TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Ngăn ngừa gãy xương khi về già
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Ngăn ngừa gãy xương khi về già

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9643

Bài gửiGửi: Fri Oct 22, 2021 11:57 pm    Tiêu đề: Ngăn ngừa gãy xương khi về già

Ngăn ngừa gãy xương khi về già


Các thói quen lành mạnh và các phương tiện hỗ trợ cần thiết có thể giúp xương chúng ta chắc khỏe và linh động

Khi chúng ta già đi, chúng ta có khuynh hướng trở nên ít vận động hơn. Ngồi quá nhiều có thể dẫn đến mất áp lực lên xương. Khi không được tập luyện nhiều, xương có thể trở nên kém đặc hơn, giòn hơn và dễ bị gãy.

Nhiều người cao niên cũng không nghĩ rằng gãy xương là một vấn đề nghiêm trọng. Rốt cuộc thì những người trẻ tuổi luôn bị ràng buộc về việc gãy tay và chân. Mặc dù đúng là nhiều trẻ em và người trưởng thành bị gãy xương, nhưng theo một nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia, những người từ 50 tuổi trở lên có nhiều nguy cơ hơn những người trẻ tuổi.

Nhưng sức mạnh của xương, không chỉ là [chịu trách nhiệm] cho mức độ hoạt động của một người mà còn có thể đóng một vai trò quan trọng trong nguy cơ gãy xương. Những người có xương chắc khỏe hơn có khả năng chịu được các tác động mà không làm thại đến xương. Mặt khác – ngay cả những va chạm nhỏ cũng có thể làm gãy những chiếc xương yếu ớt.


Nỗi sợ hãi bị ngã đôi khi có thể ngăn cản những người cao niên thực hiện các thói quen hàng ngày bình thường


Thậm chí khi bạn là người cao niên bị ngã nhưng không gặp bất kỳ chấn thương nặng nào (chẳng hạn như chấn thương sọ óc và gãy xương hông), những trở ngại này có thể ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn. Nỗi sợ hãi bị ngã đôi khi có thể ngăn cản những người cao niên thực hiện các thói quen hàng ngày bình thường và ngăn họ tận hưởng những thú tiêu khiển thông thường. Điều này có thể dẫn đến sự suy giảm toàn bộ về sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như phẩm chất cuộc sống nói chung của những người cao niên.

Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, loãng xương là mối quan tâm lớn đối với những người cao niên, điều đó không nhất thiết có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ tự gây tổn thương [cho xương] của mình.



Hãy chú trọng vào sức khỏe của xương để ngăn ngừa việc gãy xương. Ngay cả khi bác sĩ kê cho bạn một số loại thuốc để hỗ trợ xương, bạn vẫn nên thực hiện các bước chủ động để giảm nguy cơ gặp phải các chấn thương gây gãy xương.

Nhiều người không thực hiện lối sống lành mạnh tốt cho xương — họ không tập thể dục thường xuyên hoặc không nạp đủ vitamin D, vitamin K, calcium, magnesium và các chất dinh dưỡng tăng cường xương khác.

Vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số lời khuyên giúp bạn xây dựng sức mạnh của xương và giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn gãy xương.



Tập thể dục thường xuyên

Nhiều người cao niên, đặc biệt là những người bị loãng xương thường lo lắng về những rủi ro liên quan đến việc tập luyện. Và điều đó có thể hiểu được vì việc dành nhiều thời gian để ngồi dường như sẽ khiến người ta ít bị ngã hơn, trái ngược với việc đi bộ hoặc chạy bộ trên phố.

Tuy nhiên, tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm đáng kể nguy cơ bị ngã. Tập thể dục giúp cơ thể bạn khỏe hơn, phản xạ nhạy bén hơn cũng như ổn định và cân đối hơn. Điều đó tạo ra sự khác biệt lớn về khả năng đứng dậy sau khi ngồi hoặc ở bồn tắm trong thời gian dài.

Xương của bạn là một mô sống. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường bắp thịt và làm xương dẻo dai hơn. Và với một hệ thống cơ xương có khả năng giữ thăng bằng và linh hoạt tốt hơn, bạn sẽ ít bị ngã hơn.

​​Một thói quen tập thể dục hiệu quả bao gồm: rèn luyện sức bền (chẳng hạn như nâng tạ hoặc sử dụng băng cản), tham gia vào các bài tập trọng lượng cơ thể và các hoạt động khác liên quan đến thăng bằng, phối hợp và linh hoạt (chẳng hạn như yoga, barre và thái cực quyền).

Và vì các nhóm cơ vùng trọng tâm và vùng dưới của cơ thể giúp bạn giữ vững và thăng bằng cơ thể rất nhiều, nên chấn thương bất kỳ xương nào ở những vùng này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn là gãy tay. Do đó, khiêu vũ hoặc đơn giản là đi bộ là những sự lựa chọn tuyệt vời để bắt đầu nếu bạn không duy trì được một thể chất khỏe mạnh. Và nếu thực hiện được, các vận động này sẽ bổ sung thêm cho bất kỳ bài tập nào ở trên.

Chỉ cần bảo đảm rằng bạn sẽ nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu thói quen tập thể dục. Và lưu ý rằng có một số bài tập rất tốt đối với sức khỏe của xương, ví dụ: các bài tập liên quan đến các chuyển động có tác động mạnh (như chạy hoặc chơi bóng rổ) và các hoạt động không trọng lượng (chẳng hạn như đi xe đạp hoặc bơi lội) đều có liên quan đến mật độ khoáng trong xương thấp hơn.


Environmental Causes of Falls


Bảo đảm an toàn cho ngôi nhà

Nhiều người coi ngôi nhà của mình là khu vực an toàn, nơi không phải lo lắng về việc bị ngã và các tai nạn khác, so với khi đi ra ngoài. Nhưng đó là một giả định sai lầm. Để giảm thiểu nguy cơ té ngã ở nhà, bạn hãy lưu ý những điều sau đây:

    • Luôn kiểm soát xem thảm trải nhà của bạn đã có lớp nền chống trượt hoặc được gắn chắc chắn vào sàn vững chắc bên dưới chưa? Đặc biệt là ở trên cầu thang.

    • Bảo đảm rằng bạn sử dụng bình xịt chống trượt hoặc bề mặt chống trượt cố định để cung cấp thêm độ bám sàn của bồn tắm và buồng tắm có vòi hoa sen.

    • Giữ cho mọi phòng trong nhà của bạn không bị lộn xộn, đặc biệt là sàn nhà. Đồ đạc trong nhà không bao giờ được chắn lối đi và phải dễ dàng di chuyển xung quanh. Các mối nguy hiểm chủ yếu khi đi lại bao gồm dây điện không an toàn hoặc bị hở và đồ chơi của trẻ em (vì chúng có thể bật lên bất cứ lúc nào bất cứ lúc nào).

    • Bảo đảm đợi cho đến khi sàn khô hoàn toàn sau khi lau.

    • Cầu thang cần được chiếu sáng đầy đủ và có tay vịn chắc chắn ở hai bên.

    • Cân nhắc lắp các thanh vịn trên tường phòng tắm bên trong bồn tắm, buồng tắm có vòi hoa sen và bên cạnh nhà vệ sinh. Đối với những người không khỏe hoặc có vấn đề về chân, hãy cân nhắc sử dụng ghế tắm hoặc ghế dài chuyển trong khi tắm.

    • Bảo đảm rằng tất cả các công tắc đèn được đặt gần lối vào của mọi phòng trong nhà của bạn để tránh việc tìm kiếm chúng trong bóng tối. Bạn cũng có thể cài đặt hệ thống chiếu sáng dựa trên giọng nói (hoặc nhận dạng âm thanh).

    • Đặt đèn ngủ ở những khu vực bạn có khuynh hướng lui tới vào ban đêm, chẳng hạn như phòng ngủ, phòng tắm và bất kỳ hành lang nào.

    • Để đèn pin cạnh giường của bạn.

    • Để điện thoại di động của bạn cạnh giường trong trường hợp khẩn cấp. Điều này cũng tốt khi cần gọi 911 trong trường hợp có bất kỳ mối lo ngại tiềm ẩn nào về sự an toàn.



Điều trị các vấn đề sức khỏe hiện có

Nhiều người không coi những điều đơn giản như các vấn đề về thị lực hoặc các vấn đề về tuần hoàn mức độ nhẹ như huyết áp thấp (có thể gây chóng mặt không thường xuyên và lo lắng về thăng bằng) là các yếu tố nguy cơ té ngã.

Nhưng những vấn đề này và các vấn đề sức khỏe mạn tính khác có thể ảnh hưởng đến sức mạnh [cơ xương] và làm tăng nguy cơ bị ngã nặng. Ví dụ, viêm khớp có thể khiến bạn khó di chuyển và các vấn đề về thị lực có thể khiến bạn có nhiều nguy cơ sẽ bị vấp ngã.

Nếu bạn có bất kỳ vấn đề hoặc mối lo ngại về sức khỏe nào, hãy hỏi bác sĩ xem liệu những điều đó có thể làm tăng nguy cơ ngã cho bạn hay không. Nếu có, hãy tìm hiểu những lựa chọn điều trị nào có sẵn cho bạn. Và luôn Bảo đảm đi khám sức khỏe định kỳ với bác sĩ chăm sóc chính của bạn và bất kỳ bác sĩ chuyên khoa nào khác mà bạn yêu cầu.



Sử dụng loại giày phù hợp

Hãy chọn một đôi giày phù hợp về công dụng hơn là thời trang. Nếu bạn đi một đôi giày không phù hợp, nguy cơ bị ngã sẽ tăng lên.

Giày có gót thấp giúp hỗ trợ [việc di chuyển] nhiều hơn. Ngoài ra, hãy cân nhắc một đôi có đế cao su, vì đế cao su sẽ ít có nguy cơ bị trượt trên bề mặt trơn so với giày đế da.

Khi ở ngoài trời, bạn sẽ ít bị trượt hơn khi cố gắng đi bám chặt trên các bề mặt gồ ghề hơn như bụi bẩn hoặc cỏ so với bề mặt lát gỗ hoặc lát đá. Các khu vực có tuyết hoặc băng nên được phủ muối hoặc cát trước khi di chuyển.

Khi ở trong nhà, bạn nên đi một đôi giày chống trượt. Nguy cơ trượt và ngã sẽ tăng lên nếu bạn đi dép hoặc đi tất — đặc biệt là trên các bề mặt cứng như gỗ đánh bóng.

Nếu bạn đang có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, chẳng hạn như viêm khớp, hãy sử dụng bất kỳ dụng cụ hỗ trợ vận động nào mà bạn đã được bác sĩ vật lý trị liệu hoặc bác sĩ kê đơn kết hợp với một đôi giày phù hợp. Khỏe mạnh và không bị thương tích luôn luôn tốt hơn việc cố gắng để có một vẻ bề ngoài “ngầu”. Điều này đã đưa chúng ta đến với lời khuyên cuối cùng [giúp ngăn ngừa gãy xương khi về già].



Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ di chuyển

Nói chung, nhiều người có thể miễn cưỡng chấp nhận việc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ di chuyển theo chỉ định y khoa. Nhưng bạn hãy cố gắng tự mình sử dụng các dụng cụ này một cách thường xuyên. Đối với những người cao niên, những dụng cụ này có thể đóng một vai trò quan trọng để có một cuộc sống năng động an toàn và tiếp tục tận hưởng những thú vui tiêu khiển yêu thích. Do đó, điều quan trọng nhất là sử dụng đúng cách bất kỳ dụng cụ hỗ trợ di chuyển nào mà bạn đã được chỉ định (cho dù đó là khung tập đi, gậy,...).

Các nhà trị liệu nghề nghiệp và vật lý trị liệu được chứng nhận có thể đề xuất loại dụng cụ hỗ trợ vận động phù hợp với từng cá nhân và nhu cầu của họ [những người cao niên] sau khi đánh giá tình trạng sức khỏe điển hình. Yếu tố quan trọng ở đây là học cách sử dụng đúng cách và sử dụng thường xuyên những dụng cụ này.

Ian Kane
Tú Liên biên dịch


Ian Kane là một cựu quân nhân Hoa Kỳ, tác giả, nhà làm phim và diễn viên. Anh luôn tận tâm với việc phát triển và sản xuất những bộ phim sáng tạo, kích thích suy nghĩ, hướng thiện và những tác phẩm có phẩm chất cao nhất. Quý vị có thể xem blog về sức khỏe của anh ấy tại IanKaneHealthNut.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân