TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tiếp tục giải đáp vài thắc mắc về COVID-19
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tiếp tục giải đáp vài thắc mắc về COVID-19

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9643

Bài gửiGửi: Sun Mar 08, 2020 12:49 pm    Tiêu đề: Tiếp tục giải đáp vài thắc mắc về COVID-19

Tiếp tục giải đáp vài thắc mắc về COVID-19


Với dịch COVID-19 (tên mới đặt của virus Corona xuất phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Cộng), đang lan truyền ra nhiều nước, nhiều tin đồn, có thực, có hư, có cơ sở khoa học, được kiểm chứng, cũng như không có cơ sở khoa học, không được kiểm chứng, được truyền miệng cũng như lan truyền trên Internet, khiến nhiều người hoang mang, và rất nhiều câu hỏi được gởi về “Bác Sĩ Của Bạn.”

Các trả lời này được xem xét từ các trang mạng (website) chính thức của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC), và Sở Chăm Sóc Sức Khỏe Quận Cam (Orange County Healthcare Agency) vào ngày 5 Tháng Ba, 2020.



Triệu chứng của COVID-19

Theo WHO, các triệu chứng thường gặp nhất của COVID-19 là sốt, mệt mỏi, và ho khan. Một số bệnh nhân có thể bị đau, rêm, nghẹt mũi, chảy mũi, đau họng hoặc tiêu chảy. Các triệu chứng này thường nhẹ và bắt đầu từ từ. Một số người bị nhiễm virus nhưng không có triệu chứng và không thấy khó chịu. Hầu hết những người bị nhiễm (khoảng 80%) tự khỏi bệnh mà không cần điều trị gì đặc biệt. Khoảng một phần sáu (1/6) những bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 sẽ trở nặng và có tiến đến giai đoạn bị khó thở.



Người già, và những người đã có bệnh mạn tính như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường, có nhiều nguy cơ trở nặng hơn.

Bệnh nhân có triệu chứng sốt, ho, khó thở nên đến gặp bác sĩ hay vào cấp cứu nếu triệu chứng nặng. Nếu các bệnh nhân này có tiếp xúc với những người từ vùng dịch trở về hoặc với về từ vùng có dịch, thì cần báo trước với cơ quan y tế hoặc nhân viên 911 để có biện pháp cô lập thích hợp.



Virus gây ra COVID-19 có thể lan truyền qua không khí?

Cho đến thời điểm này (ngày 5 Tháng Ba, 2020), theo WHO, các nghiên cứu gợi ý rằng virus gây ra COVID-19 lan truyền chủ yếu qua tiếp xúc với các hạt li ti từ đường hô hấp hơn là qua không khí.



Do đó, để phòng bệnh, cần nhắc lại, ta (chỉ) cần:

-Rửa tay thường xuyên với nước và xà bông hoặc dung dịch xoa tay làm từ alcohol (alcohol based hand rub). Nhớ rửa kỹ cả hai bàn tay và các ngón tay, trong ít nhất là 20 giây.

-Giữ khoảng cách ít nhất là một thước (1 metre, 3 foot) với người khác, nhất là những người đang có triệu chứng như ho, ách xì, sốt... để tránh hít phải các hạt hô hấp li ti có chứa mầm bệnh, nếu người ho, ách xì đang nhiễm bệnh.

-Tránh sờ mũi, miệng, mắt. Vì nếu tay có dính siêu vi trùng, nó sẽ truyền vào cơ thể qua những bộ phận này.


Cần rửa tay thường xuyên với nước và xà bông hoặc dung dịch xoa tay làm từ alcohol. Nhớ rửa kỹ cả hai bàn tay và các ngón tay, trong ít nhất là 20 giây.


Bệnh COVID-19 có thể bị lây từ phân của người bệnh?

Theo WHO, nguy cơ bị lây COVID-19 từ phân của người bệnh có vẻ thấp. Trong khi các điều tra ban đầu gợi ý rằng virus có biểu lộ diện trong phân trong một số trường hợp, lan truyền qua đường này không phải là đặc điểm chính của đợt bùng phát này. WHO đang tiếp tục tiến hành các nghiên cứu về đường lây này, và sẽ cập nhật liên tục.

Dù sao, vì đây cũng có thể là một đường lây, ta lại càng nên nhớ thực hiện thường xuyên một phương pháp vệ sinh thông thường, là rửa tay thường xuyên, sau khi đi vệ sinh, và trước khi ăn.

Ăn chín, uống sôi, cũng là một điều nên làm, để ngăn ngừa các bệnh lây lan qua đường phân.


Trụ sinh không trị được bệnh do virus gây ra. Không nên dùng trụ sinh như là một cách đề phòng hay trị COVID-19. Chỉ dùng trụ sinh khi được bác sĩ kê toa.


Thuốc trụ sinh có hiệu quả trong việc phòng bệnh hay trị bệnh COVID-19 không?

Không.

Không có trụ sinh hay trụ sinh nào trị được bệnh gây ra do (bất kỳ) virus (nào). Trụ sinh chỉ hiệu quả trong việc trị nhiễm trùng do vi trùng.

Không nên dùng trụ sinh như là một cách để phòng hay trị COVID-19.

Chỉ dùng trụ sinh để trị vi trùng, khi được bác sĩ kê toa.



Có thuốc chủng ngừa, thuốc trị, hay các trị đặc hiệu nào cho COVID-19 chưa?

Chưa có.

Cho đến thời điểm này (ngày 5 Tháng Ba, 2020), theo WHO, chưa có thuốc chủng ngừa, thuốc trị, hay các trị đặc hiệu nào cho COVID-19. Tuy nhiên, những người nhiễm bệnh và có triệu chứng nên được điều trị để giảm triệu chứng. Những người bị nặng, cần được nhập viện.

Hầu hết các bệnh nhân được điều trị phục hồi, khỏi bệnh nhờ các điều trị nâng đở thể trạng cơ thể.

Các vaccine và các thuốc men đặc hiệu cho COVID-19 đang được ráo riết nghiên cứu, WHO đang phối hợp các nỗ lực này.

Cần nhắc lại, cách tốt nhất để tự bảo vệ chính mình và người khác, chống lại COVID-19, là rửa tay thường xuyên, tránh sờ mũi, miệng, mắt, che miệng khi ho bằng cách co khuỷu tay hoặc dùng khăn giấy (một lần rồi bỏ), giữ khoảng cách ít nhất là 1 mét (3 foot) từ người đang ho hay ách xì.

Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân