TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Vua Quang Trung và tăng đồ Phật giáo
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Vua Quang Trung và tăng đồ Phật giáo

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Mon Jan 27, 2020 2:45 am    Tiêu đề: Vua Quang Trung và tăng đồ Phật giáo




      Vua Quang Trung và tăng đồ Phật giáo

      Nhân kỷ niệm lần thứ 231 ngày Vua Quang Trung Nguyễn Huệ (1753-1792) dẹp tan quân xâm lược Mãn Thanh 1789 (mùng 5 Tết Kỷ Dậu), chúng tôi xin được trích dẫn hai đoạn sau đây từ QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ (Tập san Sử Địa), được tạp chí Xưa & Nay cho in lại từ các bài đăng rải rác trên Tập san Sử Địa trước 1975 (từ số 1 năm 1966 đến số 29 năm 1975) của Nhóm Sử Địa Đại học Sư phạm Sài Gòn, do nxb Hồng Bàng in năm 2012.

      Trong bài này chúng tôi trích từ hai bài viết của sử gia PHẠM VĂN SƠN (1915-1978) – đại tá, trưởng khối quân sử Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, người đã chết nghiệt ngã trong trại cải tạo K2 Tân Lập, tỉnh Vĩnh Phú, ngoài Bắc - mà Văn Nguyên Dũng, đã từng làm việc dưới quyền ông từ 1958 đến 1960 khi ông mới thiếu tá và Dũng khi đó là trung úy, đã mục sở thị thuật lại trên trang web Nam Kỳ Lục Tỉnh.

      Điều đáng lưu ý, trong tuyển tập này ngoài sử gia Phạm Văn Sơn, còn có các tên tuổi lớn của VNCH thời đó như: GS Hoàng Xuân Hãn, GS Nguyễn Đăng Thục, GS Tạ Quang Phát, sử gia Phan Khoang, sử gia Tạ Chí Đại Trường v. v.. Riêng sử gia họ Phạm này có đến ba bài trong tập san này (Để So Sánh Các Anh Hùng Trước Nguyễn Huệ, tr. 133; Kẻ Sĩ Đời Lê Mạt, tr. 393 và Những Điểm Đặc Biệt Về Nguyễn Huệ, tr. 409) ; điều đó cũng đủ nói lên uy tín và thẩm quyền về sử học Việt Nam của cố đại tá Phạm Văn Sơn.

      Trước hết, hãy nghe sử gia họ Phạm viết thế này về NGUYỄN HUỆ:

      Từ nhỏ đến lớn tôi đã bị một ám ảnh nặng nề do ham đọc lịch sử và viết lịch sử. Và đọc lịch sử cũng như viết lịch sử ai mà không say mê sự nghiệp của những anh hùng hào kiệt nước nhà, tỉ dụ: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi... nhất là Nguyễn Huệ? Nay một mùa xuân lại tới, đó là thêm một dịp cho chúng ta tưởng niệm đến các vĩ nhân dân tộc. ” (trang 133, sđd.)

      Bây giờ là đoạn chính của bài hôm nay:

     Đối với các tăng đồ, ông đặt ra việc sát hạch theo lẽ chỉ những người thật tâm đạo đức và có hiểu biết rõ ràng giáo lý mới đủ tư cách thờ Phật và truyền đạo. Ngược lại, những kẻ trốn việc quan đi ở chùa hoặc mượn cửa thiền làm việc mờ ám hoặc ăn bơ làm biếng phải hoàn tục. Cùng với sáng kiến này, ông cho phá bỏ các chùa nhỏ, tập trung gạch ngói làm chùa lớn ở phủ hay huyện không ngoài mục đích ngăn ngừa các việc lạm dụng hẳn đã xảy ra rất nhiều thời bây giờ, đồng thời lành mạnh hóa Phật giáo mà ông coi là Quốc giáo.

      Đối với giáo sĩ Tây phương, ông cũng để cho tự do truyền đạo, xây dựng nhà thờ và còn trừng trị những kẻ gây kỳ thị. Chính giáo sĩ Diego Ziumila đã hết lời ca ngợi chúa Tây Sơn (Nguyễn Huệ) về điểm này và tỏ lòng biết ơn. Có nên nói rằng việc cho các giáo sĩ Tây phương tự do truyền bá đạo Thiên chúa đã đủ tỏ Nguyễn Huệ có tinh thần khoáng đạt gần như táo bạo” (trang 412).

      Để kết luận, sử gia viết: ”Cơm rau áo vải, học hành ít ỏi mà có những sáng kiến về thời vụ, như vậy hỏi những ngài khoa bảng, quí tộc, trâm anh nghĩ thế nào về Nguyễn Huệ?
” (trang 413).

      Chúng ta chắc hẳn rất suy tư & cảm niệm với những lời lẽ đầy xúc động trên đây của vị sử gia với tấm lòng yêu nứơc nồng nàn đã tức tửơi lìa đời khi vẫn còn muôn công việc chưa hoàn tất để lại cho con cháu Lạc Hồng.

      TÂY ĐÔ, chiều mùng 3 Tết Canh Tý (Jan. 27th 2020)
      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân