TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Bài cuối : Cảm niệm PHÁP SƯ, phẩm thứ 10 của Pháp Hoa Kinh
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Bài cuối : Cảm niệm PHÁP SƯ, phẩm thứ 10 của Pháp Hoa Kinh

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sat May 15, 2021 2:51 am    Tiêu đề: Bài cuối : Cảm niệm PHÁP SƯ, phẩm thứ 10 của Pháp Hoa Kinh




NHẬT LIÊN BỒ-TÁT

(Bài cuối của Cảm niệm PHÁP SƯ, phẩm thứ 10 của Pháp Hoa Kinh)

Kinh Pháp Hoa là chủ đề của hai tông phái Phật giáo: Thiên Thai tông (Trung Hoa) và Nhật Liên tông (Nhật Bản).

Trước Nhật Liên gần bảy thế kỷ, ở Trung Hoa đã có TRÍ KHẢI (531-597) nghiên cứu và hành trì Diệu Pháp iên Hoa Kinh (Saddharma-puṇḍarīka). Trí Khải là Tổ thứ ba của Thiên Thai tông sau Huệ Văn (505-577) và Huệ Tư (514-577). Thiên Thai là tên một ngọn núi mà ngài Trí Khải tu luyện ở đó từ năm 38 tuổi khi thọ giáo với Tổ Huệ Tư.

Nhưng Ngài NHẬT LIÊN (Nichiren 1222-1288) không nặng về triết lý như ba vị tổ của Trung Hoa đó mà đề xướng NIỆM PHÁP (Dharma-smṛti). Pháp thức chủ yếu của Ngài rất đơn giản là niệm NAM MÔ DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH (Nam (u) -myoho-renge-kyo). Ngài nói tất cả chúng sinh đều được cứu độ do xưng tụng nơi Diệu Pháp Liên Hoa, và chỉ có Pháp Hoa, ngài tuyên bố, duy nhất là thông điệp sau cùng chân thật nhất của Đức Phật mà thôi.

Là con của một ngư phủ, Ngài xuất gia năm 15 tuổi; thắc mắc sớm nhất của ngài là: "Thế nào là Sự Thật mà Đức Phật đã giảng dạy?" chẳng ai giải đáp, thế là ngài đến Liêm thương học đạo tại núi Tỉ-duệ (Hiei). Với 10 năm học tập (1243-1253) tại núi này Ngài ngộ ra: Thiên Thai của Trí Khải chính yếu chỉ là một triết thuyết, trong khi Thiên Thai Nhật Bản của Truyền giáo Đại sư (伝教大師), - tức Tối Trừng (最澄, 767-822) - thì vừa thực tiễn vừa lý thuyết. Vì thế năm 1253 ngài trở về ngôi chùa cũ ở Kiyozumi và đề xướng một học thuyết mới với câu niệm nói trên và rằng chỉ có Pháp Hoa mới duy nhất cứu độ chúng sinh mà thôi. Ngài chỉ trích các tông phái khác như Thiền tông và Luật tông, vì thế Ngài không những động đến Nhiếp chính vương Hojo-Tokiyori (Bắc Điểu Thời Lại) là người theo Thiền tông và các tông phái khác nữa; thế là Ngài bị bắt năm 1271 với án xử tử hình.

Nhưng với một phép màu nhiệm [mà lịch sử gọi là PHÉP LẠ] ở giây phút cuối cùng Ngài chỉ bị đày ra đảo Sado mà thôi. Theo truyền thuyết, khi Ngài bị trói dẫn ra pháp trường, nhiều người mỉa mai và trêu chọc Ngài sao không niệm Nam (u) -myoho-rene-kyo (tức là: Nam-mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh) để được Phật cứu cho. Ngài bình tĩnh và nói "Ta chính là Bồ-tát Thượng-Hành (Viśiṣṭacarita Bodhisattva) mà Đức Phật phó thác công việc bảo vệ Chánh Pháp mà.". Rồi khi đến pháp trường với quan quân, cờ xí rợp trời, thì bỗng nhiên mây đen kéo đến và một cơn giông bão nổi lên khiến khán đài và cờ xí của pháp trường đều bị ngã xụp, rách nát; viên đao phủ thủ bỏ chạy thục mạng. Cuối cùng quan tỉnh trưởng ra lệnh hủy bỏ, Ngài chỉ bị đi đày ra đảo Sado.

Về sau, với những huyền thoại và phép lạ nói trên, tên của ngài trở thành một tông phái Phật giáo mạnh mẽ của Nhật Bản, NHẬT LIÊN TÔNG. Rồi gần ba thế kỷ sau tên tuổi của Ngài đi đôi với Đại học RISSHO thành lập năm 1580.

Mời quí bạn & các em đọc tiếp do chúng tôi lấy từ nguồn Wikipedia (tiếng Anh) nhé:

****************************************************

Một trong các đại học lâu đời nhất của Nhật Bản, Rissho Unversity (Lập Chính Đại Học) thành lập năm 1580 khi đó là một chủng viện Phật giáo của các tu-sĩ trẻ dòng tu Nhật Liên tông. Tên của đại học này đến từ RISSHO ANKOKU RON, một luận án viết bởi Nhật Liên (Nichiren), một tu sĩ Phật giáo kiệt xuất thời Liêm Thương (1185-1333).

Đại học Rissho hiện nay có khoảng 11.900 sinh viên gồm hai khoa: Hậu đại học (Cao học & Tiến sĩ) với 14 ngành và Cử nhân với 6 chuyên ngành với hai khu riêng biệt.

(Rissho University (立正大学, Risshō Daigaku), one of the oldest universities in Japan, was founded in 1580, when a seminary was established as a learning center for young monks of the Nichiren shu.[4]

The university's name came from the Rissho Ankoku Ron, a thesis written by Nichiren, a prominent Buddhist priest of the Kamakura period.[5] Rissho University enrolls approximately 11,900 students. It has 14 undergraduate departments and 6 graduate school research departments on two separate campuses.)

*************************************************

Viết thêm nhé: Thật ra RISSHO ANKOKU RON là tên một quyển sách viết bằng chữ Trung Hoa cổ (Classical Chinese) gồm có tám đoạn của Ngài NHẬT LIÊN (1222-1288) viết theo hình thức đối thoại giữa KHÁCH và CHỦ, tựa dịch theo tiếng Anh là “Establishing Right Doctrine and Peace of the Nation” (viết tắt là Ankokuron) ; trong đó xiển dương Đức Tin vào Pháp Hoa Kinh để bảo vệ đất nước. Tuy nhiên nhằm vào thời quân phiệt (Liêm Thương) nắm quyền, nên Ngài bị kết án tử hình năm 1271, nhưng phép lạ đã cứu, như đã nói trên, Ngài chỉ bị đày ra đảo Sado (sa-độ) ; sau ba năm Ngài được phép trở về Kamakura. Bản chép tay của chính Ngài viết vẫn còn giữ gìn cẩn thận trong Văn khố tỉnh Chiba - gọi là Thiên Diệp Huyện - ở phía Bắc Tokyo, Nhật Bản.

Cần Thơ,

Thành phố miền sông nước

Saturday, May 14th 2021 (13:40)

ĐỖ KIM PHỤNG


Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Mon May 24, 2021 5:13 am    Tiêu đề: Một bài kinh ngắn nhưng lại là ...



Một bài kinh ngắn nhưng lại là...

Phải, đó là Kinh GÁNH NẶNG, nơi xuất phát từ-ngữ PUDGALA

(Tàu: Bổ-đặc-già-la; Việt của Thầy Thiện Châu: Nhân-thể) đã gây các ý kiến khác nhau trong nhiều học phái Phật giáo cổ thời – Phật giáo Nguyên thủy, mà chúng tôi đã viết trong 10 bài tán thán Cố HT Thích Thiện Châu (1931-1998) đã bỏ hết công sức, trí tuệ và tài năng trong tác phẩm để đời viết bằng tiếng Pháp LES SECTES PERSONNALISTES (Pugalavàdin) DU BUDDHISME ANCIENCE ; mà thế giới chỉ biết tiếng qua bản dịch Anh ngữ THE LITERATURE OF THE PERSONALISTS OF ERALY BUDDHISM do nxb danh tiếng của Ấn Độ phát hành từ năm 1999. Chúng tôi sẽ còn trở lại công trình này, nhưng bây giờ chúng ta hãy đọc bài kinh nói trên, vì đó là cứ liệu cho các nhà chủ trương Nhân-thể-luận (Pudgalavādins) gây ra tranh cãi trong các bộ phái từ khi Đức Phật nhập diệt.

Xin chép nguyên văn:

Here is a significant excerpt from Bhārahārasutta:

SN III, 25:

Bhāram ca vo bhikkave dessāmi, bhārahāraṃ ca bhārādānaṃ ca bhāranikkhepanan̄ca, tvam sunāthā. - katamo bhīhave bhāro. - pañcūpādānaskandhā tissā vacanāyaṃ, katame pañca. seyyathidam rūpūpādānakkandho saññupādanakkhando saṅkhārayapādānakkhandho viññāṇupādānakkhando: ayaṃ vuccati bhikkhave bhāro. - katamo ca bhikkhave bhārahāro. puggalo tissa vaccanīyam, yoyaṃ āyasmā evaṃnāmo evamgotta; ayaṃ vuccati bjikkave bhārohāro. - katanam ca bhikkāve bhārādānaṃ. yàyam taṇhā panobhavikā nandirāgasahagatā tatrā tatrābhinandini, 'seyyathīdam kāmataṇhā vibhavataṇhā ; idaṃ̣ vuccati bhikkhave bhārādānaṃ - katanañca bhikkhave bhāranikkhe panaṃ, yo tassāyeva taṇhāyā asesavirāganirrodho cāgo paṭinissaggo muti anālayo; idam vuccati bhikkave bhāranikkhep̣aṇan ti.

Sau đây là bản dịch Anh ngữ:

‘I teach, monks, the burden, the bearer of the burden, the taking up and laying down of the burden. Listen attentively.

- What is, monks, the burden?

- It is the five aggregates of grasping (upādānaskandhā), is the reply.

- What are they?

- They are the five aggregates of grasping form, feeling, perception, mental factors, consciousness. This, monks is what is called the burden.

- What, monks, is the bearer of the burden?

- It is the person (pudgala), is the reply. For example, such-and-such a venerable one with such-and-such a name, such-and-such a clan. This, monks, is what is called the bearer of the burden.

- And what, monks, is the taking up of the burden?

- It is craving that leads to rebirth, accompanied by delight in attachment which seeks pleasure sometimes here, sometimes there, namely: craving for sensuality (kāmataṇhā), craving for existence (bhavataṇhā) and craving for annihilation (vibhavataṇhā), That, monks, is what is called taking up the burden.

- And what, monks, is the laying down of the burden?

- It is the destruction of craving, the total cessation of attachment, abandoning, relinquishment, liberation, repugnance. That, monks, is what is called the laying down of the burden.’

Tất cả hai bản trên đều lấy ra từ tác phẩm nói trên (cũng là luận án Tiến-sĩ Quốc-gia của Ngài Thiện Châu, như đã biết).

Và sau đây là nguyên văn bản Việt dịch của cố HT Minh Châu (1920-2012) dịch từ Tương Ưng Bộ Kinh bản chữ Pàli, để quí bạn và các em đối chiếu:

III. Phẩm Gánh Nặng

I. Gánh Nặng (S.iii,25)

1-2) Ở Sàvatthi...

3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về gánh nặng, mang gánh nặng lên, đặt gánh nặng xuống. Hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.

4) Này các Tỷ-kheo, thế nào là gánh nặng? Năm thủ uẩn là câu trả lời. Thế nào là năm? Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là gánh nặng.

5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là kẻ mang gánh nặng? Người là câu trả lời. Vị Tôn giả này có tên như thế này, dòng họ như thế này. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là kẻ mang gánh nặng!

6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là mang gánh nặng lên? Chính là tham ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, đi tìm hỷ lạc chỗ này, chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Này các Tỷ kheo, đây gọi là mang gánh nặng lên.

7) Này các Tỷ-kheo, thế nào là đặt gánh nặng xuống? Ðây là sự ly tham, đoạn diệt ái ấy một cách hoàn toàn, sự từ bỏ, sự xả ly, sự giải thoát, sự không chấp thủ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đặt gánh nặng xuống.

-------------------------------------------------------------------------------

Đoạn dưới đây của Ngài Minh Châu dịch thẳng từ Tương Ưng bộ kinh bản Pàli nên không có trong bản dịch Anh ngữ:

8) Thế Tôn thuyết như vậy, Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

Năm uẩn là gánh nặng,

Kẻ gánh nặng là người;

Mang lấy gánh nặng lên,

Chính là khổ ở đời.

Còn đặt gánh nặng xuống,

Tức là lạc (không khổ),

Ðặt gánh nặng xuống xong,

Không mang thêm gánh khác.

Nếu nhổ khát ái lên,

Tận cùng đến gốc rễ,

Không còn đói và khát,

Ðược giải thoát tịnh lạc!

-------------------------------------------------------------------------

Xin lưu ý: (S.iii,25) tức là:

S = Samyuttanikàya (Tương Ưng bộ kinh Nikàya) ;

Iii = Tập 3; 25 = Chương 25 (hoặc Phẩm 25).

-------------------------------------------------------

Để quí bạn & các em lưu ý từ-ngữ PUDGALA, chúng tôi cho in đậm: puggalo (bản chữ Pàli), pudgala (trong bản dịch chữ Anh) và chữ người (trong bản của HT Minh Châu). GÁNH NẶNG (tiếng Anh là Burden) và Bhārahā là chữ Pàli.

----------------------------------------------------------

Bây giờ chúng ta thử mở từ điển để biết nghĩa của từ-ngữ danh từ này nhé. Chúng tôi lấy hai từ điển sau đây, là những từ điển uy tín duy nhất thế giới về chữ Sanskrit và chữ Phạn lai (Hybrid Sanskrit):

1- A SANSKRIT - ENGLISH DICTIONARY của M. Monier-Williams; nxb Motilal Banarsidass, reprinted 2005 (corrected 2002; First edition published by Oxford University Press, 1899) ; tr. 633, cột giữa. Cuốn này dày 1333 trang, không kể 40 trang đầu sách, khổ lớn nhất (28 cm x 21cm) ; gồm ba cột với cỡ chữ nhỏ nhất.

PUDGALA पुदल (mnf): beautiful, lovely, handsome; the body; the soul; personal entity; the ego or individual. (Tạm dịch: đẹp, đáng yêu, đẹp trai, thân thể, linh hồn; nhân thể, cái ngã).

2- BUDDHIST HYBRID SANSKRIT GRAMMAR AND DICTIONARY (Volume II Dictionary) (Tự-Điểnvà Ngữ pháp chữ Phạn-lai Phật giáo) của Franklin Edgerton; nxb Motilal Banarsidass, reprinted 2004 ; First edition New Haven, 1953. By arrangement with Yale University Press, New Haven ; tr. 347, cột bên trái. Cuốn này là cuốn thứ hai dày 627 trang, khổ lớn nhất (28cm x 21cm) trong một bộ, cuốn thứ nhất là Grammar dày 239 trang.

PUDGALA [i] (often written PUṂGALA): A Sanskrit word may have influenced the form with nasal puṃgala = Pali puggala = Sanskrit purusa (person, man, creature, soul (often in the latter sense = ĀTMAN).

(Tạm dịch: PUDGALA thường được viết là PUṂGALA: Một từ Phạn ngữ có lẽ ảnh hưởng đến hình thái với từ puṃgala phát âm mũi = puggala (Pàli) = purusa (từ Sanskrit): con người, người, tạo vật, linh hồn (thường là mang ý nghĩa chữ sau: ÀTMAN, cái Ngã).

Nếu quí bạn và các em có bản Anh ngữ thì nên đọc thêm để dễ dàng theo dõi các tiến trình từ lúc manh nha cho đến khi chính thức – kéo dài hơn mười thế kỷ - PUDGALA mới được các học-giả, thạc-học, các giáo sư danh tiếng thế giới chuyên về Phật giáo Ấn Độ - dẫu chưa lên tiếng – nhưng phải hiểu rằng được chấp nhận; nhất là từ khi công trình của Ngài Thiện Châu được phổ biến từ năm 1996 khi Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam chính thức xuất bản đầu tiên ở quê nhà, và - như quí bạn & các em đã biết – được MOLITAL BANARSIDASS, nxb danh tiếng chuyên về Cổ học Ấn Độ & Phật giáo, đưa vào danh mục các tác phẩm để đời từ năm 1999. Đó là một vinh dự vẻ vang không riêng gì cho cố HT Thiện Châu mà cũng của Việt Nam chúng ta: đã đóng góp một công trình vào kho tàng Phật học thế giới.

Để tạm kết thúc loạt bài tán thán công đức của cố HT Thiện Châu về BỔ-ĐẶC-GIÀ-LA, chúng tôi xin quí bạn đọc bài dưới đây nhé:

Bộ từ điển: Chú Thích Phật Học - Pháp Thí Hội

● 補特伽羅, (Pudgala). Cựu dịch là “nhân” hay “chúng sinh”, tân dịch là “sát thủ thú”, nghĩa là thường tới lui qua lại nơi các nẻo luân hồi. Thắng nghĩa bổ-đặc-già-la nghĩa là trong chúng sinh có đầy đủ thắng nghĩa đế.

Thắng nghĩa bổ-đặc-già-la: “Bổ-đặc-già-la” (pudgala) được dịch là nhân (người), chúng sinh, hay sác thủ thú; tức chỉ cho cái chủ thể chuyển sinh trong luân hồi. – Từ “sác thủ thú” có nghĩa là nhiều lần qua lại trong các nẻo luân hồi. Nói rõ hơn, bổ-đặc-già-la là một tên gọi khác của NGÃ, vốn là một trong những kiến chấp trọng yếu của ngoại đạo. Pháp sư Khuy Cơ có liệt kê 16 “tông” (tức hệ phái) ngoại đạo ở Ấn-độ thời cổ đại, trong đó có Kế Ngã Thật Hữu tông, vọng chấp có một cái NGÃ chân thật, thường nhất; và giải thích rằng, cái ngã đó vừa là năm uẩn, vừa ở ngoài năm uẩn (tức li uẩn ngã), vừa không phải năm uẩn vừa không ở ngoài năm uẩn (phi tức phi li uẩn ngã). Luận Thành Duy Thức phân loại có ba thứ ngã:

1) Ngã chính là cái thân ngũ uẩn này (tức uẩn ngã) ; đó là kiến chấp thông thường của mọi người thế gian.

2) Ngã ở ngoài cái thân năm uẩn (li uẩn ngã) ; đó là quan điểm của các phái ngoại đạo như Số Luận, Thắng Luận, v.v...

3) Ngã không phải là thân ngũ uẩn này, mà cũng không ở ngoài thân ngũ uẩn này (phi tức phi li uẩn ngã) ; đó là chủ trương của các bộ phái Độc Tử và Chánh Lượng.

Độc Tử bộ đã có một lập luận rõ ràng về bổ-đặc-già-la: Khi người ta tạo nghiệp lành dữ, tất phải có một năng lực liên hệ giữa nghiệp nhân và nghiệp quả, mới dẫn đến sự hiện hữu trong tương lai. Cái năng lực đó chính là bổ-đặc-già-la. Nếu không có bổ-đặc-già-la, khi người ta chết rồi, năm uẩn tan rã, thì cái gì dẫn đến sự hiện hữu trong tương lai? Phải có bổ-đặc-già-la duy trì nghiệp, thì mới có luân hồi hay giải thoát. Nhưng, bổ-đặc-già-la không hẳn là năm uẩn, cũng không nằm ngoài năm uẩn. Bổ-đặc-già-la cũng không phải tâm và tâm sở. Tâm và tâm sở biến diệt vô thường, không thể biết hết mọi pháp, hoặc hễ biết pháp này thì không thể cùng lúc biết pháp khác, cho nên không làm cho phàm phu thành bậc Nhất Thiết Trí; còn bổ-đặc-già-la thì trái lại, đó là thực thể thường trú bất biến, quán thông cả ba đời, biết tất cả mọi pháp, vì vậy mà chúng sinh từ địa vị phàm phu mới có thể tiến lên thành bậc Nhất Thiết Trí. Bởi vậy, không thể nói bổ-đặc-già-la thuộc năm uẩn hữu vi, cũng không thể nói nó thuộc niết bàn vô vi; nó là “bất khả thuyết”. Chánh Lượng bộ và Kinh Lượng bộ cũng đồng quan điểm này của Độc Tử Bộ. Các bộ phái Phật giáo này cùng với ngoại đạo đều công nhận thật có cái NGÃ, gọi là “bổ-đặc-già-la”, vì vậy, để phân biệt chánh tà, các bộ phái Phật giáo trên lại gọi cái bổ-đặc-già-la do mình chủ trương là “thắng nghĩa bổ-đặc-già-la”, tức là chân ngã, cũng tức là thánh pháp ở trong chúng sinh; nhờ đó mà chúng sinh có thể thành Phật.

**************************

NAM-MÔ BỔN SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT

NAM-MÔ HƯƠNG VÂN CÁI BỒ-TÁT MA-HA TÁT

Cần Thơ, thành phố miền sông nước,

May 24th 2021 (03:05 PM)

ĐỖ KIM PHỤNG

विद्यारत्न

Về Đầu Trang
tonthattue



Ngày tham gia: 17 Jul 2010
Số bài: 209
Đến từ: Georgia USA

Bài gửiGửi: Wed Oct 06, 2021 9:38 am    Tiêu đề: Nhật Liên

Dạ thưa, tôi có vài điều thô thiền xin thưa:
Anko koron: là an quốc luận, một ghosho chính yếu của Nichiren Daishonin (Nhật Liên Đại Thánh Nhân. Thay vì tầm chương trích cú Nhật Liên thường viết các bức thư rất bình dân, ví dụ khô mộc phùng xuân; hậu sinh kết tập thành từng cuốn gọi là ghosho (ngự thư; thư là thơ từ). Bổn đạo ngành nầy học những thư ấy như Vatican học Cathechism, tuy hai thứ một trời một vực khác nhau. Nhật Liên Tông xem anko kon là căn bản để bảo vệ sự hiện tồn existence của mình trên nước Nhật nơi mà các giáo phái tranh biện; đó cũng là vũ khí marketing, có tính chất nationaliste: muốn cho quốc gia an bình thì phải có chánh pháp (hiểu rằng Nhật là một nước PG). Hậu duệ thời cận đại 1945, khi Mc Arthur tuyên bố tự do tôn giáo thì dùng Pháp Hoa và cho rằng Pháp Hoa mới là nền tản cho nước Nhật tiến bộ và hòa bình. Quân phiệt Nhật ép mọi tín ngưỡng phải tuân phục Shinto, chỉ có vài học giả ngành Nhật Liên phản đối và bị tù; chúng tôi mất tài liệu nói rằng phái thiền Nhật thời đó âm thầm ủng hộ Nhật trong các cách tàn nhẫn đối với Nhật và Đông Nam Á.
Nhật đã biết Pháp Hoa lâu và rất lâu, và rất kỳ cục, chỉ phụ nữ mới tụng PH. Nhiều sư đã qua Tàu học theo Phái Thiên Thai của sư Trí Di ngay từ đầu, và về Nhật lập ra phái Tiendai trước Nhật Liên mấy trăm năm. Nhật Liên Tông không đi từ số không mà cơ duyên đã có từ trước.
Tuy nhiên sự đóng góp rất cách mạng của NLĐTN có tính chất quyết liệt, hầu như dogmatique.
Chỉ có PH mới là giáo lý chính gốc, hâu duệ cho rằng NLTông mới orthodoc, mọi kinh ngoài PH đều là provisional. NL cho rằng kinh PH là đời sống chư Phật, chính là chư Phật. Vì vậy niệm Nam Mô DPLHK cũng như niệm nam mô Thích Ca và tất cả chư Phật. Ngài không dùng chữ Pháp thân nhưng chính là dùng ý nghĩa vô hình tướng bằng cách thờ một ngự bản tôn với tên kinh; ngài cho đó là hiển thị kinh PH (visualization).
Không ngạc nhiên khi NLĐTN chú trọng phẩm pháp sư, vì Ngài và hâu duệ quyết quảng bá kinh nầy. Câu nói hay nhất, theo tôi, Phật Thích Ca là người đóng tàu; ta là tài công lái tàu ấy đưa chúng sinh qua bể khổ.
Mấy chữ thôi chứ nói không cùng.
Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Thu Oct 07, 2021 2:33 am    Tiêu đề: ANKO KORON

Anh TUỆ kính mến,

Hay quá . Thế thì anh nên viết một bài trong đó có một, hai hay ba bài của tập ANKO KORON; rất bổ ich không những cho những ai KÍNH NGƯỠNG Ngài NHẬT LIÊN mà ngay cả các tu sĩ PGVN cũng mang ơn anh khi anh sưu tầm NỘI DUNG của ANKO KORON .
Anh nói đúng, PHỤ NỮ thường hay đọc & tụng PHÁP HOA KINH. Nhưng cũng có rất nhiều người như cố HT Trí Tịnh (1917- 2014) Khoa trưởng Phân khoa Phật học, Viện Đại học Vạn Hạnh của Ngài Minh Châu trước 1975 là Chủ tịch Hội đồng Phiên dịch Kinh điển VNCH và hai vị Cao tăng VN tốt nghiệp tiến sĩ Đại học RISSHO là Cố HT Thanh Kiểm (1920-2000) và HT Trí Quảng (sinh 1940) cũng trì tụng Pháp Hoa Kinh nữa. Anh biết Phật giáo là THIÊN KINH VẠN QUYỂN mà, cho nên người VN ta chọn Pháp Hoa Kinh cũng phải thôi vì trong đó có Phẩm Phổ Môn với Quan Thế Âm BồTát. Ờ VN đa phần các Phật tử bình dân đọc & tụng một trong hai : Kinh A-Di-Đà và Kinh Pháp Hoa thôi. Ba nhân bá tánh mà, phải không anh ! Ông nào tự cho mình PHẬT PHÁP giỏi thì lấy Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Bát Nhã ra mà giảng ! Thế thôi. Vì thế đừng ngạc nhiên tại sao đạo Chúa và đạo Hồi có số tín đồ đông nhất thế giới là thế vì chỉ có 1 cuốn kinh thôi không kể Cựu Ước của Do-thái giáo .

Em đây (Mr Phụng) cũng là một trong số những Phật tử tối ngày sáng đêm chỉ biết niệm QUAN ÂM BỒ TÁT mặc dù em lại hiểu NGÀI là hóa thân của [b]VISHNU , [/b]một trong ba ngôi của Ấn giáo (Hinduism) theo minh triết Ấn Độ (xin xem THE BHAGAVDGITA của Radhakrishnan (1888-1975). Và hơn nữa ... tiếu lâm một tí nhé : vì KIẾP TRƯỚC em là ngừi Ấn Độ ! do một vị Cao tăng đã khuất núi cùng quê Ninh Thuận của em nói với em như thế khi em mới 14, 15 tuổi chưa biết gì về minh triết Ấn Độ (Indian wisdom) và Phật giáo Đại thừa.

Cảm ơn anh đã đọc mấy bài của em viết về NGÀI NHẬT LIÊN qua các tư liệu có được ở quê nhà .
Kính chúc anh an khang .

ĐKP
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân