TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Lời chúc đầu năm 2020
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Lời chúc đầu năm 2020

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
tonthattue



Ngày tham gia: 17 Jul 2010
Số bài: 209
Đến từ: Georgia USA

Bài gửiGửi: Fri Jan 03, 2020 9:04 am    Tiêu đề: Lời chúc đầu năm 2020
Tác Giả: Tôn Thất Tuệ




Lời chúc đầu năm 2020
Tôn Thất Tuệ

Cả tuần qua, tưởng là bể cái đầu, không phải là nhức đầu mà mấy mạch máu ngoài da đầu đau không chịu được nếu đọc viết chừng một giờ, lại phải đi ngủ thì nó bớt. Từ đầu gối xuống bàn chân “phồn vinh giả tạo” tức là thủng, như kiểu các bà bầu, thai nhi đè các động mạch hay tĩnh mạch.

Mấy ông bạn “quá đát” lo giúp cái đầu bể vì chứa quá nhiều thứ tào lao xị bộp, ấm ớ hội tề. Như hai ôn Hoàng Tá Thích và Võ Hương An. Võ Quân (không phải võ biền nhé) khuyên tôi không nên coi nhẹ phồn vinh giả tạo, phồn vinh nầy trong trại cải tạo vì thiếu ăn còn đây mình thì over eating mới khổ chơ; ông nhắc câu: Nam túc nữ mục; liền ông sợ có chi ở chân, liền bà lo con mắt. Một ông bạn “đệ thất 1952” chuyên môn hơn vì là thầy thuốc: thủng có thể vì uống thuốc cao máu, ăn nhiều muối, tim yếu, thận suy, tĩnh động mạch nghẻn.

BS Lê Kim Lộc con nhà doanh nhân, số 1, đường Huỳnh Thúc Kháng, Hàng Bè, Gia Hội, không nói đến sự tắt nghẻn, bế tắc tư tưởng, ông chỉ lo động tĩnh mạch bị đắp mô như VC đắp mô. Tuy vậy ông nói đau ngoài da đầu vì căng thẳng thần kinh.

Thiệt ra không thể nói là không có căng thẳng thần kinh, vì không theo “haute politique” Phật Giáo hóa cuộc đời một cách rất chính trị, dạy quên đi những khó khăn thời cuộc vì cái gọi là đổi đời. [imgright:7be9025e5a]http://trunghocduytan.com/users/tonthattue/ttt-200102.jpg[/imgright:7be9025e5a]Tôi cũng không tự lý tưởng hóa như Đặng Dung nợ nước chưa xong, đành mài gươm dưới ánh trăng. Vì trăng mờ, “người hẹn cùng ta đến bên bụi chuối”, tuy không có tà ý như Vân Tiên chờ khi trăng lặn đớp hồn Nguyệt Nga.

Tôi đã áp dụng “vô ngại” khá nhiều trong cuộc sống. Lý vô ngại, sự vô ngại, lý sự vô ngại, sự sự vô ngại; khai thông những vụ đắp mô như mô đắp trên quốc lộ hay tỉnh lộ. Nhưng không thể thành công như một số người đã tự cho mình là thiện trí thức trong công thức cổ điển “an bần lạc đạo”.

An bần, không muốn an bần mà phải an bần, chúng tôi đâu có muốn ăn sắn (khoai mì) nhiều chất độc thay gạo. Đâu có muốn lượm tàn thuốc bỏ vô nõ thuốc lào bắn lên cung trăng. Chúng tôi thèm điếu Philip Morris trong túi bác Hồ.

Lạc đạo. Lạc đường, lạc lối, đạo lạt như nước bọt. Đạo ư? quên mất “thiên trời địa đất tử mất tồn còn tử con tôn cháu lục sáu tam ba” mà viết chữ đạo 盜 thành ăn trộm ăn cướp, hóa ra mà hay. Bạn mình thử nghĩ xem mình có còn bị ám ảnh chuyện gì không. Một người Arab đang tuổi về già buồn vì thế giới Arab quá nhiều bạo động – từ từ nhé bà con – mà chính ông ta lại không làm được những bạo động. Thế mới buồn chơ. Lớn lên trong không khí bạo động, được dạy bạo động, cho xem những vụ chặt đầu … treo cổ bằng xe cần cẩu (crane) mà vì quá nhiều lý do không làm bạo động được.

Tôi e rằng ai ai cũng bị ám ảnh không phải vì những thành công vinh hiển mà vì những gì mình tưởng có thể làm mà không thể làm. Cụ thể sự “đổi đời” làm chúng ta có thể tưởng tượng một lão ông buồn phiền không đến phiên mình làm chánh án nhân dân tuyên án tử hình, hành quyết ngay một tên địa chủ, khi thiên hạ trời đất đã quá ể vụ nầy.

Con cá sẩy bao giờ cũng lớn; cho nên nỗi buồn “vì không” lớn hơn. Những cái không nầy thành những “cái có” rất thật, nó không mất đi vì lý thuyết biện chứng hay ngũ uẩn giai không. Chỗ nầy gần giống với kế toán thương mãi; bilan commercial, feuille double… có ghi những thua lỗ không đạt được như mong muốn.

Đừng nghe mấy thầy thiền dạy bỏ tham ái, để không buồn nhớ ám ảnh về những cái buồn không nầy. Nghe mệt quá như ngồi ở Coins des blagueurs nghe phách tấu đùa vui. Tham ái chính là bản năng, đêm tối mắt sáng hơn khi có đèn. Đó là cảnh: đầu đội mũ bê rê khu chóp đỏ, vai mang bị đạn, bọp con cò. Rất người, rất tự nhiên không giả hiệu tâm bất động trong thiền ôm.

Làm “bilan” thì thấy quá nhiều điều không thực hiện được.


Đà Lạt một buổi sáng không giữ được “buổi sáng”,
để “buổi sáng” theo ánh mắt xuống khuất trong thung lũng sâu

Huế, một buổi chiều không núm lại được “buổi chiều”, để “buổi chiều” trôi xuôi hay bước xuống đò qua sông. Đà Lạt, một buổi sáng không giữ được “buổi sáng”, để “buổi sáng” theo ánh mắt xuống khuất trong thung lũng sâu. Những nam mô, những amen chẳng làm đếch được gì người ơi.

Lại những đổi thay thời cuộc, làm mình cảm thấy không bằng con kiến con ong hút chút đường đem về tổ khi mọi người và chính mình sắp vào tử huyệt đói cơm.

Tôi viết những chữ vớ vấn nầy như những mãnh vỡ tâm hồn rơi rụng ngoài sân. Viết vào khoản thời gian kỷ niệm hằng năm Đức Cồ Đàm thành đạo.


tranh hiện thời ở Ấn Độ theo tích xưa

Tôi đói cơm như Ngài đói cơm. Ngài nhờ chén sữa của bé chăng dê Chiên Đà mà sống lại để giác ngộ, còn không thì cũng teo bu ri như cả làng, nửa nước Ukraine vào nạn đói thời Staline 1932. Khi gần chết, Ngài cũng phải ăn chén cơm Thuần Đà dâng mà đủ sức làm lời chúc lũy cuối cùng.

Saluto Gautama.

Ngài có quyền “enjoy” hưởng thụ sự giác ngộ giải thoát một mình, nơi rừng sâu hoặc dấng thân vào bụi trần mà không dính trần ai. Ngài giữ riêng báu vật ấy. Nhưng ai xui Ngài đến dòng sông nhìn xuống nước quyết định chia xẻ với đời, chuyển pháp luân.

Nhờ chiêm nghiệm từ chén sữa của bé Chiên Đà, Ngài đã không đi xa thực tế, biết sự hiện diện của thân để không bềnh bồng trong tâm; nói theo lối hiện nay không xóa bản năng một cách thô bạo theo lối của những kẻ muốn làm thiên thần (hélas, qui fait ange fait bête).

Hậu thế biếu Ngài danh hiệu “lưỡng túc tôn”. Không phải là kẻ có hai chân mà là kẻ có hai sự đầy đủ: vô biên phước, vô biên trí. Dĩ nhiên Ngài không làm ra cơm như một nông dân cày ruộng; nhưng cái không làm (vô vi) ấy chính là làm cho loài người biết rõ sự cần thiết của miếng ăn, tạo ra môi trường thuân lợi để có miếng ăn. Chúng tôi, những nhà hành pháp lập pháp, kế hoachh gia…tất cả dựa lên tinh thần nhân bản (thiên thượng thiên hạ, duy con người độc tôn).

Tôi tin Ngài. Ngài nói giảng xong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh là Ngài có thể chết không ân hận gì. Kinh bắt đầu với Văn Thù Sư Lợi, tức là về đại trí, biết rõ đường tơ kẻ tóc, tứ phương thượng hạ, kim cổ vảng lai rồi chấm dứt với hạnh nguyện của Phổ Hiền giữ cho mọi người an lạc. Dĩ nhiên ở đây tôi hiểu theo ý tại ngôn ngoại một cuốn kinh dài lê thê.

Từ hai chỗ sung mãn phước và trí, tôi nhớ 2020 năm dương lịch mới bắt đầu. Twenty twenty. Tôi liền lập câu nguyện gởi đến thân hữu bà con nội ngoại bên vợ bên chồng:

Chúng ta mọi người, bất kể giàu sang, chính kiến, tôn giáo… đều có cuộc sống được phê điểm cao nhất, tối ưu 20/20. Twenty twenty vững chắc chứ không bấp bênh fifty fifty, năm ăn năm thua.

Cẩn bút trong rừng vắng xứ người

xuất xứ
Web Page Name

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân