TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Lời khuyên của một Cao tăng cho người xuất gia trẻ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Lời khuyên của một Cao tăng cho người xuất gia trẻ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Thu Jun 24, 2021 1:50 pm    Tiêu đề: Lời khuyên của một Cao tăng cho người xuất gia trẻ

Lời khuyên của một Cao tăng cho người xuất gia trẻ

Những năm gần đây ở Việt Nam rộ lên các thông bạch quyên góp xây dựng mới lại các chùa chiền và tịnh thất; rồi mới nhất có một ni cô vừa tốt nghiệp tiến sĩ Phật học sau mười bốn năm du học ở Miến Điện (Myanma) kêu gọi các Phật tử đóng góp vật liệu hoặc tài chánh xây dựng một ngôi chùa ở TP/HCM để hoằng dương Phật pháp.

Chúng tôi, người chép lại bài này cũng là một Phật tử - một cư sĩ tuổi ngoài 74, 75 niên kỷ, không dám có ý kiến gì về việc nói trên của các vị xuất gia, nay chỉ xin chép lại vài đoạn từ bài viết khá dài của một vị cao tăng rất danh tiếng không những ở quê nhà mà cả thế giới. Đó là bài viết tựa đề NÓI VỚI NGƯỜI XUẤT GIA TRẺ của Đại lão Thiền sư NHẤT HẠNH trên tạp chí GIÁC NGỘ, nguyệt san nghiên cứu của Giáo hội Phật giáo TP/HCM số 105 ra tháng 12 năm 2004- PL-2548; mục SỐNG ĐẠO . Vì bài khá dài, 13 trang từ trang 41 đến hết trang 55, nên chúng tôi chỉ chép lại những đoạn quan trọng mà thôi.

Mở đầu với tiểu đề Tâm thương yêu ngài viết :

[i]Kính thưa đại chúng, hôm nay là ngày mùng 2 tháng 5 1996, chúng ta đang ở tại Xóm Thượng. Cách đây hơn một năm, tôi có hứa phải viết một cuốn sách nhỏ cho người xuất gia trẻ, nhưng trong suốt năm qua tôi đã không viết được. Mới ngày hôm kia đây, Sư cô Đoan Nghiêm nói : “Tại sao thầy không nói những điều thầy muốn viết vào một bài giảng ?”.Vì vậy hôm nay về đề tài bài pháp thoại là Nói chuyện với người xuất gia trẻ. Nói là trẻ, nhưng có những người bảy mươi tuổi như tôi cũng cảm thấy có liên hệ.”

(…)

“Khi một người đi xuất gia, ta biết rằng có một động lực nào đó đã thúc đẩy người ấy đi xuất gia. Động lực ấy trong đạo Bụt gọi là Bồ đề tâm, bodhicitta.”
(…)
“Chúng ta đã biết là trong đạo Bụt, hiểu biết với thương yêu là một. Nếu không hiểu được người kia thì chúng ta không thể thương được người kia. Bi là thương, trí là biết. Bi và trí đi đôi với nhau. Không hiểu mà thương thì mình có thể làm cho người ta đau khổ. Tâm bồ đề là tâm hiểu biết mà cũng là tâm thương yêu.”

(…)

“Bồ đề tâm phải được nuôi dưỡng trong đời sống hằng ngày. Nếu không nó sẽ bị xói mòn. Vì vậy sống đời xuất gia trong một môi trường không thuận lợi có thể là một nguy hiểm lớn. Nếu không có môi trường thuận tiện, không có tăng thân giỏi, không có thầy hay, không có pháp môn thực tập hữu hiệu , hoặc có vấn đề với thầy, giận sư anh, giận sư chị, giận sư em, ngày nào cũng khổ đau, cũng khóc thì chỉ trong một thời gian nào đó thôi, ta sẽ thấy Bồ đề tâm của ta bị xói mòn và ta sẽ ra đời .Do đó cho nên vấn đề môi trường tu học là vấn đề quan trọng. Ta phải tìm ra một môi trường trong đó Bồ đề tâm của ta được nuôi dưỡng hàng ngày. Trong suốt 54 năm qua, từ ngày tôi xuất gia, Bồ đề tâm của tôi chưa bao giờ lung lay cả.”
(…)

“Chúng ta đã chứng kiến việc những người xuất gia ra đời, trong nước cũng như ngoài nước. Trong số các thầy trẻ đi qua Hoa Kỳ, sống tại tiểu bang California để đi học, số lượng những vị bị rơi rụng rất nhiều.”
(…)

“Một ông thầy còn trẻ không sống với tăng thân, chỉ muốn đi học ngoài đời với mục đích là kiếm một cái bằng cấp, mỗi ngày không có vị tăng thân nhắc nhở, mỗi ngày phải tiếp xúc với những hiện tượng tiêu thụ và hành lạc trong cuộc đời, môi trường đó quả thật là một môi trường rất xấu. Ở trong nước cũng có những thầy và những sư cô trẻ cứ nghĩ rằng phải có một cái bằng cấp nào đó thì khi nói khi làm người ta mới nghe, người ta mới tin. Nghĩ như vậy cho nên họ mới đổ dồn năng lượng vào chuyện đi học để có một cái bằng cấp. Có khi họ không ở chùa, có khi họ ra ở nhà thế gian để đi học. Rơi rụng trong trường hợp này, là chuyện dĩ nhiên.”


Như đã nói, bài viết trên khá dài và chia ra nhiều tiểu mục như :
- Tâm thương yêu
- Môi trường tốt
- Sự nghiệp giác ngộ
- Hạnh phuc bây giờ
- Kiến thức không phải là tuệ giác
- Tu cho mọi người
- Hạnh phúc là chánh niệm
- Sơ tâm là hảo tâm.

Vì thế để kết thúc, chúng tôi chỉ chép lại đoạn cuối cùng sau đây, quí bạn nào muốn đọc hết nguyên bài xin hãy tìm số Giác Ngộ nói trên, rất bổ ích và thật cảm động bởi những lời chân thành của vị Cao tăng.

Tâm buổi ban đầu (xuất gia) là một trái tim tốt lành còn nguyên vẹn, còn lành lặn, còn nóng hổi, còn đẹp đẽ. Ta phải giữ gìn trái tim ấy cho mẹ, cho cha, cho tất cả mọi người, mọi loài, cho Bụt, cho Pháp và cho Tăng. Mà phuong thức hay nhất để giữ gìn nó là sống và thực tập trong một môi trường thuận lợi. Tôi có phước duyên gìn giữ được sơ tâm. Tôi cầu mong quí vị cũng sẽ giữ đuộc trái tim đẹp đẽ ấy mãi mãi, ngàn đời.”

Những chỗ có tô đậm là do chúng tôi tự tô đậm.

CẦN THƠ, đô thị miền sông nước
June 25th 2021 (00:45)
CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
ĐỖ KIM PHỤNG
विद्यारत्न[b]
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân