TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tạm nghỉ mạng xã hội
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tạm nghỉ mạng xã hội

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9650

Bài gửiGửi: Sun Feb 28, 2021 10:36 am    Tiêu đề: Tạm nghỉ mạng xã hội

Tạm nghỉ mạng xã hội


Lần cuối cùng tôi dùng Twitter là ngày 20/9. Tài khoản Facebook tôi (tạm) đóng vài tháng trước.

Tôi không phải là trường hợp lạ. Bạn trai tôi không dùng mạng xã hội. Những chữ “I quit social media, here’s what I’ve learned” (“tôi bỏ mạng xã hội, đây là những điều tôi học được”) có hơn 14 triệu kết quả trên Google. Cũng trên Google, những chữ “why young people leave social media” (“tại sao giới trẻ bỏ mạng xã hội”) có trên 1 tỷ kết quả.

Người ta dùng mạng xã hội vì nhiều lý do - để liên kết với bạn bè khắp thế giới, để chia sẻ tin tức, để quảng bá hình ảnh và tác phẩm, để theo dõi tin tức v.v. Vậy tại sao giới trẻ đôi khi tạm nghỉ, hoặc thậm chí hoàn toàn từ bỏ, mạng xã hội?



Vấn đề thời gian

Ngồi trên Facebook hay Twitter là bị cuốn vào nó - mất thì giờ xem newsfeed, đọc notifications, bấm like người này, nói chuyện với người kia, cãi lộn với người nọ... Người đợi xe buýt mở Instagram ra nhìn, người đi ngoài đường trả lời tin nhắn Messenger, người đang làm việc mở Facebook ra check, người đang học mở TikTok giải lao, người mở mắt dậy phải xem tin tức trên Twitter, người trước khi ngủ phải nhìn qua Snapchat...



Một khái niệm liên quan là FOMO (Fear of Missing Out), là nỗi sợ bỏ lỡ gì đó hay ho quan trọng - bỏ sót là người quen đang nói gì, làm gì, xem gì, ăn gì... nên cứ vài phút lại phải check xem ai viết gì mới, và đã mở newsfeed là phải tiếp tục kéo xuống và tiếp tục xem. Thế là dẫn tới nghiện, dẫn tới không rút ra được.

Từ mất thì giờ vào mạng xã hội dẫn tới cảm giác tội lỗi không vui, thấy mình để cả ngày trôi qua không làm được gì.

Không dùng mạng xã hội là có thêm thời gian để đọc và viết và làm việc và xem film và làm nhiều chuyện khác.



Sống ảo

Dùng mạng xã hội là dễ so sánh - người khoe du lịch, người khoe hàng hiệu, người khoe tiệc tùng, người có chồng khoe chồng, người có con khoe con, người chưa chồng chưa con khoe hình “tự sướng”, người nào cũng chưng cái đẹp đẽ hay ho thú vị nhất ra, còn ai không có gì cũng nói khống lên cho người khác ở xa không biết, thế là người dùng Facebook hay Instagram cứ nhìn đây nhìn kia so sánh thấy mình không bằng, rồi từ đó dẫn tới mặc cảm tự ti, ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tâm thần.

Mạng xã hội đặc biệt ảnh hưởng tiêu cực tới giới trẻ, đặc biệt tuổi teen, vì đội ngũ influencers trên Instagram - toàn những hot girl lại biết lựa góc chụp, dùng filter, chỉnh Photoshop... trong khi người thường chẳng được như vậy.

Dùng mạng xã hội, nếu không so sánh và thấy mình thiếu hụt thì cảm thấy chán ngán với các màn khoe khoang ra vẻ của người khác, cái trò giả dối “lừa tình” như Photoshop hình ảnh, các hình thức sống ảo dạng này dạng khác.



Tin tức và tin vịt

Người ta dùng Facebook hoặc Twitter không chỉ để liên kết với bạn bè người quen mà còn để đọc tin tức - chẳng hạn chỉ cần follow một loạt tờ báo là có thể đọc tin trên newsfeed không cần đi đâu.

Cái hại thứ nhất là bội thực tin tức và tâm trạng bị ảnh hưởng tiêu cực. Chẳng hạn trong thời gian này ở Anh, mạng xã hội chỉ toàn nói những thứ tối tăm u ám như Covid-19, lockdown, Brexit, và ảnh hưởng kinh tế. Facebook hoặc Twitter có thể làm người ta bớt cô đơn trong mùa dịch nhưng cũng có thể làm tràn ngập tin tức tiêu cực gây trầm cảm. Dùng Facebook hay Twitter, tôi hiểu được tại sao dân Na Uy hàng năm cứ phải rút lên núi ở cabin một mình, không liên lạc với con người, không internet.

Cái hại thứ hai, quan trọng hơn, là tin vịt1. Không phải ai cũng fact-check, không phải ai cũng kiểm soát nguồn, đặc biệt nếu đó là cái họ muốn tin. Một mặt, người ta chỉ trích Facebook là không fact-check, để fake news tràn ngập khắp nơi, nhưng ngược lại có nên để Facebook, hay Twitter quyết định đâu là sự thật không?



Ảo tưởng về thế giới thật

Mạng xã hội có thể tạo ảo tưởng về thế giới thật. Chẳng hạn, nếu chỉ follow người có cùng quan điểm, sẽ biến trang mạng xã hội thành một dạng echo chamber (phòng dội âm), nghĩ ngoài đời ai cũng suy nghĩ như vậy.

Ngoài ra có thể tạo những ảo tưởng khác. Chẳng hạn nếu chỉ ngồi trên Twitter nhìn thiên hạ ngày nào cũng nhắc tới và cãi nhau chí chóe, người ta có thể nghĩ vụ tranh luận transgender là vấn đề lớn và J. K. Rowling là một dạng kẻ thù của dân chúng (public enemy), nhưng thật ra ngoài đời không mấy ai quan tâm đến vấn đề transgender, và mọi người thường đồng ý với J. K. Rowling (tác giả của Harry Potter).

Trước đây khi trên Facebook, dựa theo đám bạn học cùng lớp và một số người quen, tôi cứ tưởng dân Anh rất thích Jeremy Corbyn (lãnh đạo Công đảng trước đây). Sau đó đi nhiều nơi, nói chuyện với nhiều người, gặp nhiều tầng lớp khác nhau mới biết không phải.



Tranh luận về chính trị

Vấn đề chính trị trên mạng xã hội cũng gây tranh luận - đôi khi người ta bị cuốn vào cuộc cãi lộn nào đó vài tiếng đồng hồ, trong khi thời gian đó có thể dùng để đọc sách hoặc xem film hay ngủ một giấc. Rồi từ đó nhiều trường hợp dẫn tới tình bạn sứt mẻ, không nhìn mặt nhau, vợ chồng cũng ly dị.

Trên Twitter tranh luận nghiêm chỉnh gần như không thể, vì mỗi tweet chỉ gói gọn 280 ký tự - lắm lúc viết xong tweet thứ nhất đang viết dở tweet thứ hai đã thấy phe kia nhảy ngang vào mồm. Twitter cũng không như Facebook tìm cách hạn chế account, nên một người có thể dễ dàng tạo tài khoản thứ hai, ẩn sau tên giả để thoải mái chửi bới nhục mạ người khác. Tranh luận là không thể khi phe kia chỉ chửi đổng, nói vòng quanh, và không bao giờ đáp lại lập luận hay trả lời câu hỏi.



Data và vấn đề bảo mật

Quan trọng hơn hết, lý do nhiều người bỏ mạng xã hội là data (dữ liệu) và vấn đề bảo mật. Như có người nói, nếu bạn dùng cái gì đó mà nó free, bạn chính là product (sản phẩm).

Từ nhiều năm nay, người ta đã nói về chuyện Facebook không thể tin cậy và bán tin tức người dùng. Nhưng chuyện này có lẽ cần một bài khác.



Nói chung, như nhiều người khác, tôi tạm ngưng mạng xã hội vì nhiều lý do. Thấy nhẹ nhàng hơn. Và có thêm thì giờ làm chuyện khác.

Di Nguyễn/baotreonline

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân