TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tế bào ung thư sợ điều gì?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tế bào ung thư sợ điều gì?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Sun Jan 16, 2022 12:40 am    Tiêu đề: Tế bào ung thư sợ điều gì?

Tế bào ung thư sợ điều gì?

Tế bào ung thư sợ những thói quen tích cực mà bạn thường làm trong cuộc sống. Điều đó sẽ góp phần tiêu diệt và giảm thiểu sự sinh sôi và phát triển của chúng. (Raw Pixel)


Ai cũng sợ bị ung thư. Nhưng ngược lại, tế bào ung thư thực ra cũng sợ chính chúng ta. Vấn đề không phải là tế bào ung thư sợ bạn, mà sợ những thói quen tích cực mà bạn thường làm trong cuộc sống. Điều đó sẽ góp phần tiêu diệt và giảm thiểu sự sinh sôi và phát triển của chúng.



1. Yêu thích thể thao

Tế bào ung thư sợ nhất là sự vận động; dù là chạy, bơi, yoga hay đạp xe... Sau khi tập thể dục, thể chất và khả năng miễn dịch của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, và giảm khả năng tái phát ung thư.

Tập thể dục rất quan trọng đối với quá trình hồi phục của bệnh nhân ung thư.

Ví dụ đối với bệnh nhân xạ trị, tập thể dục thể thao hợp lý có thể thúc đẩy sự phục hồi nhanh chóng của công dụng tạo máu, cho phép cơ thể sử dụng nhiều tế bào miễn dịch và các chất miễn dịch, nâng cao toàn diện khả năng kháng bệnh.

Tập thể dục còn có thể ngăn ngừa và giảm loãng xương, giảm tai biến.

Tập thể dục phù hợp và thường xuyên có thể làm giảm hiệu quả sự tái phát và di căn của ung thư phổi, đồng thời cải thiện đáng kể thể lực và phẩm chất cuộc sống của người bệnh.

Tất nhiên, nên chọn bài tập phù hợp với vóc dáng của chính mình và tránh các bài tập thể dục cường độ cao.



2. Tâm trạng tốt

Lo lắng, trầm cảm, căng thẳng, sợ hãi, bi quan và các vấn đề tâm lý khác là cảm xúc không thể tránh khỏi của nhiều bệnh nhân ung thư. Nhưng tâm trạng lại liên quan mật thiết đến sự xuất hiện, phát triển, di căn và tiên lượng của tế bào ung thư.

Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy ở những bệnh nhân trải qua điều trị toàn thân, người với cảm xúc lạc quan có tỷ lệ tái phát thấp và thời gian sống lâu, trong khi những bệnh nhân bi quan, chán nản có tỷ lệ tái phát cao và thời gian sống sót ngắn.

Trầm cảm là một trạng thái có hại cho việc điều trị và phục hồi thể chất. Vì vậy, việc duy trì tâm trạng tốt là điều rất quan trọng trong việc chống lại các tế bào ung thư.



3. Không thức khuya

Theo nghiên cứu, giấc ngủ giúp tăng cường khả năng miễn dịch, những người ngủ đủ giấc có hiệu suất khởi động các tế bào T trong cơ thể cao hơn những người ngủ kém.

Tuy nhiên, “rối loạn giấc ngủ” là một biến chứng thông dụng của bệnh nhân ung thư, cơn đau từ vết mổ và những cảm xúc tiêu cực khác nhau sau khi giải phẫu có thể khiến họ không thể ngủ yên.

Nhưng bất kể trước hay sau khi giải phẫu, hãy cố gắng cải thiện phẩm chất giấc ngủ càng nhiều càng tốt.

Ví dụ:

• Đi ngủ và dậy vào một giờ cố định và kiên trì trong thời gian dài;

• Tắt máy tính và các dụng cụ điện tử khác trước khi đi ngủ;

• Tránh ăn trước khi đi ngủ;

• Tắm nước nóng, đọc sách, thiền, và ngồi trước khi đi ngủ;

• Hạn chế caffeine (cà phê, trà, soda) và uống rượu.



4. Đắm mình trong ánh nắng

Theo nhóm nghiên cứu từ Đại học McGill (Canada), vitamin D có thể làm chậm quá trình tế bào ung thư chuyển từ tổn thương tiền ung thư sang trạng thái ung thư, và kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư.

Đối với bệnh nhân ung thư phổi, vitamin D là một trong những yếu tố giúp giảm nguy cơ tử vong, đồng thời giúp ngăn ngừa các phản ứng có hại nghiêm trọng có thể xảy ra trong quá trình điều trị bằng liệu pháp miễn dịch.

Cách đơn giản nhất để bổ sung vitamin D là phơi nắng đúng cách, nhưng lưu ý tránh nắng gắt, phơi nắng khoảng 10 phút mỗi ngày có thể mang lại hiệu quả tốt.



5. Ăn uống lành mạnh

Sức hấp dẫn của nhiều món ngon như hải sản, thịt nướng, gà rán, lẩu... khiến người ta khó cưỡng lại. Nhưng khi ăn những món này có thể gây tăng trọng lượng cơ thể, đồng thời gia tăng nguy cơ tái phát và di căn của ung thư.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, béo phì do cách ăn giàu chất béo sẽ nuôi dưỡng các tế bào ung thư, đồng thời khiến các tế bào miễn dịch suy yếu, từ đó đẩy nhanh tốc độ phát triển của khối u.

Ngoài ra, kiêng kỵ mù quáng và đơn giản hóa cách ăn uống là không tốt. Cần biết cách cân bằng dinh dưỡng, ăn đủ chất đạm, ăn thực phẩm chống ung thư và kiêng kỵ hợp lý mới có thể có đủ dinh dưỡng, nâng cao khả năng kháng bệnh, phục hồi thể lực.



6. Giữ gìn vóc dáng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng béo phì có thể ảnh hưởng đến sự tái phát của ung thư. So với những người có cân nặng bình thường, phụ nữ béo phì có nguy cơ tử vong vì ung thư cao hơn 88%.

Vì vậy, khi bạn ăn quá nhiều hoặc không chăm tập thể dục, cân nặng của bạn tăng lên mất kiểm soát, khiến ung thư có thể tái phát và di căn. Hãy chú ý giữ gìn vóc dáng và đừng để mình trở thành “mục tiêu” của bệnh ung thư một lần nữa.



7. Tránh xa bức xạ

Để tránh bị ung thư, nhiều người đến bệnh viện yêu cầu chụp CT để phát giác và điều trị sớm.

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới: lượng bức xạ an toàn cho cơ thể con người không nên vượt quá quá 5mSv / năm.

Mặc dù dưới góc độ kiểm soát khối u, việc kiểm soát CT có lợi cho sức khỏe. Nhưng chụp CT quá nhiều trong thời gian ngắn cũng có hại.



8. Bỏ thuốc lá và rượu

Như chúng ta đã biết, hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây ung thư. Thuốc lá rất có hại cho hệ hô hấp của con người, các chất có trong khói thuốc có thể gây ung thư tế bào.

Rượu kích thích mạnh vào màng nhầy của đường tiêu hóa. Rượu cũng cần được gan chuyển hóa. Đối với người mắc bệnh gan, nó sẽ làm tăng áp lực đối với quá trình chuyển hóa của gan.



9. Khám sức khỏe định kỳ

Sự phát triển của tế bào ung thư là một quá trình lâu dài, nhưng do ảnh hưởng của cách ăn uống, sinh hoạt và các yếu tố khác nên nó sẽ phát triển nhanh hơn, do đó tế bào ung thư rất sợ bạn đi khám sức khỏe định kỳ.

Thông thường trong vòng 2 năm kể từ khi kết thúc điều trị khối u, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên kiểm soát lại định kỳ 3 đến 6 tháng một lần và sau năm thứ 5 thì mỗi năm một lần.

Bởi vì giải phẫu tại chỗ, hóa trị, xạ trị... không thể loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư, có thể có những tổn thương không được phát giác và vi mô ẩn ở một số bộ phận.

Tế bào ung thư ẩn mình trong cơ thể và luôn tìm cơ hội “tạo sóng” trở lại. Khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm sẽ tái phát tại chỗ và di căn xa.

Chìa khóa để phòng ngừa và điều trị nằm ở việc “phát giác sớm, chẩn đoán sớm và điều trị sớm”.



10. Bật máy hút khi nấu nướng

Nhiều phụ nữ không bật máy hút trong khi nấu nướng trong bếp cũng dễ bị ung thư.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nồng độ khói dầu tạo ra trong quá trình nấu nướng tương đương với việc đốt 96 điếu thuốc lá trong 6 giờ trong một văn phòng kém thông gió. Điều này thật khủng khiếp!

Khói dầu cũng sẽ đi sâu vào hệ hô hấp dẫn đến nguy cơ ung thư tăng gấp đôi.

Vì ích lợi của sức khỏe, không nên để nhiệt độ dầu quá cao khi nấu và không đợi đến khi dầu bốc khói rồi mới bắt đầu nấu.

Đồng thời, hệ thống thông gió của máy hút phải được thông suốt, không nên lắp máy hút trung bình để tiết kiệm. Bạn cũng nên lau chùi và bảo trì máy hút thường xuyên.

Hoàng Tuấn

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân