TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 5 triệu chứng trên bàn chân báo hiệu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

5 triệu chứng trên bàn chân báo hiệu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Sun Oct 10, 2021 11:37 pm    Tiêu đề: 5 triệu chứng trên bàn chân báo hiệu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

5 triệu chứng trên bàn chân
báo hiệu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường



Sự ổn định của lượng đường trong máu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nếu lượng đường trong máu trong cơ thể không ổn định thì sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề nguy hiểm. Nhưng bạn có biết? Một số dấu hiệu trên bàn chân có thể giúp bạn “tiên đoán” tình trạng bệnh tiểu đường.

Trên thực tế, nếu lượng đường trong máu không ổn định, nó sẽ mang lại một số tín hiệu cho cơ thể chúng ta, đặc biệt là bàn chân.

Hãy cảnh giác nếu bàn chân của bạn xuất hiện 1 trong 5 triệu chứng dưới đây:



1. Bàn chân cảm thấy lạnh, da chuyển sang màu đỏ

Trên thực tế, sự ổn định của lượng đường trong máu có quan hệ rất lớn với tốc độ máu chảy, người bình thường có tốc độ máu chảy ổn định nên màu sắc da chân trông tương đối hồng hào.

Nhưng nếu lượng đường trong máu của một người trở nên không ổn định, thì tốc độ máu chảy trong cơ thể của người đó cũng bị thay đổi, vì vậy rất có thể sẽ xuất hiện các mảng lớn màu đỏ sẫm trên bàn chân, và nhiệt độ của bàn chân sẽ rất thấp.

Do đó, nếu trong cuộc sống hàng ngày bạn gặp phải tình trạng lạnh chân, da đỏ thì phải đề phòng lượng đường trong máu tăng cao, và cần đến bệnh viện để kiểm soát kịp thời.



2. Cả hai bàn chân đều cảm thấy ngứa

Nếu lượng đường trong máu ở mức bình thường và lượng đường trong máu ổn định, bàn chân của người bệnh sẽ không có bất kỳ triệu chứng ngứa ngáy nào. Ngược lại, việc cảm thấy ngứa bất thường có thể là dấu hiệu của lượng đường trong máu cao.

Nguyên nhân chính là do lượng đường trong máu không ổn định, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu của cơ thể, làm một số chất dinh dưỡng không thể được vận chuyển đến chân. Lúc này, khả năng miễn dịch của lòng bàn chân sẽ giảm đi rất nhiều, nên không thể ngăn ngừa sự xâm nhập của một số loại virus, và xuất hiện tình trạng ngứa ngáy.

Nếu trong sinh hoạt hàng ngày người bệnh gặp phải tình trạng ngứa chân thì phải hết sức lưu ý, tốt nhất nên đến bệnh viện kiểm soát để xác định xem lượng đường trong máu có bình thường hay không.



3. Ngón chân chuyển sang màu đen

Đối với một người khỏe mạnh, ngón chân của họ thường có sắc hồng, nhưng nếu lượng đường trong máu trở nên bất ổn định, màu sắc của các ngón chân sẽ thay đổi, thậm chí trở thành đen hoàn toàn.

Lượng đường trong máu thiếu ổn định, khiến mạch máu trở nên rất hẹp và từ đó làm chậm tốc độ máu, nếu tình hình nghiêm trọng, các mạch máu có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn.

Vì vậy, nếu thấy ngón chân chuyển sang màu đen, chúng ta phải đến bệnh viện kiểm soát kịp thời để xem lượng đường trong máu có bình thường không.



4. Thường xuyên bị tê chân

Người bình thường có tuần hoàn máu ở chi dưới ổn định nên sẽ không có triệu chứng tê chân, trừ khi duy trì tư thế này trong thời gian dài.

Nhưng nếu lượng đường trong máu trong cơ thể thiếu ổn định, quá trình tuần hoàn máu của chi dưới cũng sẽ bị ảnh hưởng và dẫn tới triệu chứng tê chân.

Nếu bạn thường xuyên bị tê chân trong sinh hoạt, không thể duy trì vận động trong thời gian dài thì bạn cần đến bệnh viện để kiểm soát kịp thời, vì rất có thể là do lượng đường trong máu không ổn định.



5. Các triệu chứng bong tróc da ở bàn chân

Nếu lượng đường trong máu rất ổn định, thì da chân của họ sẽ có độ ẩm tốt, nhưng khi lượng đường trong máu có sự biến đổi, da ở bàn chân sẽ trở nên rất khô, đặc biệt là gót chân.

Nếu trong sinh hoạt thường xuyên bị bong tróc da chân thì phải đến bệnh viện kiểm soát kỹ xem có phải do lượng đường trong máu không ổn định hay không.



Kết luận: Việc kiểm soát lượng đường trong máu ổn định có thể giúp ích cho sức khỏe của bạn, vì vậy mỗi người trong số chúng ta không nên coi thường vấn đề lượng đường trong máu, phải theo dõi cơ thể mọi lúc để tránh nguy cơ và các biến chứng do bệnh tiểu đường gây nên.

Hoàng Tuấn
(Theo Aboluowang)

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân