TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Từ Kinh Dịch đến Dịch Lý, Thánh Nhân và Cầu Nguyện
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Từ Kinh Dịch đến Dịch Lý, Thánh Nhân và Cầu Nguyện

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Tue Sep 01, 2020 4:10 am    Tiêu đề: Từ Kinh Dịch đến Dịch Lý, Thánh Nhân và Cầu Nguyện





      Từ Kinh Dịch đến Dịch lý, Thánh nhân và Cầu nguyện

      Kinh Dịch hay Dịch Lý cũng vậy thôi, vì như chúng ta biết, viết về Kinh Dịch có hằng ngàn quyển, chính xác 1379 bộ với 4863 quyển (xin xem Kinh Dịch, cấu hình tư tưởng Trung Quốc, của Dương Ngọc Dũng và Lê Anh Minh,, tái bản lần I, nxb Khoa học Xã hội, 2011; tr. 797).

      Như chúng tôi đã nói ở các kỳ trước, Kinh DỊCH có thể gọi là quyển kinh vĩ đại nhất của nhân loại, không phải vì không lời và không biết tác giả. Xin mời quí bạn đọc đoạn sau đây:

      "Theo hai nhà nghiên cứu Ngô Nghĩa Phương và Ngô Tạ Diệu, câu hỏi này vẫn là câu đố muôn đời (thiên cổ chi mê) vì thời đại đã quá xa xôi không còn cách gì khảo chứng được. " (xin xem KINH DỊCH, Cấu Hình Tư Tưởng Trung Quốc, của Dương Ngọc Dũng & Lê Anh Minh, nxb Khoa học Xã hội, 2011; trang 15).

      Tuy nhiên, hai nhà nghiên cứu họ Ngô này sau cùng cũng cho rằng, theo truyền thống, tác giả chính là PHỤC HY 伏羲 (sđd. tr. 15).
      Vậy Phục Hy là ai?

      "Phục Hy hay Tử Hoa (chữ Hán: 伏羲) (4486 TCN—4365 TCN), còn gọi là Phục Hi thị (伏羲氏), Mật Hy (宓羲), Bào Hy[1] (庖羲), Bao Hy (包羲), Hy Hoàng (羲皇), Hoàng Hy (皇羲) hoặc Thái Hạo (太昊), là một vị thần trong các thần tích Trung Hoa, ông thường được xem là người đầu tiên và đứng đầu trong các thuyết về Tam Hoàng Ngũ Đế của lịch sử Trung Quốc. " (Nguồn: Wikipedia)

      Như vậy, Kinh DỊCH, theo truyền thống, đã xuất hiện gần 4500 năm TCN. Điều này làm chúng ta liên tưởng đến Kinh Veda của Ấn Độ, cũng vào thời điểm đó. (Xin xem: Nhập Môn Triết Học Ấn Độ, của Lê Xuân Khoa, nxb Trung tâm Học liệu, Bộ Giáo Dục, VNCH, bản in lần thứ hai, năm 1972; trang 55).

      Từ mấy điểm nói trên ta có cảm tưởng hai kinh này của hai nền văn minh cổ đại Đông phương có vẻ "HUYỀN BÍ" quá! và khiến chúng ta liên tưởng đến câu này: "Bởi vì Chư Thiên yêu thương cái gì tăm tối" - lời trong Kinh Aitareya, Upanishad được cố HT Thích Minh Châu (1920-2012) dẫn lại trong tác phẩm TINH HOA và SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO PHẬT, của Edward Conze, bản Việt dịch của Chân Pháp Nguyễn Hữu Hiệu (nxb Ban Tu Thư Viện Đại học Vạn Hạnh, Saigon, 1969; trang 7).

      *****************************************
      Như vậy, nói hay viết về Dịch lý thì đã có quá nhiều sách viết rồi. Vấn đề còn lại là Kinh Dịch (hay Dịch Lý) mà Tổ Phục Hy đã sáng chế ra dùng để làm gì? Người bình dân như chúng ta ắt hẳn phải thắc mắc như thế, phải không?

      Như chúng tôi đã từng nói, chúng tôi chỉ tìm tòi đâu đó từ các sách & báo để các cung cấp cho quí bạn đọc (độc-giả) mà thôi. Chúng tôi noi gương và nói theo Đức Khổng-Tử (551-479) “Thuật nhi bất tác” tức là: Chỉ thuật lại, chứ không phải sáng tác.

      *****************************************
      Từ xưa không riêng gì Tây phương, ở Đông phương chúng ta người bình dân gọi ĐẤNG CHÍ TÔN là TRỜI, ÔNG TRỜI hay HOÀNG THIÊN (như: Hoàng thiên hữu nhãn). Và một khi có tự-ngữ ĐẤT đi theo – TRỜI ĐẤT – thì phải hiểu rằng: thêm các vị thần linh nữa. Thành vậy, có câu “ Lòng người sinh một niệm, Trời Đất đều biết”. Như vậy Trời Đất chính là tên chung chỉ các Thần Linh trong TRỜI ĐẤT. Vì thế chúng ta có thể hiểu THẦN LINH là các Bồ-Tát (Bodhisattva) trong Phật giáo đại thừa, các Thánh (Saint) trong các tôn giáo khác.

      Bởi thế tôn giáo nào cũng khuyên bảo chúng ta luôn CẦU NGUYỆN là như thế.

      Kỳ tới: Các Thánh nhân của Lão giáo.

      Tây Đô, chiều dịu mát
      Sept. 01st 2020
      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân