TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tại sao bệnh gout không đau vào ban ngày, nhưng lại đau khủng khiếp vào ban đêm?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tại sao bệnh gout không đau vào ban ngày, nhưng lại đau khủng khiếp vào ban đêm?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9643

Bài gửiGửi: Tue Dec 14, 2021 8:17 am    Tiêu đề: Tại sao bệnh gout không đau vào ban ngày, nhưng lại đau khủng khiếp vào ban đêm?

Tại sao bệnh gout không đau vào ban ngày,
nhưng lại đau khủng khiếp vào ban đêm?

Người bị bệnh gout thường cảm thấy khó chịu vào ban đêm do tình trạng đau nhức ở khớp. Điều này hoàn toàn trái ngược với nhiều bệnh khác, khi các cơn đau thông thường chỉ xuất hiện vào ban ngày và thuyên giảm về đêm.


Người bị bệnh gout thường cảm thấy khó chịu vào ban đêm do tình trạng đau nhức ở khớp. Điều này hoàn toàn trái ngược với nhiều bệnh khác, khi các cơn đau thông thường chỉ xuất hiện vào ban ngày và thuyên giảm về đêm. Nhưng nguyên nhân vì sao, và có biện pháp nào để hạn chế các cơn đau do gout hay không?


Tại sao bệnh gout không đau vào ban ngày,
nhưng đặc biệt đau vào ban đêm?



1. Cơ thể không đủ nước

Sau khi đi ngủ, cơ thể con người sẽ rơi vào trạng thái mất nước tương đối. Lúc này nồng độ acid uric trong cơ thể sẽ tăng cao, tạo điều kiện cho các tinh thể urat lắng đọng trên khớp và các mô mềm xung quanh, điều này sẽ gây ra các cơn đau.

Vì vậy, bệnh nhân gout nên uống nhiều nước hơn vào ban ngày; ngoài ra, trước khi đi ngủ vào buổi tối, bạn cũng nên đặt một cốc nước cạnh giường và uống ngay khi cảm thấy khát.



2. Hạ nhiệt độ cơ thể

Sau khi một người chìm vào giấc ngủ, khả năng trao đổi vật chất của cơ thể sẽ dần chậm lại, và nhiệt độ của cơ thể trở nên tương đối thấp.

Khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống, độ bão hòa urat cũng sẽ giảm, dễ lắng đọng trong cơ thể, từ đó gây ra các cơn đau do gout về đêm. Vì vậy, cần đặc biệt chú ý đến nhiệt độ cơ thể vào ban đêm, nhất là các đầu dây thần kinh, đừng để cơ thể bị nhiễm lạnh.



3. Giảm tiết hormone

Hormone tuyến thượng thận có thể ngăn chặn sự khởi phát của bệnh gout và làm giảm các triệu chứng khi lên cơn đau. Tuy nhiên, sự bài tiết của hormone không ổn định, và nó sẽ thay đổi theo thời gian.

Từ 0 đến 2 giờ sáng là khoảng thời gian bài tiết ít nhất; tăng dần từ 3 đến 5 hoặc 6 giờ; và sẽ đạt mức đỉnh điểm vào lúc 8 giờ, sau đó suy giảm từ từ. Do lượng hormone tuyến thượng thận tiết ra vào ban đêm tương đối ít nên bệnh gout rất dễ tấn công và gây ra các cơn đau khó chịu.



4. Không đủ oxy

Hầu hết bệnh nhân gout đều có thói quen ngủ ngáy về đêm.

Điều này làm tăng khả năng ngừng thở, dẫn đến giảm nồng độ oxy trong máu và hình thành một số lượng lớn các chất purin trong cơ thể, cuối cùng dẫn đến tăng nồng độ của acid uric và gây ra bệnh gout.

Do đó, khi ngủ bạn nên nằm nghiêng hoặc bán sấp, kê cao đầu giường hoặc gối để bảo đảm hô hấp được thông suốt, những người thừa cân nên chủ động giảm cân để giảm nguy cơ ngủ ngáy.


Nên làm gì nếu cơn đau do bệnh
gout không thể chịu đựng được?



1. Uống thuốc giảm đau

Khi cơn đau do gout tấn công khiến người bệnh cảm thấy không thể chịu nổi, thì việc đầu tiên người bệnh phải làm là uống thuốc giảm đau. Bạn nên uống trong vòng 24 giờ, như vậy sẽ có hiệu lực nhanh hơn, hiệu quả điều trị cũng sẽ tốt hơn.



2. Chườm đá

Nếu cơn đau ở khớp đặc biệt nghiêm trọng, có thể dùng nước đá để giảm các triệu chứng đau.

Trước khi chườm, bạn nên quấn viên đá lại bằng khăn. Điều này có thể ngăn cơn đau trở nên tồi tệ hơn do sưng tấy quá mức và cũng tránh bị tê cóng.



Đối với bệnh nhân gout, việc phòng bệnh quan trọng hơn so với chữa bệnh; vì vậy cần phải làm tốt việc phòng bệnh lúc bình thường, trước hết phải bổ sung đủ nước, thứ hai là cách ăn ít purin.

Đồng thời, vào ban đêm khi ngủ phải chú ý hạn chế nhiễm lạnh, giữ ấm cơ thể, giữ tư thế ngủ đúng. Nếu cơn đau do gout ập đến thì cần phải tích cực điều trị, trước hết là uống thuốc giảm đau, thứ hai là chườm đá, kê cao vùng bị tổn thương.

Hoàng Tuấn

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân