TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - ÔN CỐ TRI TÂN : Nên đọc bài này
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

ÔN CỐ TRI TÂN : Nên đọc bài này

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sun Mar 08, 2020 7:25 am    Tiêu đề: ÔN CỐ TRI TÂN : Nên đọc bài này

[b]



      ÔN CỐ TRI TÂN: Nên Đọc Bài Này...
     
      Nên đọc, vì hai tác giả sau đây đều là DANH NHÂN của VIỆT NAM, xuất thân là khoa bảng trí thức, tốt nghiệp ở Pháp về, và cả hai đều là học sinh của ngôi trường danh tiếng thời Pháp (1884-1945), trường trung học Pháp Albert Sarraut (Hà Nội). Đó là: NGUYỄN ĐĂNG THỤC và TRẦN ĐỨC THẢO. Cả hai đều chuyên về triết lý, mà hầu như những người tuổi đời từ 70 trở lên không ai mà không biết, với quan điểm của hai vị tương phản nhau: Cụ trước chuyên về triết học Đông phương, cụ sau chuyên về triết học Macxit. Trước tiên nên lướt qua sơ lược tiểu sử của hai vị, tôi lấy từ Wikipedia.

       
      1- [b][b]Nguyễn Đăng Thục
[/b]sinh ngày 14 tháng 6 năm 1909 trong một gia đình có truyền thống nho học và khoa bảng, tại làng Thổ Khối, huyện Gia Lâm, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc ngoại thành Hà Nội).

      Thuở nhỏ, ông học tiểu học ở trường làng, học cấp trung học ở trường Albert Sarraut (Hà Nội). Năm 1927, Nguyễn Đăng Thục sang du học ở Pháp, Bỉ và Thụy Sĩ. Sau khi, đỗ tú tài I và II ban Triết học và Toán học tại Marseilles ở miền Nam nước Pháp, ông theo học kỹ nghệ và khoa học tại L’École Nationale des Arts (Trường Quốc gia Mỹ thuật) và Đại học Lille ở Roubais ở miền Bắc nước Pháp, rồi tốt nghiệp Kỹ sư hóa học; tốt nghiệp 1934 trở về nước.

      Từ năm 1961 đến năm 1964, ông giữ chức Giáo sư Khoa trưởng Khoa Văn học Việt Nam tại Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn. Trưởng tiểu ban văn hóa của tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) tại Việt Nam.

      Trong khoảng năm 1964-1965, ông cùng một số trí thức, nhân sĩ ở Sài Gòn như Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, Bác sĩ Phạm Văn Ngỡi, nhà báo Cao Minh Chiếm, thi sĩ Trần Tuấn Khải, v. v... công khai ký một bản kiến nghị yêu cầu chính quyền Việt Nam Cộng hòa trực tiếp thương thuyết với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam để chấm dứt chiến tranh. Do đó ông bị chính quyền Phan Huy Quát cách chức và buộc thôi dạy ở Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn.

      Năm 1967, ông được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mời giữ chức Khoa trưởng phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn kiêm Giáo sư môn Triết học Đông phương tại Viện Đại học Vạn Hạnh cho đến năm 1975. Khi tham gia giảng dạy tại đây, năm 1973, ông được Viện Đại học Vạn Hạnh trao văn bằng Tiến sĩ danh dự nhân kỷ niệm 10 năm thành lập.

      Sau năm 1975, ông nghỉ dạy vì tuổi cao sức yếu. Giáo sư Nguyễn Đăng Thục mất ngày 3 tháng 6 năm 1999 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 90 tuổi.

      2- Trần Đức Thảo, sinh ngày 26/9/1917, tại làng Thái Bình, quê quán tại làng Song Tháp, Châu Khê, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là con một viên chức bưu điện, Ông là học sinh xuất sắc của trường trung học Pháp Albert Sarraut (Hà Nội): giải nhì cuộc thi triết học các trường trung học toàn quốc Pháp, đỗ tú tài Pháp năm 1935.

      Năm 1936, ông nhận học bổng của Phủ toàn quyền Đông Dương sang Paris, Pháp, và thi đậu vào trường École normale supérieure (Paris) năm 1939. Ông đậu thủ khoa đồng hạng bằng Thạc sĩ triết học, ngang điểm với Jules Vuillemin) tại Pháp lúc mới 26 tuổi (1942), thành người Việt Nam đầu tiên trúng tuyển kỳ thi thạc sĩ triết học.

      Năm 1955, ông trở thành giáo sư Triết học và là Phó Giám đốc Đại học Sư phạm Văn khoa, Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội).

      Năm 1957-1958, Ông bị kết án dính líu đến phong trào Nhân văn Giai phẩm khi công bố hai bài báo có bàn đến một số vấn đề về tự do, dân chủ. Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, ông bị cách chức Phó Giám đốc trường ĐHSP Hà Nội, chức Trưởng khoa Lịch sử chung cho cả ĐHSP và ĐHTH Hà Nội, Trần Ðức Thảo bị cấm giảng dạy, phải dịch thuật lặt vặt để sống, phải bán dần bán mòn những bộ từ điển. Ông hạn chế liên hệ với người khác, bị cô lập trong cuộc sống.

      Năm 1991, ông sang Pháp chữa bệnh kết hợp với "nghiên cứu khoa học, do Ban bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cử đi" (theo TS. Cù Huy Chử) và mất tại Paris vào năm sau. Theo những anh chị em có dịp tiếp cận, Trần Đức Thảo cho biết ông được tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Ban bí thư cử sang Pháp để "giải độc trí thức Việt Kiều" khỏi những ảnh hưởng xấu từ những thông tin trên truyền thông phương Tây. [6] Di hài ông được nhà nước đưa về an táng tại Khu A Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội.

      Năm 2000 ông được nhà nước CHXHCN Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chi1Minh về khoa học xã hội.

      ***********************************************
 
    Bài sau đây nhan đề TRIẾT LÝ ĐI ĐẾN ĐÂU...? của GS Nguyễn Đăng Thục (1909-1999), nguyên Khoa trưởng Đại học Văn khoa SaiGon (1961-1964).
      Đó cũng là bài diễn văn với tựa TRIẾT LÝ ĐI ĐẾN THỰC HIỆN đã đọc tại trường Đại-học Văn-Khoa Hà-Nội, Hà-Nội ngày 15-11-1952. Bài này về sau được in chung với các bài khác của ông trong tác phẩm TRIẾT-LÝ VĂN-HÓA KHÁI-LUẬN, nxb Văn-Hữu Á Châu, 1959. Giấy phép số 47 XB – Hội Đồng Kiểm-Duyệt, Bộ Thông-Tin ngày 22-01-1959.

     Tôi (ĐKP) cũng xin cáo lỗi, vì không có thời gian, nên KHÔNG ĐÁNH DẤU NGANG NỐI (hyphen) giữa các từ-ngữ-kép mà thủa trước (1917-1975) các tác giả rất thường dùng.

      ***********************************************
      Sau đây là nguyên văn:

[/b]       Sở dĩ đề cập đến vấn đề này đương lúc xã hội Việt Nam dồn dập biến chuyển, là nhân quyển sách mỏng của một nhà học giả Việt Nam du học ở Pháp là ông Trần Đức Thảo, thạc sĩ triết học. Sách của ông nhan đề là “Triết lý đã đi đến đâu”. Vì triết ý là chủ não của văn hóa, mà văn hóa là tất cả phạm vi sinh hoạt của một xã hội, cho nên tìm xem triết lý ngày nay đã đi đến đâu ấy là biết được của nhân loại văn minh sẽ thay đổi như thế nào.

      Vậy khi đọc thấy “Triết lý đi đến đâu” của một học giả Việt Nam du học đã thành tài, sở trường triết học đến bậc Thạc sĩ, thì hẳn ai nấy cũng như chúng tôi hăm hở muốn biết tác giả đã kết luận ra sao? Thì đây là kết luận của tất cả công trình học vấn ở nước ngoài của một phần tử Việt nam vào hạng ưu tú. Chúng tôi xin trích cả đoạn dài để khỏi mang tiếng đoạn chương thu nghĩa.

     “Đến đây là triết-học Âu Tây hoàn toàn giải tán, tiêu biểu cho chế độ tư bản đế quốc tới giai đoạn hư nát. Đời sống càng ngày càng hết ý nghĩa, bọn tiểu trưởng giả thất vọng dần dần từ bỏ giai cấp và nhập vào cách mệnh vô sản để kiến thiết đời sống mới hoàn toàn đầy đủ. Nhưng bọn tư bản lại được một hạng chó săn mấy nhà triết học tồn tại thiết thực, vì chính ý nghĩa đời sống ại là vô lý tuyệt đối, vậy nên quả quyết thừa nhận sự vô lý ấy. Nghĩa là muốn tồn tại chân thực thì phải đảm đương sự thất vọng và nhất định hoạt động trong lập trường vô ý nghĩa. Nhưng xã hội Âu Tây hư nát quá chừng mà đời sống lại cần căn bản, và chân lý thiết thực không thể nào ấy sự vô ý nghĩa làm lý do tồn tại vĩnh viễn, vậy càng ngày càng thấy rõ ràng thuyết tồn tại chỉ là một cách lừa phỉnh bọn tiểu trưởng giả, trụy lạc, để cản họ đừng nhập vào lực lượng tạo tác của quần chúng.

      Đồng thời chủ nghĩa Macxit phát triển, nhờ có công Lenine và Staline đã hoàn thành phương pháp hoạt động thực tế và hiệu lực. Trong thời đại đế quốc, chế độ tư bản giải tán, cách mệnh vô sản có nhiệm vụ tích cực là kiến thiết đời sống và giải phóng toàn thể xã hội. Ý nghĩa đã biểu lộ đặc biệt trong cách mệnh Tàu và cách mệnh ta, chứng tỏ rằng chủ nghĩa Macxit là giây liên hiệp toàn dân phản đế kiến quốc.

      Tư tưởng Âu Tây hoàn toàn hư nát, vì giai cấp trưởng giả hết tương lai, chỉ còn là cố gắng duy trì một đời sống vô ý nghĩa và những phương tiện thoái bộ dã man. Đông phương thực hiện chủ nghĩa Macxit đã thành một khối thống nhất 700 triệu người từ Đông Âu đến Thái Bình Dương, sống một đời chứa chan hy vọng. ”

      (Hết trích)

      (Triết Lý Đã Đi Đến Đâu – Trần Đức Thảo – nhà xuất bản Minh Tân, trang 54... 55)
      (Sách đã dẫn, tr. 6-7)

      ******************************************
   
 Ý KIẾN RIÊNG CỦA ĐỖ KIM PHỤNG:

      Thật ra, bằng Thạc sĩ Triết học nhận được từ trường École normale supérieure (Paris) năm 1939, khác hoàn toàn và thấp hơn so với văn bằng Tiến sĩ Quốc gia (Doctorat d’État) và Thạc sĩ Luật khoa (Agrégé des Facutés de Droit) hay Thạc sĩ Y khoa (Agrégé des Facutés de Médecine) của Pháp vào thời đó. Những vị tốt nghiệp trường danh tiếng này đa số đều có bằng Agrégation (thạc sĩ) và trở thành giáo sư thạc sĩ (Professeur agrégé) dạy các trường trung học (Lycée) ; trong thơi gian học tập (thường là ba năm) còn được lãnh lương mỗi tháng từ chánh phủ nữa.

      Tỉ dụ như bốn vị sau đây:

      1) - Ba vị sau đây: CH. PETIT, Professeur agrégé d’anglais au Lycée Buffon, chủ biên và hai vị cộng tác: W. SAVAGE, Professeur agrégé d’anglais au Lycée Buffon và E. RENOIR, Professeur agrégé d’anglais au Lycée Hoche, của cuốn tự điển danh tiếng DICTIONNAIRE ANGLAIS – FRANCAIS, nxb Librairie Hachette, Paris, 1934.

      2) - PHẠM DUY KHIÊM (1908-1974), cũng là cựu học sinh trường trung học Pháp Albert Sarraut (Hà Nội). Thạc sĩ văn phạm Pháp (Agrégée de grammaire). Ông là người Việt Nam đầu tiên đậu văn bằng này. Cựu đại sứ VNCH tại Pháp và UNESCO.

      Tây Đô, March 08th 2020
      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न



[/b][/b]
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân