uyển: Các gian đền lưu giữ tượng Phật Thích Ca, Bồ tát Quán Thế Âm và các vị bồ tát khác. (Hình: Richard Mortel/CC BY-SA 2.0)



Nam Liên Viên Trì: Bức hình chụp từ trên không cho thấy mối liên hệ của Tịnh Uyển, khu đền chính và Nam Liên Viên Trì. (Hình: leungchopan/Shutterstock)



Chí Liên Tịnh Uyển: Tu viện được bố cục theo một định dạng điển hình của kiến trúc Trung Hoa cổ, một dãy các điện đền và sân trong xếp đối xứng trên một trục trung tâm Bắc Nam. Bằng cách này, khi mặt trời đi từ Đông sang Tây, mặt tiền của các ngôi đền sẽ luôn được chiếu sáng và sưởi ấm trong suốt cả năm. (Hình: Lewis Tse Pui Lung/Shutterstock)



Chí Liên Tịnh Uyển: Đèn truyền thống lớn đặt giữa sân và mái ngói không tráng men hiện ra trong hậu cảnh. (Hình: Lee Yiu Tung/Shutterstock)




Viên Mãn Các tỏa ánh vàng kim rực rỡ. (Hình: Gina Smith/Shutterstock)


Chí Liên Tịnh Uyển: Nhìn từ một chòi nghỉ chân ở bờ nam, Tùng Trà Tạ (trà thất) xuất hiện với một lối đi có mái che nhìn ra hồ nước. (Hình: WR studio/Shutterstock)



Chí Liên Tịnh Uyển: Một con suối chảy xuống ba bậc đá rêu phong và tràn vào Hồ Sen. (Hình: Parmna/Shutterstock)


James Howard Smith
Phương Du biên dịch


(1) Đấu củng là một kiến trúc của Trung Hoa cổ xưa, gồm các khối gỗ (đấu) và các tay xà ngắn (củng) được đẽo sao cho khi chồng lên chúng sẽ đan cài vào nhau để tạo thành một khối vững chắc mà không cần dùng đinh.

Về Đầu Trang
trungnghia828282



Ngày tham gia: 24 Feb 2022
Số bài: 4

Bài gửiGửi: Sat Feb 26, 2022 8:55 pm    Tiêu đề:

Tích xưa trên dòng Thác Bờ sông Đà


Nằm giữa khung cảnh non nước tựa chốn tiên cảnh bồng lai, Đền Chúa Thác Bờ uy nghi là điểm đến tâm linh giữ hào khí tích xưa về bà Chúa Thác Bờ, người phụ nữ dân tộc Mường có công lao giúp vua Lê Lợi đánh giặc.

Trên dòng sông Đà xanh màu ngọc bích, soi bóng những ngọn núi nhấp nhô, trùng điệp. Ngồi trên thuyền xuôi theo dòng nước lững lờ giao hòa sắc xuân, chúng tôi cảm nhận bức tranh thiên nhiên trên lòng hồ sông Đà hùng vĩ, tươi đẹp, hữu tình, có sự hòa quyện với sắc màu tâm linh với những huyền tích thiêng liêng.



Trong không gian tịch mịch, vắng lặng, nghe văng vẳng từ xa điệu hát chầu văn đó là những thanh âm vang lên Den Chua Thac Bo tọa lạc trên địa phận hai xã Thung Nai (Cao Phong), xã Vầy Nưa (huyện Đà Bắc), tỉnh Hòa Bình.

Khi thuyền cập bến, từng bậc đá đưa chúng tôi lên chiêm bái đền Thác Bờ tọa lạc ở vị trí trên cao giữa một không gian sơn thủy hữu tình. Đền tựa lưng vào ngọn núi đá Sầm Lông cao sừng sững, hùng vĩ, với cây cối xanh tốt, mặt hướng ra hồ Hòa Bình mênh mang, xanh thẳm một màu của sắc nước.

Văn bia, mái ngói rêu phong hòa vào khói nhang trầm đưa con người trở về tích xưa kể công lao của người con gái dân tộc Mường yêu nước, dũng cảm. Xưa kia, đền chỉ là một ngôi miếu nhỏ được dựng bằng tre nứa ngay dưới chân Thác Bờ. Qua nhiều lần trùng tu, đến năm 2000, ngôi đền được xây dựng khang trang. Đền Thác Bờ có một vị trí tọa lạc vô cùng đắc địa.



Tích xưa đền Thác Bờ thờ bà Chúa Thác Bờ, tên thật của bà là Đinh Thị Vân, người dân tộc Mường, là con gái của một tộc trưởng ở vùng đất Hòa Bình.

Theo lịch sử ghi chép , khi vua Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, khi đến vùng Thác Bờ, Thung Nai, bà Đinh Thị Vân đã kêu gọi người dân vùng đất Mường gom góp lương thực để giúp đỡ cho quân của Lê Lợi, dùng tre, gỗ đóng bè, đóng thuyền giúp đoàn quân vượt qua sông Đà, đi dẹp loạn giặc ở đèo Cát Hãn thuộc vùng đất Lai Châu. Khi bà thác, vua Lê Lợi đã cho phép người dân nơi đây lập đền thờ bà. Người dân quanh vùng vẫn gọi ngôi đền là đền thờ bà Chúa Thác Bờ.

Ngôi đền soi bóng cổ kính xuống dòng nước xanh thẳm. Kiến trúc của ngôi đền khá độc đáo, được thiết kế theo kiểu hình chữ đinh, gồm đại bái ba gian và hậu cung. Gồm hai tầng tựa lưng vào núi, mặt theo hướng Tây Bắc. Trên mái đền có lưỡng long chầu nguyệt. Lối đi lên đền được thiết kế thành những đường nhỏ men theo bờ sông với 108 bậc, uốn lượn lên tầng cao nhất của đền. Năm 2009, đền Thác Bờ được UBND tỉnh Hòa Bình công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Bước vào không gian ngôi đền, con người như được hòa mình vào không gian tâm linh ấm áp và huyền bí, như được lắng nghe câu chuyện và hào khí của thuở xa xưa, Chúa Thác Bờ kêu gọi dân Mường giúp vua Lê Lợi vượt sông đánh giặc. Tại ngôi đền, tín ngưỡng hầu đồng được thực hành diễn xướng với những thanh âm dìu dặt, đắm say lòng người, càng như tô đậm không khí tâm linh giữa vùng non nước hữu tình

Ngôi đền nơi đây mang đến cho chúng tôi thêm một trải nghiệm về lòng yêu nước của nhân dân trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Du Lịch Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân