TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Quyển KINH THÁNH (bản Việt dịch) để đời
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Quyển KINH THÁNH (bản Việt dịch) để đời

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Tue Aug 31, 2021 12:37 am    Tiêu đề: Quyển KINH THÁNH (bản Việt dịch) để đời




Quyển KINH THÁNH (bản dịch Việt) để đời của Dòng Chúa Cứu Thế

Ở quê hương con cháu Lạc Hồng, như chúng ta đã biết, có hai tôn giáo lớn nhất, lâu đời nhất và có ảnh hưởng nhất, đó là Phật giáo và Thiên-Chúa giáo (Christianity). Riêng với Thiên-Chúa giáo người Việt chúng ta luôn nhớ đến Cố Đắc-Lộ - Alexandre de Rhodes (1593-1660) – người có công lớn nhất cho sự hình thành chữ Quốc-ngữ. Những gì liên quan đến Ngài Đắc-Lộ và sự truyền đạo Ki-tô xin để dành cho các bậc thức giả hay bạn đọc của trang Duy Tân đóng góp. Ở đây mình chỉ đề cập đến quyển KINH THÁNH bản Việt dịch, theo mình nghĩ, đồ sộ nhất từ trước đến nay; mục tiêu của bài chỉ là giới thiệu tác phẩm quí giá này với những ai chưa biết vì sách ra đời trong khoảng thời gian khó khăn của nước nhà vừa mới sau tháng 4/1975 vài tháng.

Trước hết, cũng nên biết rằng trước 1975, đã có KINH THÁNH Cựu Ước và Tân Ước bản dịch Việt ngữ do học giả PHAN KHÔI (1887-1959) dịch năm 1926 và sau 1975 đã được Giáo hội Tin Lành ấn hành trước khi nhà xuất bản Tôn giáo cho ra đời cuốn Kinh Thánh Cựu Ước & Tân Ước – Bản dịch mới năm 2013. Nói thêm về hai bản này :

1- Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước (bản dịch 1926 của Phan Khôi) sau 1975 được ấn loát tại Đại Hàn bởi : The Holy Bible Vietnamese , published by the United Bible Societies, United Bible Societies 14M-1992 – VIETNAMESE 53, Black case. Printed in Korea. Quyển này bìa cứng, bọc vải, khổ 21.50 x 13.50 cm. Sách dày : Cựu ước : 1070 trang + Tân ước : 327 trang cùng với 7 bản đồ màu ở cuối sách; giấy mỏng chống mối mọt. Không thấy ghi số lượng in.
2- Kinh Thánh – bản dịch mới. nxb Tôn Giáo, Hà Nội, quí 3/2013 với 10.000 bản, giấy láng mỏng tốt, khổ 17cm x 11cm dày 1478 trang, với 7 trang hình bản đồ (ảnh màu). Bản này trang trong có ghi : Phiên dịch từ nguyên bản Hy-bá-lai và Hy-lạp. Bản tiếng Việt hiện đại. Hội Kinh Thánh Việt Nam. Và một tờ in riêng hai thứ tiếng (Việt + Anh) ghi : Những Ưu Điểm Đặc Biệt của Kinh Thánh Bản Dịch Mới.(The Unique Qualities of the New Vietnamese Bible (Vietnamese Bible, Inc.)

Sau đây là vài đặc điểm của cuốn Kinh Thánh mà chúng tôi gọi là đồ sộ nhất của Việt Nam tính đến hôm nay.
- Trang đầu tiên : KINH THÁNH , bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn – Dòng Chúa Cứu Thế, 1976.

- Trang tiếp theo có hai phần : Phần trên : ĐÃ DUYỆT XÉT , Tp/HCM ngày 10-11-1975 Lêô Lê trung Nghĩa, Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế .Phần dưới : CHUẨN ẤN, TP/HCM ngày 12-11-1975 Phaolô Nguyễn văn Bình,Tổng Giám Mục Saigon.
Và, Giấy phép Bộ Thông Tin Văn Hóa – Cục Báo Chí uấ Bản số 92/GPNT/XB ngày 13-11-1975. Nạp lưu chiếu tháng 12/1976.
- Trang tiếp theo nữa là Lời Nói Đầu với nguyên văn như sau : “Bản dịch bộ Kinh Thánh này, cùng với ghi chú và hai bài tiểu dẫn vào Cựu và Tân Ước, ngoại trừ một ít phần, là của linh mục Nguyễn thế Thuấn. Bản dịch này dựa thực hiện trên các nguyên bản bằng tiếng Hipri, Aram và Hi-Lạp, như đã được bình luận và xuất bản theo khoa học ngày nay. Dịch giả cũng đối chiếu với các bản dịch cổ xưa bằng tiếng Hilạp, Syri và Latinh. Về các tên riêng, dịch giả cố gắng giữ lấy nguyên hình thức có trong bản Hipri và Hilap, trừ những tiếng quá thông dụng.”
- Độ dày của Sách : Cựu Ước : 2318 trang & Tân Ước 616 trang; Bìa cứng, giấy mỏng, khổ : 20cm x 14cm, cỡ chữ nhỏ nhất, với hai phần : Tiểu Dẫn vào Cựu Ước từ trang XVII đến XLVIII & Tiểu Dẫn Vào Tân Ước từ trang IV đến XL.
- Đặc biệt, trang đầu của Tân Ước có hai phần này , nguyên văn :
- Phần trên : ĐÃ DUYỆT XÉT , Saigon ngày 15-8-1969 B. Hoàng quang Lượng, Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế .Phần dưới : CHUẨN ẤN, Saigon ngày 28-8-1969 Fx. Trần thanh Khâm, Giám mục Phụ tá và Tổng Dại Diện.
Và, Giấy phép Bộ Thông Tin Văn Hóa – Cục Báo Chí uấ Bản số 92/GPNT/XB ngày 13-11-1975. Nạp lư chiếu tháng 12/1976.

Sau cùng là phần sơ lược tiểu sử Dịch giả Linh mục NGUYỄN THẾ THUẤN (1922-1975). (viết theo Nhớ Một Người Đã Ra Đi) .

Ngài sinh ở làng La Phú, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thủ đô Hà Nội). Vào Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội và thụ phong linh mục năm 29 tuổi tức vào năm 1951. Sau khi được thụ phong linh mục, ngài được cử đi du học tại La-Mã (Roma). Kế đó, sang học tại trường Thánh Kinh Giêrusalem trong bốn năm (1952-1956). Về nước ngài được cử dạy môn Thánh Kinh tại Học Viện của Dòng ở Đà-Lạt. Từ đó, cuộc đời của Ngài, theo như mô tả, “như bị chôn chặt trong tòa nhà được xây bằng đá trên một trong những quả đồi cao nhất của Đà-Lạt bị gắn liền với công việc giảng dạy Thánh Kinh và việc dịch Thánh Kinh mà cha đã đề ra cho mình.”
Ngài say sưa với sách vở, với lớp học và nhất là với việc dịch Thánh Kinh. Ngài bắt đầu với Thánh Kinh Tân Ước, dịch vào năm 1960. Song song với việc chỉnh sửa bản dịch Tân Ước ngài cũng đã bắt đầu dịch Thánh Kinh Cựu Ước, nhưng tiếc thay đã không có đủ thời gian hoàn tất. Chỉ còn đích mấy bước nữa thôi thì ngài đã ra đi. Ngài tử nạn ngày 28-3-1975 tại Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Sau đây là nguyên văn bài viết trong Nhớ Một Người Đã Ra Đi :

Bước vào phòng ở và làm việc của cha để thu dọn bản thảo, người học trò của cha có cảm giác như được bứơc vào nơi thân quen nhất của cha giáo Thánh Kinh. Bầu khí làm việc trong âm thầm, lặng lẽ, kiên trì như vẫn còn bao trùm cả căn phòng giản dị nhưng chứa đầy vết tích của suy tư, tìm kiếm khoa học. Các bản thảo được xếp ngay ngắn, thứ tự trong một cái bàn rộng, có nhiều ngăn. Bản thảo của từng cuốn sách thuộc Cựu Ước được đóng riêng, theo cùng khổ giấy 20 x 40cm. Mỗi trang giấy , được viết một mặt, đều được chia thành ba cột. Cộ giữa dành cho từng câu của bản dịch đã hoàn chỉnh. Cột bên trái ghi các từ quan trọng trong câu và các nghĩa cảu các từ này. Cột bên trái ghi các chú thích về từ ngữ. Cha dùng giấy bao xi-măng để làm bìa cho các bản thảo. Tất cả đều được viết bằng tay. Bên cạnh đó là một tủ đựng các phiếu được xếp trong những ngăn nhỏ. Mỗi phiếu là một câu, một cụm từ, một từ với những giải thích hay chú giải của nhiều tác giả khác nhau …”
*************************************
Cứ mỗi trang là có các ghi chú (Footnotes), cho thấy bản dịch rất tỉ mỉ từng chi tiết. Chúng mình kẻ hậu sinh chỉ biết cúi đầu kính phục công lao & tài đức của ngài mà thôi. Điều này làm chúng mình nhớ lại Ngài HUYỀN TRANG (600-664) với công trình dịch Kinh Phật từ chữ Phạn cổ sang Hán văn Bộ Đại-Nhã 600 quyển và các Kinh khác sau nhiều năm du học ở Nalanda (Na-lan-đà), Ấn Độ; thời đó đâu có “đèn điện” và các tiện nghi tối thiểu như ở Rome (La-Mã) thời Cha THUẤN du học (1952-1956). Vì vậy nếu chúng mình cúi đầu kính phục linh mục Nguyễn Thế Thuấn thì với [b]Ngài Bồ-tát HUYỀN TRANG chúng mình sụp lạy 108 lạy hoặc hơn nữa .[/b]

Bài này mình viết cũng để tặng bạn NGUYỄN VĂN DUẬN, cựu giáo sư Duy Tân (1972-1975), Phan Rang, Ninh Thuận.

विद्यारत्न
August 31st 2021 (11:20 AM)


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân