TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TÂY TẠNG: 50 NĂM MẤT NƯỚC, LƯU VONG
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TÂY TẠNG: 50 NĂM MẤT NƯỚC, LƯU VONG

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
SNOW WHITE



Ngày tham gia: 29 Oct 2007
Số bài: 3689

Bài gửiGửi: Wed Mar 11, 2009 10:37 am    Tiêu đề: TÂY TẠNG: 50 NĂM MẤT NƯỚC, LƯU VONG


TÂY TẠNG: 50 NĂM MẤT NƯỚC, LƯU VONG

Năm 2009 là vừa tròn 50 năm quân đội Trung cộng hoàn toàn chiếm lĩnh Tây Tạng. Hội Thanh Niên Tây Tạng tuyên bố năm nay sẽ là Niên Kỷ Đen để sẽ mở ra những cuộc biểu tình, tuyệt thực toàn cầu nhằm áp lực Bắc Kinh thay đổi chính sách ở Tây Tạng.


Đức Đạt Lai Lạt Ma đã báo động rằng nền văn hóa của Tây Tạng đã gần bị hủy diệt, 50 năm sau cuộc nổi dậy thất bại đã dẫn tới cuộc lưu vong của Đức Đạt Lai Lạt Ma sang Ấn Độ .


Các nhà sư lưu vong người Tây Tạng đang đứng trên ban công xem lễ kỷ niệm đánh dấu 50 năm cuộc nổi dậy chống Trung cộng thất bại . Nhà lãnh đạo tinh thần Đạt Lai Lạt Ma mô tả quê hương ông dưới quyền cai trị của Bắc Kinh là "địa ngục trần gian".


Một phụ nữ Tây Tạng đang khóc trong khi cầu nguyện cho những người đã hy sinh vì đất nước Tây Tạng.


Một bé gái Tây Tạng ngồi trong xe hơi xem cuộc biểu tình chống Trung cộng tại Delhi, Ấn Độ. Trung Cộng bắt đầu xâm chiếm Tây Tạng vào năm 1950 và đập tan cuộc nổi dậy của dân chúng Tây Tạng chín năm sau đó , giết chết khoảng 87000 người Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phải lưu vong sang Ấn Độ với khoảng 83000 người Tây Tạng.


Một bà lão Tây Tạng người cầu nguyện cho đất nước được hồi sinh trong một Tu viện, tại Katmandu, Nepal.


Công an vũ trang và bộ đội của Trung cộng đã kéo tới các thành phố và làng xã thuộc lãnh thổ Tây Tạng và miền tây của Hoa Lục, phòng trước bất ổn trong thời gian gần ngày kỷ niệm 50 năm nổi dậy. Các công an đang tra xét và hạch hỏi dân chúng Tây Tạng trên đường phố thị trấn Kangding tại tỉnh Sichuan.


Một nhà sư Tây Tạng đi xuống một ngõ hẹp trong Tu viện Kumbun, ngoại ô thị trấn Xining, tỉnh Qinghai tỉnh. Ảnh hưởng của Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn còn mạnh mẽ bên trong Tây Tạng, và là một mối lo sợ và nhức đầu cho chính quyền Trung cộng.


Cảnh sát vũ trang Trung cộng được tăng cường tại bến xe bus, trên các đường phố, cả trong ngõ hẻm. Tại quận Ganzi của tỉnh Sichuan sát bên Tây Tạng, là nơi xẩy ra biểu tình bạo động trong năm qua, công an vũ trang và bộ đội mang súng đại liên diễn hành qua công viên chính của thị trấn Kangding.


Cảnh sát vũ trang Trung cộng đang ăn uống tại Lhasa. Chính quyền Trung cộng cấm tất cả du khách ngoại quốc bén mảng vào các khu vực người Tây Tạng sinh sống cho tới tháng tư. Điện thoại di động, internet tại Lhasa đều bị cắt sau khi ra thông báo “tạm ngưng hoạt động 3 tuần để sửa chữa và bảo trì”.


Trường học trẻ em tổ chức cầu nguyện nhân tưởng niệm 50 năm cuộc nổi dậy 1959 của người Tây Tạng bị đàn áp.


Các nhà sư đang đốt đèn sau khi đến tham dự buổi lễ đặc biệt cầu nguyện Đức Đạt Lai Lạt Ma ở thành phố Siliguri phía Đông Ấn Độ. Trong bài diễn văn về cuộc nổi dậy bất thành của nhân dân Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma nói: ngay cả đến bây giờ, dân chúng Tây Tạng trong nước vẫn luôn sống trong sợ hãi và nhà chức trách Trung Quốc không ngừng nghi ngờ. Ngài lên án cuộc đàn áp thô bạo tiếp theo đợt biểu tình chống chính quyền trong Tháng 3-2008.


Sau bài nói chuyện của Lạt Ma tại thủ phủ tị nạn Dharamsala, hàng ngàn thanh niên Tây Tạng xuống đuờng biểu tình. Các hình thức phản đối tương tự được ghi nhận cùng ngày tại Seoul, New Dehli, Canberra.


Người Tây Tạng lưu vong đang rải chhapa, bột lúa mì trong khi cầu nguyện tại Kathmandu. Trong cuộc nổi dậy gần đây nhất năm 2008, có ít nhất 19 người bị giết ở Lhasa, hầu hết là thường dân người Hán, theo lời chính phủ Trung cộng. Nhưng theo chính phủ Tây Tạng lưu vong, có 220 ngưoòi Tây Tạng bị giết, gần 1,300 người bị thương và 7,000 người bị giam. Và hơn 1,000 người Tây Tạng mất tích, chưa rõ là bị giết hay đang lẩn trốn.


Người Mỹ gốc Tây Tạng và các ủng hộ viên biểu tình phản đối Trung cộng nhân tưởng niệm 50 năm cuộc nổi dậy 1959 của người Tây Tạng bị đàn áp bên ngoài Bạch Ốc, Washington DC hôm 9-3-2009.


Nhiều người Tây Tạng và các nhà hoạt động nhân quyền tổ chức thắp nến tại Đài Bắc, Đài Loan hôm 10-3-2009. Chính phủ Đài Loan, hiện kết thân với Bắc Kinh, dè dặt im lặng để không chọc giận Trung cộng.




Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân