TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Một trong các điểm ưu việt của nền giáo dục VNCH
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Một trong các điểm ưu việt của nền giáo dục VNCH

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Thu Feb 13, 2020 1:11 am    Tiêu đề: Một trong các điểm ưu việt của nền giáo dục VNCH



Một trong những điểm ưu việt của giáo dục VNCH

      Một trong những điểm ưu việt của nền giáo dục VNCH trước 1975

      Mời quí bạn và các hậu duệ đọc đoạn sau đây trích từ một bài viết đã lâu của GS Phạm Cao Dương:

      “Mười năm (2006-2016) suy nghĩ và viết lại: Một đặc tính cơ bản của nền giáo dục của miền Nam Việt Nam thời trước 1975” – mà quí bạn và các em có thể tìm đọc nhiều hơn cùng với các bài giá trị khác khi vào trang của Thầy trên NET.

      Mở đầu bài viết khá dài, mười hai trang chữ nhỏ, Thầy viết: ” Tôi quyết định viết lại bài này để chia sẻ với bạn đọc vì 10 năm trước tôi còn bỏ sót không nhắc tới một số nhân vật đã góp phần làm đẹp cho nền giáo dục của miền Nam mà không ai biết đến, vì hồi đó các vị này còn sống nhưng không muốn được người khác đề cao. ”.

      Trước khi chép lại nguyên văn, thiết tưởng chúng ta cũng nên nhớ kỹ vài điểm quan trọng về vị Thầy khả kính môn Sử học ở các Đại học Văn khoa VNCH trước 1975. Thầy PHẠM CAO DƯƠNG, sinh năm 1938, cũng cùng tuổi với các thầy & cô chúng mình ở trường công lập Duy Tân, Phan Rang, Ninh Thuận, trong giữa thập niên 60 của thế kỷ trước. Thầy tốt nghiệp Cử nhân giáo khoa Sử và Cao học Sử tại Đại học Văn khoa Saigon với luận văn “Thực Trạng Của Giới Nông Dân Việt Nam Dưới Thời Pháp Thuộc” và Tiến sĩ Sử học tại Đại học Sorbonne, Paris. Thầy đã giảng dạy môn Sử ở Đại học Văn khoa Saigon từ 1965. Sau này khi định cư và giảng dạy đại học ở Hoa Kỳ, Thầy đã được Đại học UCLA (University of California, Los Angeles), một trong các đại học hàng đầu của Hoa Kỳ vinh danh năm 2001.

      Sau khi giới thiệu sơ qua những đặc điểm ưu việt của nền giáo dục VNCH và nhắc đến những nhà giáo dục ưu tú, giáo sư viết tiếp:

      “Về phía chính quyền thì từ trung ương đến địa phương hầu như không hề có sự trực tiếp can thiệp. Báo chí, các cơ quan truyền thông vẫn luôn luôn hiện diện và sẵn sàng phanh phui mọi chuyện. Ngay cả các thí sinh là những sĩ quan cao cấp trong quân đội hay trong các lực lượng an ninh. Điển hình nhất là trường hợp của Đại tướng Cao Văn Viên. Tướng Viên là Tổng Tham Mưu Trưởng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông là một người ham học nên mặc dù vô cùng bận rội với quân vụ, ông vẫn ghi danh theo học trường Đại học Văn khoa Saigon, ban Pháp Văn. Trong kỳ thi cuối năm Chứng chỉ Văn chương và Văn minh Pháp, ông đã đậu thi viết nhưng bị đánh rớt phần vấn đáp. Đây là một trong những chứng chỉ tương đối khó, nhiều khi kết quả được công bố không ai đậu, ngay từ phần thi viết. Tướng Viên đã đậu phần thi viết. Điều này chứng tỏ khả năng viết và sự hiểu biết của ông, ít ra là về môn học được hỏi trong phần này, vì bài làm của thí sinh luôn luôn bị rọc phách trước khi giao cho giám khảo chấm. Trong phần vấn đáp thầy trò trực tiếp đối diện với nhau và vị giám khảo là người Việt, không phải người Pháp, còn trẻ ở tuổi quân dịch. Ông đã bị chính vị giám khảo người Việt này đánh hỏng nhưng trong suốt thời gian sau đó mọi việc đều an lành, không có gì đáng tiếc xảy ra cả. Đây là một điểm son cho cả hai phía, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và Trường Đại học Văn khoa Saigon nói riêng và nền giáo dục của miền Nam nói chung thời trước năm 1975. ”

      Trong bài này Thầy cũng có nói thêm hai trường hợp: một của Thiếu tướng Bùi Đình Đạm, Giám đốc Nha Động viên Bộ Quốc phòng cũng theo học Ban Sử trường này, và hai là một trung tá thuộc Bộ Tổng Tham mưu QLVNCH trình tiểu luận Cao học ban Sử.

      Thầy viết tiếp: ” Bình thường khi đã được phép trình, thí sinh được kể như là đã đậu và đậu tối thiểu hạng Bình thứ. Vị trung tá này bị đánh rớt; lý do là ông không sửa lại tiểu luận của mình mặc dù đã được khuyến cáo trước đó và để nguyên những lỗi lầm bị cho là căn bản. Cũng nên biết là trước khi trình vị trung tá này đã đặt tiệc trà ở phòng giáo sư ngay lầu dưới để sẽ ăn mừng với bạn bè và gia đình sau khi được chấm đậu. (...)

      Đó là những điểm son của nền giáo dục miền Nam lẫn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước khi miền đất nước được coi là tự do không còn nữa, tôi xin được nhắc lại. ”

      Bài “Nền Giáo Dục của miền Nam Việt Nam thời trước 1975” trang 8.

      Tây đô, buổi mai không nắng,
      Feb. 13th 2020
      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân