TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Ngồi bắt chéo chân: Cẩn thận với 5 bệnh nguy hiểm do thói quen này
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Ngồi bắt chéo chân: Cẩn thận với 5 bệnh nguy hiểm do thói quen này

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Fri Dec 03, 2021 6:11 am    Tiêu đề: Ngồi bắt chéo chân: Cẩn thận với 5 bệnh nguy hiểm do thói quen này

Ngồi bắt chéo chân: Cẩn thận với
5 bệnh nguy hiểm do thói quen này

Bắt chéo chân khi ngồi sẽ tạo gánh nặng cơ thể, không chỉ làm tăng huyết áp mà còn gây ra các nguy cơ như giãn tĩnh mạch, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm. (Wallpaperflare)


Chúng ta ai cũng từng ít nhiều đều có thói quen ngồi bắt chéo chân. Có người hành động một cách vô thức và nghĩ rằng đó là bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn lặp lại động tác này thường xuyên và kéo dài sẽ tạo thêm gánh nặng lên cơ thể, không chỉ làm tăng huyết áp mà còn gây ra các nguy cơ như giãn tĩnh mạch, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm.



Bắt chéo chân thường xuyên: tăng huyết áp, tăng nguy cơ viêm khớp thoái hóa

Nếu bạn đo huyết áp khi bắt chéo chân, bạn sẽ bị shocked. Tạp chí y học “Theo dõi huyết áp” đã từng đăng một báo cáo nghiên cứu.

Trong đó, các nhà khoa học đã tập hợp 50 tình nguyện viên khỏe mạnh với huyết áp bình thường, cùng 53 bệnh nhân cao huyết áp để kiểm soát huyết áp khi chân của họ bắt chéo trên mặt đất.

Nghiên cứu cho thấy, khi những người tình nguyện khỏe mạnh bắt chéo chân, huyết áp tâm thu của họ tăng 2.5mmHg, và một số ít trong số họ còn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Bệnh nhân cao huyết áp bị ảnh hưởng nhiều hơn, huyết áp tâm thu tăng 8.1mmHg, huyết áp tâm trương tăng 4.5mmHg; ngoài ra, hầu hết các nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bệnh nhân cũng đều tăng lên.



Giám đốc Phòng khám Qilin, ông Trương Thích Hằng (Zhang Shiheng) giải thích rằng, có một động mạch rất quan trọng nối xương chậu với đùi được gọi là động mạch đùi. Đây cũng được xem là động mạch lớn nhất ở đùi.

Bắt chéo chân sẽ cản trở sự tuần hoàn của động mạch đùi, buộc tim phải tăng lượng máu và tăng huyết áp để chống lại sự tắc nghẽn.

Ông mô tả rằng trái tim giống như một vòi nước, và động mạch giống như một đường ống nước, khi mở vòi nước, ống nước cần một áp lực nhất định để đưa nước ra ngoài.

Khi phun nước, nếu bạn gấp ống nước lại, áp suất nước trong ống bị gấp sẽ trở nên cao hơn, do đó nước có thể phun ra ngoài.

Bắt chéo chân giống như gấp một ống nước. Động mạch đùi giống như một ống nước bị vỡ. Lúc này, huyết áp phải tăng để giữ cho máu lưu thông.

Khi gập ống nước, dòng chảy tuy mỏng, nhưng bởi vì nước áp suất cao, nước sẽ phun ra rất xa. Đối với con người, khi tia nước rất mạnh này bắn vào người, nó có thể gây đau.

Điều tương tự cũng xảy ra với các cơ quan bên trong cơ thể. Ông Trương nói rằng nếu huyết áp tăng quá cao, các cơ quan quan trọng như óc, tim và gan khi nhận máu cũng sẽ bị tổn thương.


Các mối hiểm họa liên quan đến thói quen bắt chéo chân


1. Giãn tĩnh mạch ở chân

Khi máu chảy ngược từ tĩnh mạch bàn chân trở về tim, các van trong tĩnh mạch sẽ ngăn máu chảy ngược lại và cho phép máu chảy theo một hướng.

Chân bắt chéo sẽ khiến các tĩnh mạch ở trạng thái chịu nhiều áp lực, ảnh hưởng đến tác dụng của van, thậm chí vô tác dụng, khiến một phần máu chảy về phía trước và một phần chảy ra phía sau.

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng van bị hỏng hoặc các tĩnh mạch bị chèn ép, dòng máu bị cản trở. Ở giai đoạn đầu của bệnh suy giãn tĩnh mạch, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như ngứa da bắp chân, phù chân và có cảm giác nặng nề.



2. Phù dưới cơ thể

Bắt chéo chân sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn của phần dưới cơ thể, gây phù chân.



3. Thoát vị đĩa đệm

Nó có thể xảy ra ở cột sống cổ hoặc thắt lưng. Khi bắt chéo chân, nếu cột sống vẫn giữ thẳng thì không có vấn đề gì.

Tuy nhiên, khi bắt chéo chân, nhiều người thường hơi ngả về phía sau, lúc này cằm sẽ thụt vào khiến cột sống cổ bị cong về phía trước. Giống như nhiều người cúi thấp đầu nhìn điện thoại, về lâu dài sẽ gây ra bệnh thoái hóa cột sống cổ.

Thói quen ngả lưng khi bắt chéo chân cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.



4. Khung chậu xiên

Bắt chéo chân trong thời gian dài sẽ khiến xương chậu bị nghiêng sang một bên, từ đó khung xương bị nghiêng, gây mất thẩm mỹ.



5. Viêm khớp thoái hóa

Tư thế ngồi đúng phải là đùi bàn chân song song với mặt đất, bắp chân vuông góc với đùi, đầu gối sát vào nhau, đây là thời điểm đầu gối chịu lực ít nhất.

Khi bạn bắt chéo chân, dây chằng và sụn đầu gối sẽ phải chịu áp lực lớn hơn, lâu dài có thể bị thoái hóa khớp.


Tại sao nhiều người thích bắt chéo chân?


Bắt chéo chân có ảnh hưởng nhất định đến cơ thể và tinh thần. Mặc dù nó tác động tiêu cực về mặt cơ thể, nhưng động tác này khiến tâm lý người ta cảm thấy thoải mái hơn.

Ông Trương cho biết, các thí nghiệm tâm lý đã phát giác ra rằng, khi một người nói chuyện, thì các động tác bắt chéo chân, ngả người ra sau và đặt tay lên sau đầu có thể khiến người ta cảm thấy tự tin hơn.



Ngoài yếu tố thoải mái, lý do khiến bạn quen với việc bắt chéo chân cũng liên quan đến các yếu tố thể chất:

    • Không đủ nhóm cơ cốt lõi: Khi cơ cốt lõi không đủ và cơ thể khó giữ thăng bằng, bắt chéo chân có thể khóa xương chậu và ổn định tư thế ngồi.

    • Vẹo cột sống: Bệnh nhân bị cong vẹo cột sống bẩm sinh đã có vấn đề về khả năng giữ thăng bằng, họ thường bắt chéo chân để giúp họ ngồi vững.

    • Trí nhớ Fascia (mạc cơ): Sau khi quen với việc bắt chéo chân, hệ cơ của cơ thể sẽ hình thành trí nhớ. Khi không làm động tác này, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình không thoải mái.

Nói chung, những bệnh nhân vốn mắc bệnh cao huyết áp, giãn tĩnh mạch, thoái hóa khớp, vẹo xương chậu, thoát vị đĩa đệm không nên bắt chéo chân để tránh làm các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

Những người bẩm sinh dễ bị huyết khối, bắt chéo chân thậm chí có thể làm tăng nguy cơ hơn nữa.

Hoàng Tuấn

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân