TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 5 lầm tưởng về first aid
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

5 lầm tưởng về first aid

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Fri Jan 28, 2022 8:16 am    Tiêu đề: 5 lầm tưởng về first aid

5 lầm tưởng về first aid


Các vụ tai nạn vào mùa Đông và mùa lễ đòi hỏi phải có hành động nhanh chóng và dựa trên thực tế, đó là first aid. Nhưng cũng có một số hiểu lầm cần được giải thích.



Nên thoa bơ để làm dịu vết phỏng

Thực ra, thoa bơ lên vết phỏng sẽ gây hại nhiều hơn lợi. Làm mát da nhanh chóng là biện pháp giảm tổn thương, nhưng bơ hoặc các chất nhờn, chất dầu như petroleum jelly có thể giữ nhiệt trong da không cho thoát ra và tạo vi khuẩn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Nên đưa người bị phỏng tới bồn rửa mặt – giữ vết phỏng dưới vòi nước mát (không lạnh) trong 20 phút để làm giảm nhiệt độ của da và tránh bị tổn thương thêm. Cố giữ cho đủ 20 phút. Sau khi đã làm mát vết phỏng, hãy quấn nhẹ bằng băng gạc vô trùng (sterile gauze bandage).

Tuy có thể điều trị tại nhà hầu hết các vết phỏng nhẹ, nhưng bất cứ vết phỏng nào ở mắt, miệng, tay, hoặc vùng sinh dục hoặc phỏng vùng da rộng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Điều đó cũng áp dụng với vết phỏng có các mảng màu nâu, trắng hoặc đen, tất cả đều có thể là dấu hiệu nghiêm trọng.



Ngửa đầu ra sau để ngưng chảy máu cam

Thực ra, nghiêng người ra sau sẽ khiến máu chảy xuống cổ họng, điều này có thể kích thích bao tử và gây ra buồn nôn. Biện pháp tốt hơn, theo các chuyên viên, là hơi nghiêng người về phía trước. Kẹp phần mềm của mũi lại, thở bằng miệng và ngồi yên trong 10 phút.

Chảy máu cam thường xảy ra nhiều vào mùa Đông, vì không khí nóng trong nhà làm khô các xoang mũi mỏng manh – và hỉ mũi nhiều cũng không giúp ích được gì. Nếu thường xuyên bị chảy máu cam, hãy sử dụng máy tạo ẩm (humidifier) để giữ ẩm cho các xoang mũi. Tuy đa số các trường hợp đều không nghiêm trọng, nhưng nếu vẫn ra máu sau 15 phút hoặc nếu có dùng thuốc làm loãng máu hoặc bị rối loạn máu, hãy gọi cho bác sĩ hoặc tìm kiếm sự chăm sóc y tế.



Khớp bị bong gân cần được chườm nóng

Thực ra, nếu trượt băng khiến bạn té nằm xuống, thì băng – chứ không phải nhiệt – sẽ là người bạn tốt nhất. Đó là vì nước đá làm giảm viêm, còn nhiệt làm nóng lưu lượng máu đến khu vực bị thương, có thể làm tăng sưng tấy.

Nên chườm bong gân bằng nước đá mỗi lần 20 phút, bốn đến tám lần một ngày, trong một hoặc hai ngày. Hai đến ba ngày sau khi khỏi bong gân, nếu hết sưng thì có thể chườm nóng nhẹ để giúp tăng lưu lượng máu và làm bệnh mau lành. Nhiệt cũng là một giải pháp hữu hiệu cho chứng co thắt cơ, đau do viêm khớp hoặc chấn thương cũ khó chịu.



Chỉ nên lo về tình trạng hạ thân nhiệt khi bên ngoài trời quá lạnh

Thực ra, có thể bị chứng hạ thân nhiệt (hypothermia) không chỉ khi nhiệt độ ngoài trời trên 40°F mà còn có thể bị cả khi ở trong nhà, nhất là nếu bị ướt hoặc gió trong thời gian dài. Chứng này xảy ra lúc nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới 95°F, sau khi cơ thể đã sử dụng hết năng lượng dự trữ có hạn để giữ ấm.

Sự mất nhiệt xảy ra qua nước nhanh 20 lần (hoặc hơn) so với qua không khí. Người lớn tuổi và trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn vì họ không thể điều chỉnh tốt nhiệt độ cơ thể. Chứng hạ thân nhiệt bắt đầu bằng việc rùng mình và tiến triển thành suy giảm thể chất (như vấp ngã hoặc khó làm những công việc đơn giản), mất phương hướng và mất ý thức, vì vậy hãy coi việc rùng mình như một dấu hiệu cho thấy đã đến lúc cần làm ấm cơ thể, như uống một ly trà nóng và đắp một chiếc mền ấm.



Ép ngực có thể nguy hiểm nếu không biết chính xác cách thực hiện

Tốt hơn hết là cứ nên thử, khi CPR (hô hấp nhân tạo) được thực hiện, vì nó có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba tỷ lệ sống sót của người bị ngừng tim (cardiac arrest). Nếu người bị nạn không phản ứng, bất tỉnh và không thở, hãy gọi 911 và bắt đầu ép ngực ngay lập tức.

Nếu chưa học khóa CPR, hãy thử cách này: Đặt một cườm tay vào giữa ngực, ở nửa dưới của xương ức, còn tay kia thì đặt lên trên, và ấn xuống ít nhất hai “inch”, theo nhịp 2 lần ấn xuống trong một giây.

Triệu Minh

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân