TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Kinh & Luận Phật giáo nhiều quá, làm sao đọc hết !
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Kinh & Luận Phật giáo nhiều quá, làm sao đọc hết !

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Tue Sep 08, 2020 10:48 pm    Tiêu đề: Kinh & Luận Phật giáo nhiều quá, làm sao đọc hết !




 

  Kinh & Luận Phật giáo nhiều quá, làm sao đọc hết!

      Phật giáo (chưa kể Mật tông Tây Tạng và Mông Cổ!) có cả một RỪNG Kinh & Luận ai ai cũng biết. Không cần phải là Chùa, Học viện, Tự viện, Tịnh thất, Am, Cốc v. v.. người cư sĩ cũng phải ít nhất có hai bộ kinh chính thức của PG: Kinh bộ NIKÀYA (Nam tông, dịch từ Pàli) và Kinh bộ A-HÀM, Àgama (Bắc tông, dịch từ Hán ngữ, bản Sanskrit không còn): Bộ trước 10. 000 trang (khổ vừa) ; Bộ sau: 69. 000 trang (khổ lớn). Thử hỏi ai mà đọc cho hết; nhiều người nói như thế.

      Còn về các tông phái, khoảng 11, 12 (Xin xem [i]TINH HOA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
của Junjiro Takakusu (1866-1945), bản Việt dịch của Tuệ Sỹ, nxb Phương Đông, TP/HCM 2007. Đây là bản in lại của CÁC TÔNG PHÁI CỦA ĐẠO PHẬT cũng của Thầy Tuệ Sỹ dịch năm 1970; từ bản tiếng Anh THE ESSENTIAS OF BUDDHIST PHILSOPHY.

      Thành vậy, ở VN bây giờ có không ít gia đình rời đạo Phật chuyển sang Tin Lành (Protstantism) và Thiên chúa (Christianity) là thế.

      ************************************
      Bởi vậy chúng ta không làm lạ gì cố HT Minh Châu (1920-2012), vị tu sĩ Việt Nam mà cả giới tu sĩ & trí thức thế giới đều vị nể, đã từng viết: "Mỗi người Phật tử nên chọn một Kinh và hiến dâng suốt cuộc đời mình để nghiên cứu và thực hành thì sẽ thấy hoàn toàn tự tại. Vị Phật tử này không có thời giờ tu tập hoặc không muốn tự gây phiền hà cho mình với vô số bài thuyết pháp giảng giải cùng một chủ đề. " (Either a Buddhist selects a sutta and devotes his own life, for study and practice and feels quite satisfied with it. He has no time or no training to bother himself with other innumerable discourses dealing with the same topics.)

Xin xem A CRITICAL STUDY OF THE LIFE AND WORKS OF SÀRIPUTTTA THERA (tạm dịch: Thâm Cứu về Cuộc Đời và Sự Nghiệp của Trưởng lão Xá-Lợi-Phất), luận án tiến sĩ của Tỳ-kheo THICH HUYEN VI (Le Van Huyen), đệ trình tại Đại học Magadha, Ấn Độ năm 1971; published by the Publication Department, Van Hanh University, SAIGON, 1972; phần Preface.

      Ngài Minh Châu, như ta đã biết, luận án tiến sĩ của Ngài THE CHINESE MADHYAMA ÀGAMA and THE PÀLI MAJJIMA NIKAYA - A Comparative Study) (tạm dịch: Nghiên cứu So sánh TRUNG A-HÀM CHỮ TRUNG QUỐC VÀ TRUNG BỘ KINH CHỮ PÀLI) đệ trình tại Đại học Bihar University (Nava Nalanda Mahavihara), Ấn Độ, được chấp thuận với hạng TỐI DANH DỰ (Highest honour) với LỜI BAN KHEN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO (Unanimous recommendation of the Board of Adjucators), năm 1961; và được chính Tổng thống Ấn Độ thời đó đích thân trao văn bằng tiến sĩ.

      [Xin mở ngoặc nói thêm: Hiếm khi có luận án tiến sĩ (Doctoral thesis) của một sinh viên tiến sĩ (Doctoral candidate) được hội đồng giám khảo chấp thuận với hạng Tối Danh Dự (Highest honour; La tinh: Summa cum laude) chưa chưa nói đến VỚI LỜI BAN KHEN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO. Vì sao? vì công trình (luận án) đó 99% là do tự người sinh viên làm lấy, vị giáo sư bảo trợ (patron) luận án chỉ 1%: theo thủ tục của nhà trường phải có người giới thiệu. ]

      Ngoài ra, ta cũng nên biết rằng: Với một công trình to tát như thế, Thầy Minh Châu phải chứng minh với nhà trường & hội đồng giám khảo rằng Ngài phải thông thạo chữ Pàli, thành vậy khi được Tổng hội PGVN đề cử Ngài sang Ấn Độ du học năm 1953, ngài đã phải tốt nghiệp các văn bằng sau đây tại Ấn Độ trước khi được chấp nhận làm luận án tiến sĩ, đó là: Cử nhân Anh văn chuyên biệt (B. A. in Special English) năm 1957, Cao học (bây giờ gọi là Thạc-sĩ) cổ-ngữ Pàli (M. A. in Pàli) năm 1958 ; văn bằng M. A này ngài đậu Thủ khoa Đặc hạng Danh dự (First Graduate with Special Honours). Thế giới tính đến hết thế kỷ XX không có vị Tiến sĩ nào được như ngài cả. Bởi vậy cố đại lão Hòa thượng THÍCH TỊNH KHIẾT (1890-1973), sư phụ truyền giới của ngài, ban pháp danh cho ngài là MINH CHÂU (tên khai sinh: Đoàn văn Nam) khi nhận ngài tu tập năm 1946, quả thật là ƠN LÀNH mách bảo. Cũng nói thêm: Ông nội và thân phụ ngài Minh Châu cũng là các Tiến sĩ đời nhà Nguyễn. Hầu như không có gia đình Việt Nam nào có 3 đời liên tiếp nhau là Tiến sĩ.

      Ngài HT THÍCHTỊNH KHIẾT là bậc ĐẠO CAO ĐỨC TRỌNG của PGVN, không phải vì Ngài là Vị Tăng thống đầu tiên (1964-1973) của PGVN sau khi thống nhất các tông phái, mà là: khi còn trụ trì chùa Tường Vân, Huế, chí sĩ Phan Bội Châu (1867-1940) thừơng hay chèo thuyền mỗi chiều đến Ngài để tham vấn Phật pháp.

      HT THÍCH HUYỀN VI (1926-2005), quê quán Ninh Thuận, xuất gia ở chùa Thiên Hưng, Ninh Thuận, được Giáo hội PGVN cử đi du học Ấn Độ (1964-1971) ; về nước: GS Đại học Vạn Hạnh (Van Hanh Buddhist University), Giảng sư Đại học Văn khoa Saigon, Tổng Vụ trưởng Hoằng pháp Giáo hội PGVN trước 1975. Ngài mất ở Paris, Pháp.

      **********************************************
      Là Phật tử chẳng ai mà không biết về huyền thoại HUỆ NĂNG của Trung Hoa cổ thời đã ĐẮC PHÁP mà chẳng cần đọc tụng quyển kinh nào, đó sao ; chứ nói chi những người bình dân ít học họ chỉ biết CẦU NGUYỆN - cầu nguyện rất chân thành, mãnh liệt, hết lòng hết dạ BÁI LẠY ƠN TRÊN không ngưng nghỉ vào một thời điểm nhất định nào đó, một mình, cho đến suốt đời... rồi, MỘT NGÀY SẼ ĐẾN...

      Tìm biết được Đấng Sáng Tạo, cha chung của toàn thể vũ trụ vạn vật này, là một công việc rất khó khăn, và một khi đã nhận biết được Ngài thì cũng chẳng thể nào thông tri cho mọi người được.
      PLATO (427-347)

      Để nắm bắt được vận hành toàn diện này của đời sống đòi hỏi một trí thông minh, không phải thứ thông minh của tư tưởng sách vở, hay kiến thức, mà là sự thông minh của tình thương, lòng trắc ẩn cùng sự nhạy cảm của nó.
      KRISHNAMURTI (1895-1986)

      Tây đô, Sept. 09th 2020
      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न



[/i]
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân