TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Sức Sống Tâm Linh của Đại Thánh GANDHI
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Sức Sống Tâm Linh của Đại Thánh GANDHI

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Mon Sep 20, 2021 12:14 am    Tiêu đề: Sức Sống Tâm Linh của Đại Thánh GANDHI




Sức Sống Tâm Linh của ĐẠI THÁNH GANDHI

Trước hết, kính mời quí độc giả đọc lại lời của Đại thánh về Kinh Bhagavadgita trong bài trước :

(Tạm dịch : Tôi thấy một niềm an ủi trong kinh Bhagavadgita mà tôi không gặp được trong Bài Giảng Trên Núi. Khi sự thất vọng lồ lộ trên khuôn mặt và tất cả đều cô đơn tôi không thấy một tia sáng nào , tôi đến với Bhagavadgita. Tôi thấy đâu đó một câu thơ một vần thơ, tức thì tôi bỗng mỉm cười giữa những bi kịch đang bao phủ - cuộc đời tôi luôn đầy những bi kịch bên ngoài – và nếu chúng không để lại vế sẹo nào hằn trên tôi, là nhờ tất cả những lời dạy của kinh Bhagavadgìtà.) (sđd. trang đầu tiên)

Nguyên văn Anh ngữ :
I find a solace in the Bhagavadgìtà that I miss even in the Sermon on the Mount. When disappointmentstares me in the face and all alone I see not one ray of light, I go back to the Bhagavadgìtà . I find a verse here and a verse there and I immediately begin to smile in the midst of overwhelming tragedies – and my life has been full of external tragedies – and if they have left no visible, no indelible scar on me, I owe itall to the teachings of the Bhagavadgìtà

Về tiểu sử của Ngài quí bạn có thể đọc trên NET có cả Việt và Anh ngữ, ở đây chúng tôi chỉ ghi lại những gì không có trên NET.
*****************************
Và, trước khi hiểu biết về sức sống tâm linh của Đại Thánh Gandhi chúng ta cũng phải biết thêm chút ít về tên tuổi của Servepalli Radhakrishnan (1888-1975), tác giả bản dịch Anh ngữ uy tín từ nguyên bản Sanskrit The BHAGAVADGĪTĀ xuất bản lần đầu tiên ở Anh quốc năm 1948 và vẫn còn tái bản nhiều lần từ năm 1993 đến nay ở Ấn Độ bởi nxb HarperCollins Publishers; A-75, Sector 57, Nodia, Utsr Pradesh 201301, India.

Servepalli Radhakrishnan (1888-1975), ngoài tác giả của rất nhiều tác phẩm - nhưng đặc sắc nhất là : The Hindu View of Life (1927), Indian Philosophy (1923), An Idealist View of Life (1929), My Search for Truth (1937), ông còn là triết gia và chính khách. Ông cũng được coi là một tư-tưởng-gia Ấn Độ có rất nhiều ảnh hưởng trong giới hàn lâm (academic circles) từ thế kỷ XX đến nay. Trước khi trở thành một chính khách danh tiếng, ông đã được Thủ tướng Nehru (1889-1964) bổ nhiệm làm Đại sứ ở Mac-tư-khoa (Moscow) năm 1949. Ông giữ chức vụ này cho đến 1952 khi đắc cử Phó Tổng thống cùng liên danh của Tổng thống Raja Sabha, 1952-1962; và rồi trở thành Tổng thống Ấn Độ từ 1962 đến 1967. Ông cũng là thần tượng của cố Tổng thống Kennedy của Hoa Kỳ khi được vị tổng thống trẻ tuổi tài ba này chính thức mời ông sang viếng thăm Hoa Kỳ khoảng đầu năm 1963.

Ông chủ trương con người ta có nhiều tôn giáo (Relegious Pluralism) không nên phân biệt, khi ông viết trong cuốn The Hindu View of Life (1927) như sau :

“The worshippers of the Absolute are the highest in rank; second to them are the worshippers of the personal God; then come the worshippers of the incarnations like Rama, Kṛṣṇa, Buddha; below them are those who worship ancestors, deities and sages, and the lowest of all are the worshippers of the petty forces and spirits” (sđd. tr 32)

(Tạm dịch : Những người thờ phượng Đấng Tuyệt Đối là những người ở đẳng cấp cao nhất; kế tiếp là những người thờ phượng Thượng đế hữu ngã; rồi mới tới những người thờ phượng các hóa thân như : Rama, Kṛṣṇa, Đức Phật; dưới nữa là những người thờ phượng tổ tiên, chư thần, các bậc hiền ; và thấp nhất là những người thờ phượng các thần nhỏ hơn. “


Ông gọi đó là do kinh nghiệm cá nhân, sự trải qua của từng người (personal experience) mà thôi.
******************************************************
Bây giờ đến Đại Thánh GANDHI.

Trước hết, chúng tôi trích dẫn vài đoạn trong cuốn Việt dịch từ nguyên bản The Story of my Experiments with Truth của Ngài, bởi Ni sư Trí Hải (1938-2003), GANDHI TỰ TRUYỆN , dày 655 trang (khổ 19cm x 14.5cm) , nxb Quế Sơn Võ Tánh, ấn hành lần thứ nhất năm 1971, Saigon.
Trước tiên, ta hãy đọc những lời Đại Thánh viết về song thân của Ngài ở các trang đầu của quyển tự truyện này.

Cha tôi không bao giờ có tham vọng dồn chứa của cải và để lại cho chúng tôi rất ít tài sản.”(tr. 18);
“Về tu tập, ông rât ít thực hành nhưng lại có cái loại kiến thức tôn giáo mà nhiều người Ấn Độ giáo đã thừa hưởng được nhờ rất thường viếng các đền đài và nghe giảng ”(tr. 19);
“ Vào những ngày cuối đời ông bắt đầu đọc Gita (Chí tôn ca)và ông thường đọc lớn tiếng vài câu thơ hằng ngày vào giờ cầu nguyện. ”(tr. 19);


Sau đây là MẸ :

“… Ấn tượng nổi bật nhật Mẹ tôi đã để lại trong ký ức tôi là ấn tượng về sự thánh thiện của bà. Bà là người đầy kính tín. Bà không bao giờ nghĩ đến việc dùng bữa mà không đọc những lời kinh nhật tụng . Một trong những công việc hằng ngày của bà là đi đến đền thờ. Theo chỗ tôi nhớ được thì bà chưa từng lúc nào bỏ lệ trai chay trong bốn tháng mùa mưa gọi là Chaturmas. Sự ốm đau không là duyên cớ nới lỏng những lời nguyện ấy.”(tr. 19);

“Suốt thời gian Chaturmas bà ăn mỗi ngày một bữa, đó là thói quen của bà. Chưa bằng lòng với điều đó , bà còn nhịn đói cách khoảng một ngày suốt kỳ Chaturmas” (tr. 19)

“Trong một kỳ Chaturmas khác bà nguyện sẽ không ăn cơm nếu không thấy mặt trời lên. Vào những ngày ấy lũ trẻ nhỏ chúng tôi thường đứng nhìn chằm chập vào mặt trời , chờ để báo tin với mẹ tôi mặt trời đã xuất hiện. Ai cũng biết là khi mùa mưa lên cao độ vừng dương thường không thèm ló dạng. Tôi lại nhớ những ngày khi thấy nó đột nhiên xuất hiện, chúng tôi vội vã vào báo cho bà. Bà thường chạy ra để xem cho tật mắt, nhưng vừa khi ấy nó đã biến mất, và thế là nó đoạt luôn bữa cơm của bà. Song bà vẫn vui vẻ bảo :”Không hề gì, Thượng Đế đã không muốn cho mẹ dùng bữa cơm hôm nay”; rồi bà lại trở về với bổn phận hằng ngày.”
(tr. 20)


CÒN TIẾP kỳ sau .

Cần Thơ, đô thị miền sông nước
विद्यारत्न
Sept. 20th 2021 (11:00 AM)




Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân