TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - dịch hạch, La Peste, Camus
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

dịch hạch, La Peste, Camus

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
tonthattue



Ngày tham gia: 17 Jul 2010
Số bài: 209
Đến từ: Georgia USA

Bài gửiGửi: Sun Mar 29, 2020 7:54 am    Tiêu đề: dịch hạch, La Peste, Camus
Tác Giả: tôn thất tuệ




La Peste, Albert Camus

La Peste là tên cuốn tiểu thuyết của Albert Camus xuất bản năm 1947 nói về dịch hạch càng quét thị xã Oran tại thuộc địa Algérie của Pháp. Tác phẩm nầy đặt những câu hỏi về thân phận con người. Các nhân vật từ y sĩ, du khách cho đến tù nhân lẫn tránh nêu các khía cạnh khác nhau của trận dịch cho thấy nó ảnh hưởng thế nào với dân cư trong vùng.

Theo tin tưởng thường tình, tiểu thuyết nầy dựa vào nạn dịch thổ tả (cholera) đã giết hại phần lớn dân cư Oran vào năm 1849 ngay sau khi Pháp đặt xong nền đô hộ xứ nầy nhưng cuốn sách thì đặt câu chuyện vào thập niên 1940. Oran và các vùng chung quanh đã bị nhiều trận dịch trước khi Camus xuất bản La Peste. Theo Trung Tâm Phòng Chống Bệnh,  (CDC, Mỹ), Oran đã hai lần bị dịch hạch năm 1556 và 1678; số tử thương những lần kế tiếp năm 1921 (185), năm 1931 (76) và 1944 (95) quá thấp so với con số hư cấu trong truyện. La Peste được xem là tác phẩm cổ điển của trường phái hiện sinh, tuy tác giả không đồng ý danh xưng nầy. Tác phẩm nầy ngụ ý chỉ trích cách thức Nazi đối xử phe kháng chiến Pháp nhưng cũng nói lên thân phận con người, đóng góp vào quan niệm phi lý của triết thuyết nầy.



Những nhân vật chính
Bernard Rieux:  y sĩ 35 tuổi, không cao không thấp, da ngâm đen, tóc xoắn rất nhặc. Vào đầu cuốn truyện, vợ của Rieux, đã bệnh lâu nay, vào bệnh viện an dưỡng. Rieux đã chữa trị bệnh nhân dịch hạch đầu tiên và là người đầu tiên mô tả chứng bệnh nầy, ông khuyến cáo chính quyền hành động thích ứng để ngăn chân hậu hoạn. Tuy vậy trong thâm tâm, Rieux chưa nhận định vấn đề trầm trọng quá mức, cho đến một thời gian rất ngắn ông thấy rõ mối nguy và báo động chính quyền ra tay trước khi bệnh dịch có thể vùi xuống mồ nửa dân số hai trăm ngàn người, chỉ trong vài tháng. Trong thời gian nguy khốn nầy, Rieux điều khiển một bệnh viện phụ, làm việc suốt ngày để chữa trị, nhưng ông không thể làm gì khác hơn chuyền nước biển (serum) và mổ các hạch ung. Ngày nào cũng đến gần khuya mới về. Ông luôn luôn tránh lòng thương yếu đuối, ví dụ khi đến nhà có người bệnh, ông phải gọi xe tải thương chở đi ngay, tuy thân nhân nài xin đừng làm vì họ sẽ không bao giờ thấy lại nạn nhân.

Rieux làm việc diệt trừ dịch hạch chỉ đơn giản vì ông là một y sĩ với nhiệm vụ giảm thiểu khổ đau của đồng loại. Ông không có một mục tiêu cao xa về tôn giáo. Rieux không tin ở God; ông là người thực tiển, làm những gì phải làm, không ồn ào rối rít rùm ben. Đồng thời ông tin không thể thắng cuộc tranh đấu chống cái chết.

[imgleft:f69397242e]http://trunghocduytan.com/users/tonthattue/ttt-lapeste03.jpg[/imgleft:f69397242e]Jean Tarrou: với lý do không rõ, đến Oran vài tuần trước khi dịch hạch bùng phát; cólẽ không vì kinh doanh, ông có nhiều phương tiện riêng dư dùng. Jean có tính khí tự nhiên hiền lành, cười suốt ngày, thích giao du với các vũ công và nhạc sĩ Tây Ban Nha trong tỉnh. Jean viết nhật ký rất siêng năng, mô tả đời sống ở Oran. Jean là người đầu tiên thành lập các nhóm thiện nguyện chống bệnh dịch, trước khi chính quyền điều động dân chúng trong cùng mục đích; theo ông, mọi người đều có nghĩa vụ đối trị tai ường nầy, ông hành động theo những nguyện tắc luân lý tự đặt ra. Jean cho Rieux biết đều quan tâm là làm sao trở thành vị thánh mặc dầu không tin ở God. Cha của ông, tuy là một người hiền lành trong cuộc sống riêng, là một ông biện lý, ủng hộ mãnh liệt án tử hình. Ngày còn trẻ, một lần Jean đã chứng kiến một phiên tòa xử án tử hình. Tuy nhiên, hình phạt nầy làm ôn chán ngấy. Jean bỏ nhà ra đi trước khi được 18 tuổi, quyết tâm chống án tử hình, hành vi sát nhân do chính quyền bảo trợ. Jean theo phe Cộng Hòa trong nội chiến Tây Ban Nha, và trở thành nạn nhân cuối cùng của phe Franco.

Raymond Rambert: ký giả Raymond Rambert đến Oran tìm hiểu, nghiên cứu cuộc sống của khu Arab trong thành phố. Khi bệnh dịch bắt đầu, Raymond kẹt trong một thành phố không quen biết ai, lại nhớ nhà, nhớ vợ hiện ở Paris, ông tìm mọi cách nhờ chính quyền giúp ông rời khỏi Oran. Không thành công, ông phải nhờ đường dây lậu với giá 10 ngàn franc. Nhưng rồi ông đổi ý, quyết định ở lại cùng dân chúng chống dịch hạch.

Joseph Grand: Joseph Grand là thầy ký, công chức tòa thị chính, 55 tuổi, cao và gầy. Lương phạn không bao nhiêu nên Joe sống đời khắc khổ nhưng nhiều tình thương. Có thì giờ thì ông rèn luyện khả năng La Tinh, và bắt đầu viết sách. Nhưng khổ nổi chủ trương toàn bích đã khiến ông ta viết lại sửa câu đầu tiên, sửa mãi mà không viết thêm gì khác. Khó khăn lớn nhất trong đời là không tìm ra danh tự, ngôn ngữ để viết những điều muốn nói. Joe nói với Rieux rằng ông đã kết hôn lúc chưa được hai mươi; nhưng công việc quá độ và nghèo khó đã nện vào đời ông những đòn đích đáng; không thể thăng tiến trong nghề và bà vợ Jeanne đã bỏ đi. Ông cố viết cho vợ một bức thư mà không bao giờ viết được, nay vẫn còn hận sầu.

Khi dịch hạch bắt đầu Joe tham gia cứu trợ và làm tổng thư ký chiến dịch, ghi ký các con số thống kê. Được xem là hiện thân của dũng cảm thầm lặng khích lệ các nhóm thiện nguyện y tế, Joe cũng mắc bệnh hiểm nghèo; Joe nhờ Rieux đốt các bản thảo, đồng thời cho y sĩ nầy biết điều mới lạ: Joe nói ông hạnh phúc, đã viết cho vợ bức tư và đã khởi sự một cuốn sách mới vào khi nhuốm bệnh.

Linh mục Father Paneloux: Cha Paneloux dòng Jesuit học thức và đáng kính. Cha nổi tiếng vì những bài giảng nêu cao tính chất thuần túy của chủ thuyết Thiên Chúa Giáo và chỉ trích giáo dân ơ thờ chểnh mãn. Vào giai đoạn đầu của mùa bệnh, trong một bài thuyết giảng hùng hồn, cha nhấn mạnh rằng dịch hạch là một sự trừng phạt của God dành cho những kẻ cương quyết chống lại Ngài. Nhưng cha nói tiếp God vẫn có mặt như một nguồn trợ giúp và hy vọng.

Ít hôm sau, cha Paneloux đến bên giường bệnh con trai của Othon và cầu nguyện cho bé và nói với mọi người rằng bé sẽ qua khỏi. Nhưng rồi bé chết, cha nói với BS Rieux rằng mặc dầu cái chết của một đứa bé vô tội trong thế giới ngự trị bởi một Đấng God đầy tình thương không thể giải thích một cách thuần lý, cái chết ấy vẫn phải được chấp nhận. Hôm sau trong thánh đường, cha giảng rằng cái chết của em bé vô tội ấy là một thử thách, một trắc nghiệm về đức tin. Bởi lẽ God mong muốn cái chết của bé ấy, mọi con chiên đều mong muốn cái chết ấy như God muốn.

Cuối truyện, cha Paneloux mắc bệnh. Cha không chịu cho mời bác sĩ vì cha chỉ tin một mình God, và cha chết. Vì các triệu chứng nơi cha không giống các bệnh nhân dịch hạch, Rieux ghi vào sổ bộ khai tử “một trường hợp nghi ngờ”.

[imgleft:f69397242e]http://trunghocduytan.com/users/tonthattue/ttt-lapeste04.jpg[/imgleft:f69397242e]Tóm lược

Phần 1. Trong thị xã Oran, hằng ngàn con chuột chết ngoài đường, tuy lúc đầu không ai để ý. Dân chúng hoản hốt, báo chí lên tiếng. Chính quyền ra lệnh hốt xác chuột đem đốt mà không biết rằng sự thu lượm nầy là xúc tác chính của bệnh dịch hạch.

Bác sĩ Rieux (nhân vật chính) hiện đang sống yên ổn trọng một chúng cư, cho đến khi người gát cổng tên Michel chết một cách kỳ quái sau cơn sốt. BS Rieux thảo luận với đồng nghiệp Castel và đến kết luận rằng một bệnh dịch đang chạy qua thành phố. Hai ông đã để cập với chính quyền và giới y khoa, nhưng câu chuyện bị bỏ qua vì chỉ liên quan đến một người chết. Nhưng sau đó con số tử vong gia tăng rất nhanh cho thấy rõ bệnh dịch có thật và rất nguy hại. Trong lúc ấy vợ của Rieux được đưa vào bệnh viện điều dưỡng vì lý do khác.

Chính quyền, kể cả ông thị trưởng, chần chờ ít lâu mới công nhận tình hình nguy ngập. Tuy vậy thông báo chính thức vẫn có lời lẽ lạc quan. Khu bịnh đặc biệt mới mở với 80 giường đã hết chỗ sau ba ngày. Số tử vong gia tăng đã buột công quyền hành động nhiều hơn, nhà nhà phải được kiểm dịch (quarantine); chôn cất xác chết phải làm kỷ lưỡng để khỏi lây vạ. Tỉnh được cung cấp thêm nước biển (serum) nhưng trữ lượng phòng bị của quốc gia đã hết sạch. Khi số người chết đến mức 30 mỗi ngày, thị xã Oran bị phong tỏa; chính quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp, công nhận dịch hạch là vấn đề có thật và thậm nguy.

Phần 2. Trong tình trạng phong tỏa, các cửa vô thành đã bị chận, tàu hỏa không chạy xuyên qua được, bưu điện ngưng phát thơ; điện thoại chỉ dành cho các trường hợp khẩn cấp. Lúc đó dây thép (điện tín) trở thành phương tiện liên lạc duy nhất của thân nhân và bạn bè sống bên trong và bên ngoài thành phố.

Sự ngăn cách nầy đã ảnh hưởng sinh hoạt hằng ngày; dân chúng suy sụp tinh thần, cảm thấy ngày một bị cô lập nhiều hơn, họ trở nên hướng nội, bệnh dịch cũng làm thay đổi thái độ tư cách người dân.

Một nhân vật khác trong truyện, Raymond Rambert nhớ nhà nhớ vợ, sau khi bị chính quyền từ chối cho ra đi, đã phải thuê đám anh chị tìm đường chui nhưng đổi ý ở lại cùng cứu trợ.

[imgleft:f69397242e]http://trunghocduytan.com/users/tonthattue/ttt-lapeste05.jpg[/imgleft:f69397242e]Trong đoạn thứ hai nầy xuất hiện một nhân vật quan trọng đã dùng bệnh dịch nầy để củng cố địa vị sứ giả của God. Đó là một linh mục dòng Jesuit. Cha Paneloux nói rằng bệnh dịch hạch là hành vi của God trừng phạt những kẻ có tội; dân chúng sợ hãi phải chạy theo cha để cầu che chở khỏi bị thiên lôi dáng búa dịch hạch.

Trong lúc ấy, những người thế tục, không bận rộn thần học như cha Paneloux, bắt tay vào việc cứu trợ một cách thực tiển. Một Jean Tarrou, du khách; một Joseph Grand, kỹ sư công chánh, một Rieux, bác sĩ y khoa, tận lực làm việc trong bệnh viện, trong nhà riêng của bệnh nhân. Một Rambert, ký giả, không chịu trở về Paris với gia đình, cảm thấy keo sơn dính bó với Oran, dốc hết sức lực trong việc đối trị bệnh dịch.

Phần 3.  Giữa tháng tám, tình hình tồi tệ hơn. Dân chúng tìm cách vượt thoát; có người đã bị lính canh bắn. Bạo động và cướp phá cở nhỏ đã xẩy ra, chính quyền đã hiết quân luật và giờ giới nghiêm. Đám tang thi hành nhanh và thi hành ngay, không nghi thức lễ lạc kèn trống. Dân chúng cảm thấy như bị lưu đày và xa cách nhiều hơn; họ mất tinh thần.

Phần 4. Tháng chín tháng mười, thị xã trong tay thao túng của bệnh dịch. BS Rieux được tin bệnh tình của vợ trong nhà thương trở nên quá tồi tệ, nhưng ông phải tránh các xúc động để có thể giúp các nạn nân trong thành phố.

Tarrou cùng Cottard đi xem opera Orpheus và Eurydice của Gluck. Diễn viên thủ vai Orpheus đã té chết trên sân khấu vì bệnh dịch trong lúc đang hát.

Cuối tháng mười, nước biển chống dịch hạch của BS Castel được đem ra dùng. Tuy vậy, serum nầy không cứu mạng con trai ông Othon vì bệnh quá nặng.

Hôm sau cha Paneloux thuyết giảng trong nhà thờ rằng cái chết của đứa bé vô tội nhà Othon là một thử thách đối với đức tinh TCG. Tarrou và Rambert đi thăm một khu kiểm dịch thì gặp Othon đang ở đấy; sau thời kỳ kiểm dịch, Othon muốn lại để cứu trợ như phương cách tốt đẹp nhất để sống với đứa con vừa lìa đời. Tarrou và Rieux gặp lại người công chức già tên Grand đã bình phục, trở nên yêu đời. Lúc ấy số tử vong đã thuyên giảm nhiều.

Phẩn 5. Cuối tháng giêng, dịch hạch đã rút lui hoàn toàn. Dân chúng vui mừng chờ đón cảnh mở cửa thành phố. Tuy vậy, Othon không thoát khỏi lưỡi hái dịch hạch. Tarrou đã nhiễm bệnh từ trước và đã chết lúc nầy. Rieux nhận điện tín của bệnh viện báo tin vợ chết.

Tháng hai, thì cổng thành đã mở thực sự, dân chúng tiếp đón bạn bè thân nhân từ các nơi khác đến. Rambert lên đường về Pháp. Grand bắt đầu tiếp tục viết cuốn tiểu thuyết chưa xong.

Đây là một tập ký sự mà người kể không tự giới thiệu đến phút chót, dộc giả mới biết chính BS Rieux. Ông nói rõ ông đã hết sức khách quan ghi lại những sự kiện. Ông đã suy nghĩ rất nhiều, rất lâu về cơn bệnh nầy; ông đi đến kết luận rằng nơi con người, nơi nhân loại có lắm điều đáng khen ngưỡng mộ, nhiều hơn các điều đáng ghét chê bai.-

trích dịch từ Wikipedia "The Plague"


Noel Saigon


xuất xứ Web Page Name


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân