TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Một tu-sĩ thạc-học rạng danh thế giới của Việt Nam
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Một tu-sĩ thạc-học rạng danh thế giới của Việt Nam

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Tue May 18, 2021 2:29 am    Tiêu đề: Một tu-sĩ thạc-học rạng danh thế giới của Việt Nam



Một tu-sĩ thạc-học rạng danh thế giới của Việt Nam

Đó là Cố HT Thích Thiện Châu (1931-1998).

Sau đây mời quí bạn & các em đọc tiểu sử của Ngài từ trang nhà TRÚC LÂM THIỀN VIỆN, l’Institut Bouddhique Trúc lâm

9 Rue de Neuchatel Villebon sur Yvette

Tiểu sử Hòa Thượng Thích Thiện Châu

(Sơ lược)

Nguyên Đạo

(Đọc tại buổi lễ tưởng niệm và lễ Trà Tỳ Hòa thượng Thích Thiện Châu)

Hòa thượng họ Hồ Đắc, tên Cư, Pháp danh Tâm Thật, Pháp hiệu Thiện Châu, sinh ngày 23 tháng 2 năm 1931 tức ngày 7 tháng 1 năm Tân Mùi tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ Thầy là Cụ Hồ Đắc Phách, thân mẫu là Cụ Nguyễn Thị Cần.

Thầy xuất gia năm 16 tuổi (1947) và thọ giới tỳ kheo năm 1952. Bổn sư của Thầy là Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nguyên, Viện chủ Tổ Đình Tây Thiên (Huế).

Từ năm 1948 đến năm 1958, Thầy theo học tại trường Phật học Báo Quốc. Ra trường năm 1958, với một căn bản Phật học và Hán Văn vững chắc, một tinh thần năng nổ hết lòng vì Đạo, Thầy trở thành giảng sư xuất sắc và trẻ nhất vào thời đó, thuyết giảng tại các tỉnh miền Trung: Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Phan Thiết, Nha Trang, Ban Mê Thuột... và cuối cùng là Sài Gòn, trước khi lên đường du học sang Ấn Độ vào năm 1961.

Tại Ấn Độ, Thầy đã đậu bằng Cử nhân Pâli (Pàlyacharya) và Cử nhân Anh Văn (năm 1965).

Năm 1966 Thầy qua Anh theo học tại Học viện Đông Phương và Phi Châu (School of Oriental and African Studies).

Đến năm 1967 Thầy qua Pháp, thể theo lời mời của Phật tử Việt Nam tại đây, đang cần người hướng dẫn tu học.

Năm 1971, Thầy đậu bằng Tiến Sĩ Triết Học (Docteur 3e cycle-Sorbonne).

Năm 1972, Thầy trở thành Nghiên Cứu Viên của Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia Pháp (CNRS).

Năm 1978, Thầy đậu bằng Tiến Sĩ Quốc Gia Văn Học và Khoa Học Nhân Văn (Docteur d'Etat ès lettres et sciences humaines), tức là bằng cao nhất có thể đạt được trong môn này.

Sau đây là các tác phẩm danh tiếng của Ngài viết bằng tiếng Pháp:

- Le traité des trois lois (Tridharmakasàstra), Luận án Tiến sĩ Triết Học - Sorbonne 1971

- La littérature des personnalistes (Pudgalavadin) dans le boudhisme ancien, Luận án Tiến sĩ Quốc Gia về văn chương và Khoa học nhân văn - Sorbonne 1977;

.- La recherche spirituelle dans le bouddhisme, Paris 1978;

.- La vie et la mort dans le bouddhisme, Paris, Paris 1978;

.- Dictionnaire des philosophes (đồng soạn giả) - Paris 1988;

.- The literature of the Personnalists (Pudgalavadins) of early buddhism – 1997.

*****************************************

Thật ra Ngài THIỆN CHÂU đã về với Phật từ năm 1998, nhưng chúng tôi muốn các hậu duệ phải biết đến Ngài mà trong nước cũng như ngoại quốc hầu như ít biết, vì Ngài rời quê hương từ năm 1961 và công nghiệp của Ngài được nước ngoài biết nhiều cho đến cuối thế kỷ XX.

Chúng tôi dùng tiêu đề nói trên là vì công trình lưu lại hậu thế cho nhân loại của Ngài đã được các bậc thức-giả, thạc-học thế giới biết tiếng qua Thư Mục BUDDHIST TRADITION SERIES các danh tác về Phật giáo Ấn Độ của nhà xuất bản danh tiếng MOTILAL BANARSIDASS PUBLISHERS PVT. LTD. – Delhi (India). Trong số 55 tác phẩm danh tiếng tính đến 2004 chỉ có hai vị của Việt Nam chúng ta mà thôi, đó là:

- Cố HT Thích Minh Châu (1920-2012) với tác phẩm The Chinese Madhyama Āgama and the Pāli Majjhima Nikāya; ở số 15.

- Cố HT Thích Thiện Châu (1931-1998) với tác phẩm The Literature of the Personalists of the Early Buddhism; ở số 39.

Hai tác phẩm trên đều là hai Luận án Tiến sĩ. Luận án của Ngài Minh Châu là một công trình Nghiên cứu So sánh (A Comparative Study) hai kinh Trung A-hàm chữ Hán và kinh Trung bộ chữ Pāli, đệ trình tại the Bihar University, Ấn Độ năm 1961 và Luận án của Ngài Thiện Châu, nguyên bản chữ Pháp Les Sectes personnalistes (Pudgalavàdin) du bouddhisme ancien đệ trình tại Université de la Sorbonne (Paris III) năm 1977.

Luận án của Ngài Minh Châu đã được Ni sư Trí Hải (1938-2003) dịch sang Việt ngữ, tựa: So Sánh Kinh Trung A-hàm chữ Hán và Kinh Trung bộ chữ Pàli, nxb TP/HCM năm 1998. Luận án của Ngài Thiện Châu được dịch sang Anh ngữ bởi Ms SARA BOIN-WEBB (1937-2008). Chúng tôi xin nói chút ít về hai dịch giả này.

- Ni-sư Trí Hải (tên khai sinh: Công-Tằng Tôn-Nữ Phùng-Khánh, dòng dõi Hoàng gia triều Nguyễn, cháu nội của Tuy-Lý-Vương) còn có bút danh Phùng Khánh dịch giả tác phẩm danh tiếng Câu Chuyện Dòng Sông của Hermann Hess. Ni sư tốt nghiệp Anh văn Đại học Sư phạm Huế 1960 và được học bổng du học Hoa Kỳ, tốt nghiệp M.A ngành Thư-viện học (Linrary science) Đại học Princeton năm 1963.

- Ms Sara Boin-Webb, sinh quán Birmingham, Anh quốc; thông thạo các ngoại ngữ Pháp, Ý và Tây-ban-nha; chuyên dịch các tác phẩm Phật giáo, nhất là PG Đại thừa, của các giáo sư Phật học danh tiếng thế giới như Burnouf, La Valle Pussin của Pháp. Bà có tác phẩm danh tiếng The Teaching of Vimalakirti (Những Lời Dạy của Duy-Ma-Cật).

Luận án của Ngài Minh Châu nhận được sự ban khen của Hội-đồng Giám-khảo Đại học Bihar (Nava Nalanda Mahavihara): (This work was submitted as a Doctorate thesis by the author and received unanimous recommendation of the Board of Adjudicators”. (sđd. trang 1- PREFACE) ; và đã được đích thân Tổng thống Ấn Độ thởi ấy trao văn bằng Tiến sĩ; một vinh dự hiếm có của đời người.

(Kỳ sau: Công trình để đời của Ngài Thiện Châu)

Cần Thơ, buổi trưa không nắng

May 18th 2021 (13:00)

ĐỖ KIM PHỤNG

भक्तिवेदन्तविद्यारत्न

Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Tue May 18, 2021 8:48 am    Tiêu đề: Một tu-sĩ thạc-học rạng danh thế giới của Việt Nam



Một tu-sĩ thạc-học rạng danh thế giới của Việt Nam

(Bài 2)

Trước khi được học bổng du học Ấn Độ vào tháng 2/1961 Ngài cùng với cố HT Thích Huyền Vi (1926-2005, sinh quán Ninh Thuận) đã là hai Pháp sư trẻ xuất sắc nhất của Giáo hội PG.VNCH ở các năm cuối thập niên 50 của thế kỷ trước trong chương trình SỨ GIẢ NHƯ LAI. Ngài Huyền Vi hoằng pháp từ Saigon đến các tỉnh miền Tây sông nước, Ngài Thiện Châu từ Quảng Trị vào Saigon. Chính tài năng lỗi lạc và tinh tấn này nhị vị Pháp sư được Giáo hội PG.VNCH đợt thứ hai chọn du học Ấn Độ, sau đợt đầu năm 1951 với ba cố Hòa thượng: Minh Châu (1920-2012, quê Nghệ An), Quảng Liên (1926-2009, quê Phú Yên) và Quảng Độ (1928-2020, quê Thái Bình).

Thế nhưng sau khi đậu Cử-nhân cổ ngữ Pàli (Pàlyacharya) và Cử nhân Anh văn năm 1965, Ngài không tiếp tục ở lại Ấn Độ như Ngài Huyền Vi để tốt nghiệp Cao-học và Tiến sĩ, mà xin được học bổng sang Anh quốc theo học ngôi trường rạng danh thế giới, Học viện Đông phương & Phi châu học (School of Oriental and African Studies). Sang năm 1967 Ngài được các Phật tử mến mộ tài năng mời đến Pháp.

Tại đây năm 1971 Ngài đậu Tiến-sĩ Đệ-tam cấp Triết học, Đại học Sorbonne, Paris với luận án LE TRIDHARMAKASÀSTRA, Études philologiques et doctrinale (Tam Pháp Độ Luận, Nghiên cứu Ngữ học và Giáo thuyết). Luận án này được tạp chí TƯ TƯỞNG của Viện Đại học Vạn Hạnh tán thán như sau “Sử dụng cùng một lúc các nguồn văn liệu: Đại Tạng Kinh, các văn bản Sanskrit, Pàli và Trung Hoa, cùng các nghiên cứu của các học giả Tây phương hiện đại, tác phẩm của TT Thích Thiện Châu là một đóng góp đáng kể vào công trình nghiên cứu Phật học thế giới” (Xin xem TƯ TƯỞNG số tháng 3/1972, trang 101: mục Sinh Hoạt Văn Hóa ; bài của Chơn Hạnh)

[Mở ngoặc : Chơn Hạnh (Trần Xuân Kiêm) lúc đó là một cây viết biên khảo nổi bật cũng là giảng viên Đại học Vạn Hạnh, một trong hai đệ tử xuất sắc nhất của HT Thích Minh Châu, Viện trưởng, lúc đó, với Chơn Pháp (Nguyễn Hữu Hiệu) ]. Luận án này được Pháp Hiền, đệ tử của Ngài Thiện Châu, dịch Việt ngữ với tựa đề nói trên, nxb Tôn Giáo, năm 2004, khổ 14.5 x 20.5 cm, dày 270 trang.

Năm 1972 Ngài được tài trợ nhiều năm để vào nghiên cứu tại CNRS (Centre National de la Recherce Scientifique) – Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học, Pháp quốc, một cơ quan khảo cứu danh tiếng của Âu châu và thế giới. Rồi sau nhiều năm cố gắng không mệt mỏi Ngài đậu Tiến sĩ Quốc gia Văn học & Khoa học Nhân văn (Doctorat d’État ès lettres et sciences humains) với luận án LES SECTES PERSONNALISTES (PUDGALAVÀDIN) DU BUDDHISM ANCIEN (Văn học của các Phái Nhân-thể-luận trong Phật giáo cổ thời) của Đại học Sorbonne (Université de la Sorbonne Nouvelle (Paris III) năm 1977. Thế nhưng mãi đến năm 1996 luận án mới được ấn hành bởi Học Viện Phật giáo TP/HCM. Nhưng ít người biết đến, có lẽ vì một lý do chúng tôi sẽ đề cập sau. Rồi ba năm sau, 1999, luận án, bây giờ là tác phẩm nổi bật, chính thức được nhà xuất bản lâu đời và danh tiếng ở Ấn Độ (đã nói ở trên) chọn vào danh mục BUDDHIST TRADITION SERIES Volume 39 lúc đó vị chủ biên (Founder Editor) là ALEX WAYMAN.

ALEX WAYMAN (1921-2004) là người Mỹ gốc Do-Thái, một chuyên gia danh tiếng thế giới có thẩm quyền về Ấn-Độ học và Tây-Tạng học. Ông tốt nghiệp Đại học danh tiếng UCLA (University of California, Los Angeles) các văn bằng: B.A. năm 1948, M.A. năm 1949 và Ph.D năm 1959. Ông là giáo sư cổ ngữ Sanskrit tại Dại học Columbia từ năm 1967 đến khi hồi hưu năm 1991. Ông là tác giả những tác phẩm chuyên về Mật-tông Tây Tạng và Luận-lý học Phật giáo.

(Còn tiếp)

Cần Thơ, thành phố miền sông nước

May 18th 2021 (07:35 PM)

ĐỖ KIM PHỤNG

Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Tue May 18, 2021 1:43 pm    Tiêu đề: Một tu-sĩ thạc-học rạng danh thế giới của Việt Nam (bài 3)



Một tu-sĩ thạc-học rạng danh thế giới của Việt Nam

(Bài 3)

Rồi luận án, như đã nói, được Sara Boin-Webb dịch sang Anh ngữ với tựa THE LITERATURE OF THE PERSONLISTS OF EARLY BUDDHISM và, được chuyển về Việt Nam để in năm 1996 với sự giúp đỡ của cố HT Minh Châu, Viện trưởng Học Viện Phật giáo TP/HCM. Chúng ta chắc hẳn tự hỏi bản dịch Anh ngữ có thực sự chính xác như nguyên bản tiếng Pháp không!

Thì đây, chúng ta hãy đọc lời khen của Alex Wayman, chủ biên của BUDDHIHIST TRADITION SERIES viết từ New York tháng Mười Một 1998 như sau, ngay ở trang đầu của luận án – Editor’s Foreword: [b]"Sara Boin-Webb deserves credit for translating his book from French into English (including a number of long, technical footnotes). The technical terms-however translated - do not alter the superb coverage of this work on the 'Personnalists'."

(Tạm dịch :Rất đáng tin cậy Sara Boin-Webb khi dịch quyển sách này của tác giả từ Pháp sang Anh ngữ (bao gồm rất nhiều các chú thích dài và chuyên môn). Các từ chuyên môn - dù thế nào cũng phải dịch - đã không làm thay đổi sự trình bày tuyệt vời của công trình này về những nhà ‘Nhân thể luận’.").

Chúng tôi chỉ biết làm một công việc là TÁN THÁN chứ chẳng dám làm gì động đến nội dung, dù chỉ một hay hai, ba từ-ngữ trong công trình tuyệt tác của Ngài. Do đó, chúng tôi chỉ trích ra những đoạn nào của Ngài hoặc của vị giáo sư bảo trợ luận án, GS ANDRÉ BAREAU, mà thôi.

Sau đây là ba đoạn sau cùng trích từ LỜI NÓI ĐẦU (Preface) của luận án:

1- It is most agreeable for us to be able to express here our profound gratitude to Professor André Bareau, of the Collège de France, who was kind enough to direct our reasearch in this field. We could also like to thank Michel Soymité, Director of Studies at the École Practique, who took the trouble to give us vauable advice. We also offer our profound gratitude to Professor Paul Demiévile, Member de l’Institut, Honorary Professor at the Collège de France, who has done the honour of rereading the manuscript with patience and compassion,and correcting its essentials. (sđd. tr IX)

(Tạm dịch : Chúng tôi thật vô cùng ưng ý để diễn tả nơi đây lòng biết ơn sâu sắc với GS André Bareau của trường Collège de France, rất tốt đã hướng dẫn chúng tôi khảo cứu trong lãnh vực này. Chúng tôi cũng cảm ơn Michel Soymité, Giám đốc Nghiên cứu của trường École Pratique, đã không quản ngại khó nhọc ban cho tôi những lời khuyên quí báu. Chúng tôi cũng biết ơn sâu xa GS Pau Démieville, thành viên của Học viện, giáo sư danh dự của Collège de France, đã cho chúng tôi vinh hạnh được giáo sư có lòng thương yêu và kiên nhẫn đọc lại bản thảo và chỉnh sửa những điều cần thiết.)

2- Our deepest thanks also gotothe Centre Nationale de la Recherche Scientifique which supported us in our research by giving us working contracts for several years; it is due to its financial assistance that this research could be broughtto a sucessful conclusion.

Bikshu Thích Thiện Châu, Paris 1977

(Tạm dịch : Chúng tôi cũng tự đáy lòng cảm ơn Trung tâm Quốc gia Khảo cứu Khoa học (CNRS) đã hỗ trợ công cuộc khảo cứu của chúng tôi bằng cách hỗ trợ chúng tôi các khế ước làm việc nhiều năm. Chính nhờ sự giúp đỡ về tài chánh đó mà công cuộc khảo cứu này cuối cùng đã được thành tựu.)

Tỳ-kheo Thích Thiện Châu, Paris 1977

3- PREFACE TO THE ENGISH EDITION

We would like to to express our profound gratitude to Sara Boin-Webb for undertaking this English translation, to Dr Dhammaratna for his careful perusal of the proofs,andto Most Ven. Dr Thich Minh Chau, President of the Institute for Buddhist Studies of Vietnam in Ho Chi Minh City, for pubishing this work.

Bikshu Thích Thiện Châu, Paris 1996

(Tạm dịch : Chúng tôi vô cùng biết ơn quí vị: Sara Boin-Webb đã đảm trách dịch sang Anh ngữ, Thượng tọa Tiến sĩ Dhammaratna (Pháp Bảo) đã cẩn thận coi kỹ bản vỗ và, Hòa thượng Tiến sĩ Thích Minh Châu, Viện trưởng Viện Phật học Việt Nam tại TP/HCM đã cho xuất bản công trình này.)

Tỳ-kheo Thích Thiện Châu, Paris 1996

Điều đáng nói thêm nữa là:

Thượng tọa Tiến sĩ Dhammaratna (Việt ngữ: Pháp Bảo) trước đó, năm 1971, giáo sư Pàli và Triết học Phật giáo tại Đại học Bihar, Ấn Độ, chính là người khen ngợi Thích Huyền Vi trong FOREWORD cho luận án Tiến sĩ A CRITICAL STUDY OF THE LIFE AND WORKS OF SARIPUTTA THERA (Nghiên cứu về Cuộc Đời và Công Trình của Xá-Lợi-Phất) đệ trình ở Đại học Magadha University 1971 và, luận án này được Viện Đại học Vạn Hạnh, Saigon xuất bản năm 1972, lúc đó Ngài Thích Huyền Vi M.A., Ph.D. chưa hồi hương, đang là Giảng sư Hán-ngữ tại Đại học Nalanda mới (Nava Nalanda Mahavihara, Nalanda, Patna, Bihar, India.

(CÒN TIẾP)

Cần Thơ, May 19th 2021 (0h30)

ĐỖ KIM PHỤNG

Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Thu May 20, 2021 12:02 am    Tiêu đề: Một tu-sĩ thạc-học rạng danh thế giới của Việt Nam (bài 4)



Một tu-sĩ thạc-học rạng danh thế giới của Việt Nam

(Bài 4)

Bây giờ chúng ta tìm hiểu vị giáo sư đỡ đầu cho luận án, GS ANDRÉ BAREAU (1921-1993).

Ông là một chuyên gia kiệt xuất người Pháp chuyên về Phật học của thế giới ngay trong thế hệ của ông (foremost scholar of Buddhism of his generation). Từ năm 1955 tên tuổi ông đã được thế giới biết tiếng: (Born in Paris, André Bareau forged a career in the interpretation of Buddhist doctrine from textual sources that led him to become a professor at the College de France and a world authority on early Buddhism.) (Chào đời ở Paris, André Bareau đã tôi luyện cho mình nghề diễn giải học thuyết Phật giáo từ các văn bản nguồn; để rồi từ đó ông trở tành giáo sư Collège de France và là người có uy tín trên thế giới về Phật giáo nguyên thủy).

Với tài năng cùng kiến thức bác lãm đó mà ông trở thành giáo sư thực thụ (Professeur titulaire = Tenured full professor) của hai ngôi trường danh giá của Pháp & Âu châu:

1- Collège de France (Tàu dịch: Cao đẳng Pháp quốc). Nơi đây từ 1971 đến 1991 năm hồi hưu, ông là Giáo sư kiêm Trưởng Bộ môn Nghiên cứu Phật giáo ;

2- Đại học Sorbonne (từ 1971 đã cải cách lại với: Đại học Paris I, Đại học Paris II, Đại học Paris III và Đại học Paris IV). Riêng Đại học Paris III đổi tên là Sorbonne Université or Université Sorbonne Nouvelle –Paris III, ngôi trường uy tín thế giới chuyên đào tạo các sinh viên ngành văn học và ngôn ngữ). Chính tại ngôi trường danh giá này, GS Bareau nhận làm giáo sư Bảo trợ (PATRON) = professeur, maitre qui dirige un travail de recherche ; Patron de thèse) cho Luận án Tiến sĩ Quốc gia của tu-sĩ Phật giáo Thích Thiện Châu năm 1977.

Điều chúng ta nên biết là trở thành Giáo sư của Collège de France (Tàu dịch: Pháp quốc Cao đẳng) còn khó hơn là Giáo sư của Sorbonne; bằng cớ là Collège de France chỉ có 54 giáo sư & giảng sư nhưng chỉ có 44 vị là người Pháp còn 10 vị là thỉnh giảng đến từ ngoại quốc trong đó có vài vị từ Hawaii University Press mà các giới học giả & giáo sư gọi là Trung tâm Nghiên cứu Đông Tây của thế giới từ giữa thập niên 40 thế kỷ trước.

Về các tác phẩm và những bài báo danh tiếng của ông, quí bạn và các em có thể tìm đâu đó trên NET đọc & tìm hiểu thêm ; nhưng cũng nên đọc tác phẩm quan trọng THE BUDDHIST SCHOOLS OF THE SMALL VEHICLE (Các Bộ phái của Phật giáo Tiểu thừa) – cũng do Ms Sara Boin-Webb (1937-2008) – người đã dịch luận án của Thầy Thiện Châu từ Pháp sang Anh ngữ - dịch từ Pháp sang Anh. Rồi từ đó, cũng có dịp đọc bài tưởng niệm (chữ Pháp) rất cảm động của nhà nhân chủng học Pháp FRANCOIS BIZOT (sinh 1940, còn sống) tưởng nhớ GS André Bareau mà ông gọi là nhà Ấn-Độ học và Trung-Hoa học. Bizot đến Cambodia để học Phật pháp và tu hành ở miền quê từ 1965, thông thạo tiếng Khmer và Anh ngữ, có vợ người Khmer và con gái tên Hélene sinh 1968. Ông đã rất may mắn sống sót khi Khmer Đỏ tàn sát những người ngoại quốc nghi là gián điệp của Mỹ!

Kỳ tới : Để được GS ANDRÉ BAREAU nhận làm patron cho Luận án Tiến sĩ Quốc gia của mình ở Đại học hàng đầu thế giới từ nhiều thế kỷ, chuyên ngành Văn chương, Triết học và Ngữ học, Ngài Thiện Châu phải có kiến thức và trình độ ngôn ngữ ra sao để được vị giáo sư tên tuổi, chuyên gia có một không hai về Phật giáo Nguyên thủy của thế giói chấp nhận?

Cần Thơ, thành phố miền sông nước

May 20th 2021 (10:30 AM)

ĐỖ KIM PHỤNG

VIDYĀRATNA

Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Thu May 20, 2021 9:03 am    Tiêu đề: Một tu-sĩ thạc-học rạng danh thế giới của Việt Nam (bài 5)



Một tu-sĩ thạc-học rạng danh thế giới của Việt Nam

(Bài 5)

Nếu quí bạn và các em có dịp đọc tác phẩm – cũng thuộc loại lưu lại cho đời của ANDRÉ BAREAU – The Buddhist Schools of the Small Vehicle – (bản Anh ngữ do Sara Boin-Webb dịch từ nguyên bản tiếng Pháp LES SECTES BOUDDHIQUES DU PETIE VÉHICULE, hoặc bản Việt dịch của PHÁP HIỀN cũng từ nguyên bản tiếng Pháp này dưới tựa CÁC BỘ PHÁI PHẬT GIÁO TIỂU THỪA , nxb Tôn Giáo, năm 2003, khổ 14.5 cm x 20.5 cm dày 592 trang, thì chắc chắn quí bạn sẽ chẳng ngạc nhiên tí nào khi các bậc thạc học Tây phương cùng thế hệ rất ngưỡng phục kiến thức bác lãm của André Bareau và công phu nghiên cứu của vị giáo sư Trưởng Bộ môn Phật học của Collège de France.

Tuy nhiên, điều dưới đây trích từ tác phẩm giá trị nói trên, càng khiến quí bạn và các em cũng như các hậu duệ chúng ta (thế hệ sinh sau 1945) phải kính cẩn nghiêng mình trước di ảnh (vong linh) của Ngài Thiện Châu.

Trong tác phẩm nói trên, bản Việt dịch, khi bàn về Độc Tử bộ (Vāsīputrīya), một trong 34 bộ phái Phật giáo Tiểu thừa được GS A. Bareau nghiên cứu tường tận, viết như sau: “ Đệ tử Độc tử bộ không để lại dấu vết về trú xứ của họ tại Ấn Độ, cũng như ngoài Ấn Độ (...) Chúng ta không biết gì về Giáo điển của Độc tử bộ; ngoại trừ một ghi nhận duy nhất là, theo tác giả của luận thư về Kinh Đại Trí Độ (Mahàprajnàpàramitasùtra-sàstra) và theo Paramârtha, tạng luận của học phái có tên Sâriputrâbhidhamarma (Thắng pháp Xá-lợi-phất) hay Dharmalaksanâbhidharma (Pháp Tướng A-tì-đàm) gồm 9 phẩm. Nhưng tiếc thay, chúng tôi chưa được tiếp xúc với văn kiện này.” [chúng tôi gạch dưới để quí bạn lưu ý] (sđd. tr. 218) ; thì ngay ở bên dưới, phần cước chú của người dịch (ND) đã chú thích như sau:

ND - Tình trạng thiếu tư liệu này, của giới nghiên cứu toàn thế giới nói chung, đã được bổ túc một phần bởi hai luận án tiến sĩ của cố HT Thích Thiện Châu (1931-1998): 1) Luận án ‘Tridharmakasastra’, Paris 1971- hay Tam pháp Độ luận, Việt dịch của Pháp Hiển,Viện Nghiên cứ Phật học Việt Nam, TP Hồ Chí Minh 1999 -, khảo sát một luận thư Độc tử bộ; 2) Luận án ‘Les Sectes personnalistes (Pudgalavàdin) du Bouddhisne ancien’, Paris 1977 – hay “The Literature of the Personalists (Pudgalavàdin) of early Buddhism, Anh dịch của Sara Boin-Webb, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Tp 1997, tái bản bởi Moital Banarsidass, Delhi, 1999 -, khảo sát thuyết nhân thể của Độc tử bộ thành, và các học phái thừa nhận thuyết này. “ (sđd. tr 218 & 219).

Đó, quí bạn & các em cùng các hậu duệ chúng mình thấy kinh khủng chưa! Tức là GS A. Bareau viết “Nhưng tiếc thay, chưa được tiếp xúc với văn kiện này.”. Chẳng biết tác phẩm của A. Bareau viết & xuất bản năm nào, không thấy ghi, từ LỜI TỰA (tr. 3,4 và 5) đến DẪN NHẬP (tr. 7, 8, 9, 10 và 11) và phần KẾT LUẬN ở cuối sách trang 590 cũng chẳng thấy tác giả ghi ngày/tháng/ năm gì cả.

Ấy thế mà cố HT Thích Thiện Châu đã làm được cái mà PATRON cho luận án của mình, bậc thầy chuyên gia về Phật giáo và Phật học được thế giới tán thán, chưa hoặc không làm được! Có lẽ GS A. Bareau rất vui mừng khi thấy “ĐỆ TỬ” của mình đã làm tiếp để hoàn tất công trình mà gần hai thế kỷ trôi qua chưa có vị nào kể cả ông làm được. Niềm vui lớn đáng tự hào.

Như vậy, tiêu đề của loạt bài chúng tôi (Mr Phụng) viết để TÁN THÁN công đức cố HT Thích Thiện Châu chắc chắn không ai phủ nhận được, phải không.

KỲ TỚI: Những điều cần biết thêm về Cố HT Thích Thiện Châu và công trình lưu lại cho nhân loại của Ngài.

Cần Thơ,

May 20th 2021 (07:45 PM)

ĐỖ KIM PHỤNG

विद्यारत्न

Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri May 21, 2021 1:40 am    Tiêu đề: Một tu-sĩ thạc-học rạng danh thế giới của Việt Nam (bài 6)



Một tu sĩ thạc học rạng danh thế giới người Việt Nam

(bài 6)

Như một thông lệ bất thành văn, tìm được một vị giáo sư chịu làm bảo trợ (patron) luận án tiến sĩ hay luận văn cao học (Diplôme d’Étude Superieur) cho mình không phải là chuyện dễ dàng tại các đại học lớn, chứ đừng nói chi những đại học truyền thống xưa nay được thế giới biết tiếng như Oxford, Cambridge (Anh), Sorbonne (Pháp), Columbia (Hoa Kỳ), Calcutta (Ấn Độ, Waseda (Nhật) ; đó chỉ nói riêng về chuyên ngành triết học, ngôn ngữ và văn học chứ khoa học thì càng gian nan hơn nữa!

Vì thế một vấn đề tối ư khó khăn và gây tranh cãi của triết học Phật giáo như PUDGALA (Tàu dịch: Bổ-đặc-già-la; Việt dịch của Ngài Thiện Châu: Nhân thể) lại càng rắc rối và khó khăn gấp bội; vì đó là chủ đề đã được nêu ra giữa các bộ phái Phật giáo cách đây mười thế kỷ rồi từ đó đến nay, tức thế kỷ XXI vẫn chưa thấy ai dám lên tiếng khi mà các bậc thạc-học danh tiếng của Âu châu cuối thế kỷ XIX và thế kỷ XX dần dần khuất núi! Pudgala (hay Nhân thể, Bổ-đặc-già-la) có phải là tác nhân khiến cho một chúng sinh (sattva) rơi vào vong tái sinh & luân hồi? và nếu phải, thế thì có ngược lại với lời dạy của Đức Phật trong giáo điển Phật giáo Nguyên thủy: tất cả đều là Vô ngã & Không!

Ngay cả GS A. Bareau, trong bài trước, cũng chưa tìm ra giáo điển nào đề cập một vấn đế như thế!

Thành vậy, để cho rõ ngọn nguồn dư luận đối với một vấn đề trọng đại như thế, trước tiên, chúng tôi xin mời các hậu duệ & quí bạn đọc toàn văn bài lên tiếng về Luận án Tiến sĩ Quốc gia của cố HT Thiện Châu khi bản tiếng Anh, dịch từ nguyên văn tiếng Pháp, vừa mới ra mắt tại quê nhà tháng 3 năm 1977, dưới đây, tức là trước khi HT Thiện Châu qua đời ngày 05-10-1998. Cũng xin nói thêm rằng tác giả bài viết, TRẦN TUẤN MẪN, sinh 1941, cư sĩ Chơn Giai, cũng là một nhà biên khảo có uy tín của Phật giáo VN hiện nay:

Phần phụ lục mục Vô Ngã - Nghiệp - Luân Hồi,

trong trang nhà Người Cư Sĩ

ĐIỂM SÁCH

The Literature of the Personalists of Early Buddhism

(Văn học của các nhà Nhân thể luận trong Phật giáo Nguyên thủy).

Tác giả Thích Thiện Châu

Trần Tuấn Mẫn đọc

Tháng 3.1997, viện Nghiên cứu Phật học Việt nam vừa ấn hành tác phẩm Anh ngữ, The Literature of the Personalists of Early Buddhism (Văn học của các nhà Nhân thể luận trong Phật giáo Nguyên thủy). Ðây là bản dịch của Sara Boin-Webb từ nguyên bản Pháp ngữ "La littérature des personnalistes du Bouddhisme Ancien" luận án Tiến sĩ Quốc gia về Văn học và Khoa học Nhân văn do hòa thượng Thích Thiện Châu thực hiện và đệ trình tại đại học Sorbonne Nouvelle (Paris III) năm 1977. (1)

Luận án minh họa, phân tích, nhận định và hệ thống hóa học thuyết Nhân thể luận (Pudgalavàda), một học thuyết xuất hiện khoảng 200 năm sau khi đức Phật nhập Niết bàn và được phổ biến phát triển suốt hơn 10 thế kỷ.

Qua đó, khởi từ trường phái Vàtsìputrìya và các trường phái kế tiếp như Sàmmitìya, Dharmottarìya, Bhadrayàniya, Sandàgàrika..., các nhà Nhân thể luận (Pudgalavadin) đã nỗ lực nghiên cứu, trích dẫn từ giáo lý chính thống của đức Phật và đưa ra những quan điểm, những giải thích về sự hiện hữu của một "nhân thể" (pudgala) như một thực thể tồn tại bất biến trong mỗi chúng sanh.

Học thuyết được sự ủng hộ của đông đảo giới học Phật nhưng mặt khác, lại bị chỉ trích, bị phê phán gay gắt từ đông đảo những người khác, nhất là những nhà Thượng tọa bộ (Theravadin) và Nhất thiết hữu bộ (Sarvastivadin).

Những người phản bác cho rằng Nhân thể luận trái với tinh thần Vô ngã của Phật giáo, thậm chí có người cho rằng Nhân thể luận làm rối rắm, làm hư hoại giáo lý của đức Phật.

Ðáp lại những công kích, các nhà Nhân thể luận đã cố gắng chứng minh rằng "Nhân thể" không phải là "Ngã" (Atman) theo như đa số quan niệm rằng "Nhân thể luận" không hề trái nghịch với học thuyết Vô ngã của Phật giáo... ” (Hết trích)

Phản biện

Còn sau đây là những lời “chính thống” của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khiển trách Tỳ-kheo Sati khi vị này cũng có ác tà kiến cho rằng THỨC “này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác”, hay nói cách khác “như một thực thể tồn tại bất biến trong mỗi chúng sanh”:

“Này Sati, có thật chăng, Ông khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì THỨC này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác"?

- Thật sự là vậy, bạch Thế Tôn. Theo như con hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì THỨC này dong ruổi, luân chuyển nhưng không đổi khác.

- Này Sati, thế nào là THỨC ấy?

- Bạch Thế Tôn, chính THỨC ấy nói cảm thọ, thọ lãnh chỗ này, chỗ kia, kết quả các hành động thiện ác.

- Này kẻ mê mờ kia, vì ai mà Ông lại hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy. Này kẻ mê mờ kia, có phải chăng, Ta đã dùng nhiều pháp môn nói là THỨC do duyên khởi, không có duyên, thì THỨC không hiện khởi? Và này kẻ mê mờ kia, không những Ông xuyên tạc Ta, vì Ông đã tự chấp thủ sai lạc, Ông còn tự phá hoại Ông và tạo nên nhiều tổn đức. Này kẻ mê mờ kia, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài cho Ông”. (Đại Kinh Đoạn Tận Ái, Trung Bộ 38)

Và đây là lời Phật dạy cho một Tỳ-kheo khác:

“-- Bạch Thế Tôn, thế nào là sanh và sanh này là của ai?

Thế Tôn đáp:

-- Câu hỏi không thích hợp. Này Tỷ-kheo, Ông có thể nói: "Thế nào là sanh, và sanh này là của ai?", hay này Tỷ-kheo, Ông có thể nói: "Sanh là khác và người sanh là khác", hai câu hỏi này có nghĩa là một, chỉ có văn sai khác. Này Tỷ-kheo, chỗ nào có tà kiến: "Sinh mạng và thân thể là một", chỗ ấy không có Phạm hạnh trú. Này Tỷ-kheo, chỗ nào có tà kiến: "Sinh mạng và thân thể là khác", chỗ ấy không có Phạm hạnh trú. Này Tỷ-kheo, từ bỏ hai cực đoan này, Như Lai thuyết pháp theo trung đạo và nói: "Do duyên hữu nên có sanh...

... Này Tỷ-kheo, từ bỏ hai cực đoan này, Như Lai thuyết pháp theo trung đạo và nói: "Do duyên vô minh nên có các hành". Này Tỷ-kheo, do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, các tạp luận (hý luận), dị thuyết, xuyên tạc liên hệ ấy hay bất cứ loại nào... sẽ được đoạn tận." (S.ii,60)

Theo lời dạy trên, khi quan niệm “sinh mạng” hay “linh hồn”, hay “pudgala” là một hay khác với thân thể đều là tà kiến! Và quan niệm này sẽ dẫn đến những tà kiến khác đó là chấp “Ta có tự ngã” hay “Ta không có tự ngã”:

-- “Với người không như lý tác ý như vậy, một trong sáu tà kiến này khởi lên: "Ta có tự ngã”, tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn; "Ta không có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật như chơn... ” (Kinh Tất cả các lậu hoặc, Trung Bộ 1)

Không còn gì rõ ràng hơn lời phân tích dưới đây của Đức Thế Tôn:

-- “Này Ananda, nếu được hỏi: "Có tự ngã không?”, và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Có tự ngã”, như vậy, này Ananda, thuộc về phái các Sa-môn, Bà-la-môn chấp thường kiến.

-- Và này Ananda, nếu được hỏi: "Có phải không có tự ngã?”, và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Không có tự ngã”, như vậy, này Ananda, là thuộc về phái các Sa-môn, Bà-la-môn chấp đoạn kiến.

-- Lại nữa, này Ananda, nếu được hỏi: "Có tự ngã không?” và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Có tự ngã”, như vậy, câu trả lời của Ta có phù hợp với trí khởi lên rằng: "Tất cả các pháp là vô ngã”?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Lại nữa, này Ananda, nếu được hỏi: "Có phải không có tự ngã?” và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: "Không có tự ngã", như vậy, này Ananda, lại làm cho du sĩ Vacchagotta càng ngơ ngác bối rối hơn nữa: "Trước đây ta có tự ngã, nay không có tự ngã nữa” (S.iv,400)

Thế nhưng, nếu các nhà “nhân thể luận” còn muốn cố cãi rằng cái “pudgala” của họ không phài là “ngã”, không phải là “vô ngã”, không không phải là “ngã” hay “vô ngã” v.v.. và v.v.. họ hãy nghiền ngẫm kỹ đoạn chánh Kinh sau đây may ra sẽ hiểu:

“Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn, Bà-la-môn đần độn ngu si. Vị này, vì đần độn ngu si, khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác, liền dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn:... Nhưng tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế... tất cả những vị này đều bị bao trùm bởi lưới của sáu mươi hai luận chấp này, dầu chúng nhảy vọt lên, chúng vẫn bị hạn cuộc bao phủ ở nơi đây” (Kinh Phạm Võng, Trường Bộ 1).

***************************************************

Chúng tôi thấy bài này trên NET nhưng không biết NGUỒN của bài này, nhưng chắc chắn rằng bài này đã viết trước khi HT Thiện Châu qua đời. Chỉ cần đọc phần PHẢN BIỆN chúng ta hiểu rằng Phật giáo nói chung và PG Việt Nam nói riêng chẳng ai mặn mà gì với BỔ-ĐẶC-GIÀ-LA! Tức là mới nghe nói thôi là DỊ ỨNG rồi!

Nhưng đối với riêng chúng tôi, cũng như những ai “thao thức đi tìm” CÁI GÌ khiến cho chúng sinh phải chịu cảnh trầm luân khổ ải trong Luân hồi & Tái sinh khi mà giáo lý Phật là: VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ và KHÔNG thì rất quan tâm và ra sức tìm đến tác phẩm này mặc dù chưa hề có bản Việt dịch.

(CÒN TIẾP): Quanh co cho tác phẩm để đời được thế giới biết tiếng!

Cần Thơ, thành phố miền sông nước,

May 21th 2021 (10:00 AM)

ĐỖ KIM PHỤNG

विद्यारत्न

Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri May 21, 2021 4:47 am    Tiêu đề: Một tu-sĩ thạc-học rạng danh thế giới của Việt Nam (bài 7)



Một tu sĩ thạc học rạng danh thế giới người Việt Nam

(bài 7)

Tại sao tác phẩm, hay nói rõ hơn, một công trình có một không hai của nhân loại, đến nay của Ngài Thiện Châu không được quê nhà Việt Nam tán thán, mà lại được nhà xuất bản danh tiếng thế giới Molital Banarsidass của Ấn Độ cho xuất bản hai lần vào năm 1999 và năm 2009 bản Anh ngữ; <s>.

Đây, xin hậu duệ và quí bạn đọc đoạn sau đây của A. Bareau trong tác phẩm mà chúng tôi đã trích dẫn - Các Bộ Phái Phật giáo Tiểu thừa , nxb Tôn Giáo, 2003:

Nhân thể (pudgala) được nhận biết (upalabhyate) như một thực tại hiển nhiên (sâksikrtaparamârthena). Nhân thể không đồng nhất (sama) với các uẩn cũng không di biệt (visama) với các uẩn. Nó không hiện hữu trong các uẩn cũng không hiện hữu ngoài các uẩn.

Chính luận điểm làm cho Độc tử bộ trở nên khác biệt với các học phái Phật giáo khác và trở nên gần gũi hơn với Bà La Môn giáo, Ấn Độ giáo và Tỳ-na giáo (Djainâ).”

(sđd. tr 219)

Ở đây, như chúng tôi đã thưa trước, chúng tôi chỉ biết tán thán vì công trình quá đồ sộ danh tiếng thế giới, không kể đã được Đại học Sorbonne (bây giờ là Université de la Sorbonne Nouvelle (Paris III) lừng danh thế giới chuyên về triết học, văn học và ngôn ngữ chuẩn nhận năm 1977, tức là được phép in và xuất bản.

Cho nên, sau khi được dịch rất cẩn thận sang Anh ngữ - mà chúng tôi đã nói trong các bài trước – luận án được Học Viện Phật giáo TP/HCM, tức là Viện Đại học Phật giáo Vạn Hạnh (1964-1975) cũ cải danh, ở thời điểm này vẫn là HT Thích Minh Châu (1920-2012) là Viện trưởng, cho xuất bản, gọi là First Edition: Vietnam 1996. Vì thế chúng ta mới có dịp được đọc bài “điểm sách” của nhà nghiên cứu Phật học Trần Tuấn Mẫn.

Nếu quí bạn có dịp đọc cuốn ĐƯỜNG VỀ XỨ PHẬT của ba Ngài Minh Châu - Huyền Vi - Thiện Châu, bản in lại của nxb TP/HCM 1999 từ một bản in năm 1964 mà bản in 1964 cũng là loạt bài viết từng kỳ trên nguyệt san Liên Hoa năm 1962-1963. Quí bạn sẽ thấy Ngài Minh Châu rất yêu thương hai vị Đại đức mới vừa sang Ấn Độ du học (tức Huyền Vi và Thiện Châu) như thế nào – mà chúng tôi có dịp đề cập trong mấy bài trước - và ngược lại hai vị sau cũng rất kính nể tài đức của HT Minh Châu như thế nào. Có thể nói rằng sau ba vị túc tôn này hiếm có tu sĩ Phật giáo VN nào xuất sắc hơn khi được học bổng du học tại chính nơi quê hương của Đức Phật, mặc dù vẫn có vài vị xuất sắc tốt nghiệp ở Nhật Bản trước 1975 như ngài Thích Thiên Ân (1925-1980) đại học Waseda, cựu Khoa trưởng Phân khoa Văn học & Khoa học Nhân văn, Viện Đại học Vạn Hạnh, sau này là người VN đầu tiên mở Thiền viện tại Hoa Kỳ và, ba vị khác chuyên về Phap Hoa Kinh.

Như đã nói, chúng tôi chỉ biết tán thán công trình vĩ đại này, thành vậy để cho quí bạn có thể hiểu được một chuyên gia lỗi lạc thế giới về Phật giáo Nguyên thủy, Trưởng Bộ môn triết học Phật giáo hai viện đại học lẫy lừng của Âu châu và thế giới, Giáo sư ANDRÉ BAREAU (1921-1993) nhận làm Patron cho luận án tiến sĩ quốc gia với một chủ đề đặc thù đã từng gây tranh cãi trong các bộ phái Phật giáo từ mười thế kỷ trước. Rất can đảm và rất kính phục. Để được như vậy, thầy Thiện Châu phải chứng tỏ khả năng Phật học của mình cùng với kiến thức cổ ngữ và sinh ngữ nữa.

Có lẽ Ngài Thiện Châu đã dự tính từ khi xuất ngoại du học ở Ấn Độ rồi. Vì sao chúng tôi nói như thế. Là vì hai người cùng đi, như chúng tôi đã nói, nhưng ngài Thiện Châu sau khi tốt nghiệp Cử nhân cổ ngữ Pàli và Cử nhân Anh văn chuyên biệt, lẽ ra tiếp tục học lên M.A. để lấy Ph.D như ngài Huyền Vi (1926-2005) nhưng ngài xin được một học bổng sang Anh quốc theo học ngôi trường danh tiếng School of Oriental and African Studies (Học viện Đông phương và Phi châu học) rồi được sang Pháp năm 1967 do lời thỉnh mời của các Phật Việt Nam. Từ đó Ngài lưu trú luôn ở Pháp cho đến lúc về với Phật năm 1998 và đã để lại các di sản trong lòng các Phật tử không riêng Việt Nam mà cả Pháp và Âu châu. Có thể nói Ngài Thiện Châu là vị Pháp sư có nhiều Phật tử ngoại quốc nhất trong các tu sĩ Việt Nam ở hải ngoại. Trước khi liệt kê các chi tiết có một không hai trong luận án tiến sĩ của Ngài ở bài tới, chúng tôi mời quí bạn đọc một đoạn tán thán Cố HT Thiện Châu nhân lễ nhập Bảo Tháp của ngài tại Trúc Lâm Paris, 1998 của một Cao tăng như sau:

“Hòa thượng Thiện Châu!

Giới hạnh của ngài thì trong sạch

Tuệ tâm của ngài thì sáng tỏ,

Ngài nguyện làm sứ giả của Phật để làm công việc của Phật ở trong thế giới này.

Ngài sống và chết như vậy. Cái thân loài người rất khó có; ngài đã đổi cái cũ, thay cái mới, để qua lại trong thế gới này. Thế giới này là “cái trường thi tuyển chọn người làm Phật”; ngài đã ở đây, và vẫn còn ở đây, để làm “người không đợi mời gọi” cho nhân loại, cho chúng sinh.

Trăng Linh Mụ, gió Túy Vân, cái quê hương đạo vị ấy của ngài, đã tạo ra ngài và đang chờ ngài.”

KỲ TỚI: Tiếp tục tán thán vị Pháp sư ân nhân của Phật giáo

Cần Thơ, thành phố miền sông nước,

May 21th 2021 (03:35 PM)

ĐỖ KIM PHỤNG

विद्यारत्न

Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri May 21, 2021 8:50 am    Tiêu đề: Một tu-sĩ thạc-học rạng danh thế giới của Việt Nam (bài 8)



Một tu sĩ thạc học rạng danh thế giới người Việt Nam

(bài 8)

Tiếp tục tán thán vị Pháp sư ân nhân của Phật giáo

Như quí bạn và các em đã biết Pháp Hoa Kinh Phật có hai phẩm Phật thuyết về Pháp Sư, phẩm 10: Pháp sư và phẩm 19: Pháp sư công đức. Điều đó cho thấy vai trò của người chuyển lời dạy của Phật đến chúng sinh là tối quan trọng.

Ta luôn nhớ ba điều Đức Phật dặn dò với pháp sư phải có:

- Phải có lòng đại từ bi trong tất cả chúng sinh (Nhất thiết chúng sinh trung đại từ bi tâm thị) ;

- Phải có lòng nhu hòa nhẫn nhục (Nhu hòa nhẫn nhục tâm thị) ;

- Phải nhận ra các pháp đều không (Nhất thiết pháp không thị).

Từ đó, ta mới thấy quyết tâm của Ngài Thiện Châu. Là một pháp sư phải luôn giảng giải rõ ràng Lời dạy (Kim ngôn) của Đức Phật để từ đó người được nghe giảng giải mới hiểu trọn vẹn Kim ngôn của Phật. Thế thì chắc hẳn khi còn là một Đại đức trẻ đầy nhiệt huyết trong những lần làm giảng sư (pháp sư) của chương trình “Sứ giả Như Lai” đi khắp các tỉnh miền Trung đến Saigon cũng như Ngài Huyền Vi đi khắp các tỉnh miền Đông và Tây nam phần nửa cuối thập niên 50 thế kỷ trước, ngài có thể gặp các Phật tử chất vấn về “tái sinh & luân hồi”. Và cái gì làm chúng sinh bị trầm luân khổ ải và “tái sinh & luân hồi” trong khi Phật nói “Vô thường, Vô ngã, Khổ, Không “. Ngay chúng tôi đây (Mr Phụng) cũng đã thắc mắc như vậy khi từ HTCT (Brain-washing camp) trở về ở ngưỡng tuổi ba mươi, ba mươi mốt. Rồi những lần đến chùa, tự viện, tịnh xá mong các đại đức, thượng tọa giải đáp thì hay bị “quở” là chưa thuộc “Thập nhị nhân duyên” và “duyên khởi”! Thú thật, những lúc đó chúng tôi muốn “làm con chiên của Chúa” lắm! May thay, vừa “kiếm cơm” vừa kiếm thêm kinh sách để tìm hiểu, mình vẫn nhất tâm một lòng một dạ với Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.

Rồi dần dần Kinh & Luận cùng các sách nghiên cứu về Phật học mỗi ngày có nhiều thêm. Rồi khoảng sau Tết, tháng Feb. 2006 một hôm vào tiệm sách Fahasa bỗng dưng mình thấy có một cuốn sách nhỏ tựa TAM PHÁP ĐỘ LUẬN (Tridharmakasàstra) của Thích Thiện Châu mình mua ngay vì lý do “ tình cảm” chứ chẳng phải nghiên cứu gì cả, đem về đọc qua chẳng hiểu gì hết!

Lý do chúng tôi cảm mến ngài là thế này: Khoảng năm 1961, 1962 gì đó Mẹ tôi dẫn đi chùa Thoàn Lâm, Đắc Nhơn cách Tháp Chàm khoảng 10 km, tình cờ tôi thấy một tấm ảnh trắng đen cỡ 9cm x 12cm trên một cái tủ nhỏ, hình hai Thầy chụp chung trong đó có một vị rất trẻ đeo kính trắng rất đẹp trai. Tò mò tôi hỏi một Thầy (tôi còn nhớ tên, mẹ tôi gọi là ông Điển) ông nói như giải thích luôn: “Thầy đeo kính cận là thầy Thiện Châu và thầy đứng kế bên là thầy Huyền Vi, huynh đệ của thầy ngài Huyền Tân, trụ trì chùa này. Hai thầy chụp ảnh này mới đây gửi về, đang học ở Ấn Độ”. Hình ảnh đó của ngài Thiện Châu và Huyền Vi (cùng quê) tôi nhớ mãi trong đời, nhưng vì tình hình đất nước lúc đó (Xếp bút nghiên theo việc đao cung) mãi cho đến đầu thập niên 2000 mới rảnh rang tìm về nhị vị túc tôn kính ngưỡng này.

Đến tháng March 2007 một bạn đạo du lịch từ Ấn Độ về tặng mình hai cuốn (một bộ) BUDDHIST LOGIC (Luận Lý Học Phật giáo) của TH. Stcherbatsky, nxb Motila Banarsidass Pubishers Private Limited- Delhi, 2004. Tình cờ đọc ở bìa sau mục lục sách của Buddhist Tradition Series liệt kê 55 quyển được tuyển chọn, trong đó có hai quyển của hai tác gia Việt Nam: Bhikshu Thích Minh Châu với cuốn The Chinese Mahyama Agàma and the Pàli Majjhima Nikàya (cuốn thứ 15) và Bhikshu Thích Thiện Châu với cuốn The Literature of the Personalists of Early Buddhism (cuốn thứ 39).

Thế là mình về mở lại cuốn TAM PHÁP ĐỘ LUẬN (Tridharmakasàstra) để “nghiền ngẫm! Và cũng may thay, như mình đã viết trong mấy bài trước, mình mở lại tạp chi TƯ TƯỞNG số 1 tháng 3/1972 ở trang 101 Mục Sinh Hoạt Văn Hóa có bài ĐIỂM SÁCH của Chơn Hạnh về luận án tiến sĩ đệ-tam cấp vừa đệ trình thành công ở Đại học Sorbonne danh tiếng. Cũng từ đó, tức năm 2007 đến sau này, mình cố tìm tòi các thông tin về hai cố HT Thiện Châu và Huyền Vi, một là vì “Nhớ mãi hình ảnh của hai Ngài trong bức ảnh ở chùa Thoàn Lâm, Đắc Nhơn”; hai là để hiểu rõ thêm về Bổ-đặc-già-la, nhân tố khiến chúng sinh “ngụp lặn trong luân hồi”.

Lần dõi theo những chặng đường lịch sử của Ngài, chúng ta mới thấy rõ quyết tâm bền bĩ và lòng kiên trì to lớn của Ngài cho đến ngày được các bậc thạc học Phật giáo thế giới công nhận NHÂN THỂ (hay Bổ-đặc-già-la) là một thuật-ngữ đã được Đức Phật thuyết giảng, nhưng vì các vị Thanh văn (ŚRĀVAKA) chưa hiểu đến nới đến chốn mà thôi.

Kỳ tới: Những nét đặc thù trong công trình lưu lại hậu thế của Ngài Thiện Châu.

Cần Thơ, thành phố miền sông nước,

May 21th 2021 (07: 35 PM)

ĐỖ KIM PHỤNG

विद्यारत्न

Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sat May 22, 2021 6:59 am    Tiêu đề: Một tu-sĩ thạc-học rạng danh thế giới của Việt Nam (bài 9)



Một tu sĩ thạc học rạng danh thế giới người Việt Nam

(bài 9)

Những nét đặc thù trong công trình lưu lại hậu thế

của Ngài Thiện Châu .

Bản dịch Việt ngữ không có chỉ có bản dịch tiếng Anh, như quí bạn và các em đã biết, do Sara Boin-Webb đảm trách. Sau đây chúng tôi ghi lại những nét đặc thù của công trình lưu lại hậu thế.

Sách chúng tôi dùng để ghi lại là ấn bản sau cùng - Reissued in 2009 – do nxb Motilal Banarsidass Publishers Private Limited ấn hành. Hai lần xuất bản trước là:

- First Edition: Vietnam, 1996;

- First Indian Edition: Delhi, 1999.

mà quí bạn và các em thấy ở các ảnh minh họa trong mấy bài trước

Chúng tôi trích ra theo thứ tự trình bày trong luận án ; đầu tiên là:

1- “This work originally appeared under the title of Les Sectes personnalistes (Pudgalavàdin) du bouddhisme ancien – Thèse pour le Doctorat d’État ès-Lettres et Sciences humaines, Université de la Sorbonne Nouvelle (Paris III), 1977. (sđd. trang mở đầu)

(Công trình này bản gốc dưới tiêu đề “Các Bộ phái của Những nhà Nhân thể luận trong Phật giáo Nguyên thủy (Bổ-đặc-già-la) – Luận án Tiến sĩ Quốc gia Văn học và Khoa học Nhân văn, Đại học Sorbonne Nouvelle (Paris III) năm 1977.)

2- Kế tiếp là lời tán thán của ALEX WAYMAN (1921-2004), Chủ biên của Buddhist Tradition Series của nxb nói trên, tựa Editor’s Foreword:

This is indeed a remarkable book. It has the best treatment of the schools called Vāsīputrīya and four other minor ones (p.5) that espoused the theory that a pudgala (a sort of person) supported the five personal aggregates (skandha) and made possible Intermediate State (antaràbhava) between death and rebirth. The author, Bhikshu Thích Thiên Châu, points out that this school of the Personalists (Pudgalavādins) once had its own version of three classies of scriptures (Āgama) but they are now lost. The remaining schools of Buddhism condemned these personalists. And the author mentioned that there are only four surviving texts of this sect, which are in the Chinese language (listed p.19). The author, obviously skilled in that period in the development of the Chinse language, devotes the major part of this book, originally written in French, to presenting the contents of those four treatises.

Sara Boin-Webb deserves credit for translating his book from French into English (including a number of long, technical footnotes). The technical terms – however transted – do not alterthe superb coverage of this work on the ‘Personalists’.”

Alex Wayman,

New York, Nov. 1998

(sđd. tr V)

(Tạm dịch : Quả thật đây là một quyển sách rất đáng quan tâm. Tác phẩm đã đưa ra luận bàn rất đặc sắc nhất các bộ phái gọi là Độc-tử-bộ và bốn bộ phái khác nhỏ hơn (tr. 5) tán thành thuyết một nhân thể tạo ra ngũ uẩn (skandha) và cũng có thể tạo ra Thân Trung Ấm (antaràbhava) giữa cái chết và tái sinh. Tác giả, tỳ-kheo Thích Thiện Châu, chỉ ra rằng bộ phái Nhân-thể luận (Pudgalavàdin) trước đây có riêng một bản trong ba kinh (A-hàm) nhưng nay đã thất lạc. Các bộ phái Phật giáo còn lại đã kết án các nhà nhân-thể luận này. Tác giả cũng cho thấy rằng chỉ có bốn bản của bộ phái này còn tồn tại mà thôi, bằng chữ Hán (liệt kê nơi tr. 9). Tác giả, hiển nhiên rất giỏi chữ Hán của thời đại đó, đã dành hết phần chính của tác phẩm, trong bản gốc chữ Pháp, để trình bày các nội dung của bốn luận đề đó.

Sara Boin-Webb, rất đáng tin cậy, khi dịch quyển sách này của tác giả từ Pháp sang Anh ngữ (bao gồm rất nhiều các chú thích dài và chuyên môn). Các từ chuyên môn – dẫu thế nào cũng phải dịch – đã không làm thay đổi trình tự tuyệt vời của công trình này về ‘Nhân thể luận’.)

Alex Wayman

Nữu-Ước, tháng 11/1998

3- Và, đây là tán thán của chính GS ANDRÉ BAREAU (1921-1993), người bảo trợ luận án cho tỳ-kheo Thích Thiện Châu. Xin trích ra đoạn cuối trong FOREWORD của giáo sư:

On doit donc remercier le Vénérable Thich Thien Chau d’avoir pu, grâce à sa grande érudition, tirer le maximum d’informations de ces deux petits traités et d’apporter ainsi une contribution de haute valeur à notre connaissance des doctrines du bouddhisme ancien dans l’ouvrage ici présénte.

Après avoir passe cinq ans à l’Université bouddhique de Nalàndà, au Bihar, alors récemment créée, et y avoir obtenue les diplômes de B.A. et de M.A., attestent sa sérieuse connaissance du sanskrit et du pàli, le Vénérable séjourna pendant deux années à la School of Oriental and African Studies de l‘Université de Londre pour s’initier aux méthodes de la recherche, puis il vient à Paris pour suivre l’étude du bouddhisme. Il y a prépara et soutin d’abord une thèse de doctorat d’Université portant sur l’un des deux traités pudgalavàdin, puis une thèse de doctorat d’État dont le texte reproduit ci-après.

André Bareau

(sđd. tr. VII & VIII)

(Tạm dịch : Thành vậy, chúng ta phải cảm tạ Thượng tọa Thích Thiện Châu, bằng vào kiến thức uyên bác của mình, đã tìm kiếm được tối đa các thông tin của hai luận đề nhỏ và cũng từ đó mang lại sự đóng góp rất giá trị cho sự hiểu biết của chúng ta về các học thuyết Phật giáo nguyên thủy trong tác phẩm được trình bày ngay đây.

Sau khi trải qua năm năm theo học Đại học Phật giáo Na-lan-đà (Nàlandà) ở bang Bihar, đồng thời đậu các văn bằng Cử nhân và Cao học, chứng tỏ đã có kiến thức thực sự về cổ ngữ Sanskrit và Pàli, Thượng tọa lưu trú suốt thêm hai năm nữa ở Học viện Đông-phương và Phi-châu học, viện Đại học Luân-đôn, để am hiểu các phương pháp nghiên cứu. Rồi sau đó đến Paris, để tiếp tục nghiên cứu Phật giáo. Nơi đây Thượng tọa trước tiên đã đệ trình luận án Tiến sĩ đại học về một trong hai luận đề nhân-thể luận (pudglavàdin), rồi tiếp theo, là một luận án Tiến sĩ Quốc gia mà toàn văn được đề xuất sau đây.

ANDRÉ BAREAU

Qua những lời ngợi khen trên của vị giáo sư bảo trợ, ta mới thấy cố HT Thiện Châu chắc chắn đã lập ra cho chính mình một lịch trình để tuần tự hoàn tất nhiệm vụ thiêng liêng đã ấp ủ khi còn là một Đại đức trẻ trong chương trình ”SỨ GIẢ NHƯ LAI” hoằng dương Phật pháp do Tổng hội PG.VNCH phát động vào hậu bán thế kỷ trước.

4) - Bây giờ, đến lượt Ngài. Xin trích ra vài chỗ trong PREFACE (tr. IX) nhé:

Mở đầu, Ngài viết: “Personalism (pudglavàda) was a remarkable and durable aspect of an important part of early Buddhism. For more than ten centuries it was taught and defended by several schools andhad numerous followers but was strongly criticised by other Buddhist schools.

The literature of the Buddhist Personalist school is practically entirely lost, so much so that we know their doctrine mainly through the attacks of their adversaries.

(sđd. tr. IX)

(Tạm dịch : Nhân-thể-luận (Pugalavàda) đã là một góc cạnh đáng lưu tâm và bền bĩ của một phần trong Phật giáo nguyên thủy. Hơn mười thế kỷ trước, chủ đề này đã được giảng dạy và bảo vệ bởi nhiều bộ phái và rất nhiều tín đồ, nhưng lại bị chỉ trích trầm trọng bởi các bộ phái Phật giáo khác.

Văn học của các bộ phái Nhân-thể-luận Phật giáo thực sự đã hoàn toàn thất lạc, những gì mà chúng tôi biết được học thuyết của họ chủ yếu là do những sự tấn công của các đối phương của họ.)

(Còn một kỳ nữa)

Cần Thơ, thành phố miền sông nước,

May 22nd 2021 (05:50 PM)

ĐỖ KIM PHỤNG

विद्यारत्न

Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sat May 22, 2021 9:21 am    Tiêu đề: Một tu-sĩ thạc-học rạng danh thế giới của Việt Nam (bài cuối)



Một tu-sĩ thạc-học rạng danh thế giới người Việt Nam

(Bài 10 cũng là bài cuối)

Những nét đặc thù trong công trình lưu lại hậu thế

của Ngài Thiện Châu

Cũng ở trang này, Ngài viết tiếp:

This thesis, entitled ‘The Literature of the Personalists (Pudgalavàdins) of Early Buddhism ‘, attempts to present an historical overview of the Personalist schools and studies on the formation and content of the doctrine (dharma) and monastic discipline (vinaya) of the Pudgalavàdins, in accordance with the documentation available.

With respect to the doctrinal problem, the literary evidence which exists has revealed to us the main thesis of the Pudgalavàdins, the pudgala, and fifteen other secondary theses. The pudgala, the ineffable, being neither identical to nor different from the aggregates (skandha).

(...)

The creation of the theory of the pudgala represents a reaction to the depersonalisation of the dogmatic Abhi-dharma masters. The Personalists (pudgalavàdin), however, were determined to preserve the essence of the doctrine of insubstantiality (anàtmavàda). The position of the pudgala was misinterpretered by its adversaries. Nonetheless, the theory of the pudgala offered much of interest in the doctrinal domain for Buddhist theoreticians.

(sđd. tr IX)

(Tạm dịch : Luận án này, tựa “Văn Học về Nhân-thể-luận trong Phật giáo Nguyên thủy”, nhằm trình bày một cái nhìn toàn diện về lịch sử của các bộ phái Nhân-thể-luận và nghiên cứu sự hình thành cùng nội dung của học-thuyết (Pháp) và kỷ luật tu-viện (Luật) của các nhà Nhân-thể-luận, đúng với các văn bản hiện có.

Liên quan đến khó khăn của học thuyết, các cứ liệu văn học đang có đã vén lên cho chúng ta thấy được luận đề chính của các nhà Nhân-thể-luận, bổ-đặc-già-la, cùng với mười lăm luận đề phụ khác. Bố-đặc-già-la, cái không diễn tả được, nó không giống và cũng chẳng khác với các uẩn (skandha).

(...)

Sự tạo dựng học thuyết bổ-đặc-già-la đã thể hiện một phản ứng với chủ trương vô-ngã của các luận sư A-tì-đàm giáo điều. Tuy vậy, các nhà Nhân-thể-luận rõ ràng đã gìn giữ được tinh-hoa của học thuyết vô-ngã (anàtmavadina). Vị trí của bổ-đặc-già-la đã bị các đối thủ diễn dịch sai lầm. Dẫu sao, thuyết bổ-đặc-già-la đã cống hiến rất nhiều vì lợi ích trong lãnh vực học thuyết đối với các nhà biện thuyết Phật giáo.

****************************

Đúng ra, còn phần quan trọng nữa là Kết luận của luận án (Conclusion) cũng như Mục lục Thư tịch (tức các tư-liệu tham khảo để viết nên luận án này) quá dài; chúng tôi hẹn sẽ dịch trong những ngày sắp tới. Lý do: Sách in kiểu chữ quá nhỏ rồi phần cước chú (Notes) chữ lại càng nhỏ hơn nữa; cho nên đọc muốn “nổ con mắt” luôn! Luận án này dày 242 trang không kể 14 trang đầu dành cho Foreword và Preface cùng bảng Mục lục. Nếu như ấn loát với cỡ chữ bình thường chắc phải là trên ba trăm trang với cùng kích thước 21.5 cm x 13cm, như bản chữ Anh.

Thôi thì, đến đây là đủ lắm rồi, phải không? Vì chúng tôi (Mr Phụng) chỉ muốn tán thán công đức của Ngài Thiện Châu thôi, chứ chẳng dám bàn gì thêm! (có biết gì đâu mà bàn!) ; vả lại vấn đề PUDGALA (Bổ-đặc-già-la) là một vấn đề “nhạy cảm” của Phật giáo từ mười thế kỷ nay. Chính vì thế để viết một công trình có một không hai này Ngài Thiện Châu buộc phải thông thạo các ngôn ngữ sau đây: Sanskrit, Pàli, Hán-ngữ, Nhật-ngữ, Tạng ngữ (Tibetan) chưa kể tiếng Pháp và tiếng Anh và phải đọc hằng chục ngàn trang Kinh và Luận chưa kể các sách & các tư liệu khác; rồi lại phải trải qua ít nhất một hay hai năm được huấn luyện “PHƯƠNG PHÁP LUẬN” (methodology) tại cơ quan CNRS (Centre National de la Recherche Scientifique).

Con kính cẩn lạy ba lạy trước di ảnh của Cố Hòa thượng THÍCH THIỆN CHÂU. Ngài đã thành Phật và đang chu du trong dãy Thiên-hà để ban NĂNG-LƯỢNG và ÁNH SÁNG cho những ai có cùng ý nguyện như Ngài.

Cần Thơ, thành phố miền sông nước,

May 22nd 2021 (08:10 PM)

ĐỖ KIM PHỤNG

विद्यारत्न

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân