TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Phước Hải Tự _ Điện Ngọc Ho
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Phước Hải Tự _ Điện Ngọc Ho

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
tomi



Ngày tham gia: 25 Apr 2008
Số bài: 122

Bài gửiGửi: Mon Feb 23, 2009 1:43 am    Tiêu đề: Phước Hải Tự _ Điện Ngọc Hoàng

Thanks chị SW ...vậy thì T sẽ post về Chùa Phước Hải theo yêu câu của chị Laughing

(Sưu tầm trên net)



PHƯỚC HẢI TỰ (ĐIỆN NGỌC HOÀNG)




Hàng trăm ngôi chùa đền miếu lớn nhỏ của người Hoa có mặt ở nhiều tỉnh thành của đất nước. Tại Sài Gòn Chợ Lớn, hiện nay có hơn 20 nơi thờ phượïng công cộng do các bang người Hoa bỏ tiền ra xây. Có hai nơi được nhắc tới nhiều nhất:

- Điện Ngọc Hoàng (phường Đa Kao, quận 1) là cơ sở tín ngưỡng lớn và cổ xưa nhất của người Hoa ở Sài Gòn, với ngày đại lễ mồng 9 tháng Giêng và bốn ngày vía lớn : rằm tháng Giêng, tháng Bảy, tháng Mười và mồng 6 tháng 11 âm lịch, thu hút hàng vạn tín đồ người Hoa lẫn người Việt. Do giá trị kiến trúc độc đáo của điện thờ và giá trị thẩm mỹ của các pho tượng, Điện Ngọc Hoàng đã được thừa nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1994.
- Di tích thứ nhì là Miếu Bà Thiên Hậu, còn gọi là Tuệ Thành Hội Quán xây năm 1760 tại Chợ Lớn, với hai ngày hội lớn (lễ viếng Bà, cúng Bà) được tổ chức long trọng vào 23 tháng Ba và 28 tháng Chạp giáp Tết để cầu mong "hộ quốc an dân". Là ngôi miếu cổ kính nhất thờ bà Thiên Hậu, cũng là nơi lưu giữ nhiều tác phẩm mỹ thuật mỹ nghệ, Miếu Bà cũng được công nhận là di tích văn hóa nghệ thuật cấp quốc gia năm 1993. Đây có lẽ là nơi thu hút đông đảo nhất tín đồ người Hoa và khách hành hương của Sài Gòn, Chợ Lớn và phụ cận.

I. TỔNG QUAN VỀ PHƯỚC HẢI TỰ:



Chùa Ngọc Hoàng có nhiều tên gọi: người Hoa gọi là Ngọc Hoàng Điện, người Việt gọi là chùa Ngọc Hoàng, người Pháp gọi là chùa Đa Kao (La pagode deuteronomy I'Empereur de Jade à Dakao). Nhưng đối với đa số người Việt và người Hoa hiện nay thì nói chùa Ngọc Hoàng may ra họ mới hiểu; và trong các tập hướng dẫn du lịch cho khách nước ngoài, chữ "Jad Pagoda" được in rõ ràng để khách dễ hiểu và nhận ra. Chùa Ngọc Hoàng đã qua nhiều đời trụ trì. Đầu tiên là Thiền sư Thích Huệ An, tiếp theo là Thiền sư Thích Tự Quảng, Hoà thượng Thích Vĩnh Khương và hiện nay là Đại đức Thích Minh Thông. Từ năm 1981, chùa Ngọc Hoàng gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam với tên mới là Phước Hải Tự.

II. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHÙA:

Trước đây, Trương Đạo Tân và Lưu Đạo Nguyên từ Quảng Đông, Trung Quốc đến Việt Nam để truyền đạo Minh Sư. Trương Đạo Tân hành đạo tại Hội An, Quảng Nam; còn Lưu Đạo Nguyên vào Sài Gòn xây Điện Ngọc Hoàng. Năm 1896, Điện Ngọc Hoàng khởi công xây dựng. Đến năm 1906 thì hoàn tất. Có sách nói rằng: "Lưu Minh ăn chay ròng, giữ đạo Minh Sư, lập chí quyết lật đổ nhà Thanh, xuất tiền tạo lập chùa vừa để thờ phượng vừa để làm nơi hội kín". Từ ngày xây dựng đến nay, chùa đã trùng tu 4 lần vào các năm: 1943, 1958, 1985, 1986. Kiến trúc chùa theo đó cũng đã thay đổi ít nhiều so với ban đầu. Trong thơi kỳ chiến tranh trước 1975, nơi này là cơ sở hoạt động cách mạng do hòa thượng Thích Vĩnh Khương nuôi giấu cán bộ và đồng thời cũng là nơi dấu quân của quân đội miền Bắc - ngoài ra chùa Phước Ân ở quận Bình Thạnh cũng do hòa thượng lập ra.

III. ĐƯỜNG NÉT KIẾN TRÚC:

Phong cách xây dựng chùa của người Hoa rất độc đáo. Họ thường dùng màu đỏ hoặc hồng trong trang trí. Vì người Hoa quan niệm màu này tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, là biểu tượng của may mắn và niểm tin của con người. Bố cục chùa người Hoa thường theo dạng chữ "Tam" hay "Nội công ngoại quốc", còn mái và cổng thì thường cong vút lên, nét cong ở các đầu đao. Những mẫu hình trang trí chùa của người Hoa khá phức tạp: hình rồng, phượng, lưỡng long triều nguyệt, tứ linh, tứ vật là mô hình phổ biến nhất. Hai bên sân chùa đều có xây la thành, điểm thêm cặp lân trong tư thế chầu chực. Nổi bật là kiến trúc ở Phước Hải Tự.


Ao rùa



Khuôn viên của Phước Hải Tự hình chữ nhật, khá rộng rãi, lại có nhiều cây xanh. Giữa sân là phương đình thờ Hộ Pháp Vi Đà. Trên nóc trang trí hình lân, miệng ngậm ngọc. Tiếp đó giữa sân là ao phóng sinh thả cá. Còn bên góc sát cửa điện là ao phóng sinh thả rùa. Vì người hoa quan niệm cá và rùa là hai loài vật tượng trưng cho sự trường thọ và như ý. Phước Hải Tự xây theo kiểu "Nội công ngoại quốc". Ở trong là chữ "công" với thượng điện, trung điện và hạ điện. Ở ngoài là bộ "vi" của chữ "quốc" với hai dãy Đông lang và Tây lang. Kiến trúc mái tổng thể gồm nhiều lớp mái lợp âm dương, diềm mái gắn mảnh gốm men xanh hình lá, gờ mái lượn cong. Cổng tam quan nổi bật với những đường nét uốn lượn, được trang trí các hình tượng như gốm men xanh "lưỡng long tranh châu", phù điêu gốm về đề tài tùng hổ, sen cò, hoa lá quả. Giữa là tấm đá với nét chữ của Lưu Đồng Quang viết vào năm 1900: NGỌC HOÀNG ĐIỆN. Hai bên là hai câu đối của Phùng Lão Tổ viết lúc nhập thần:

Tu tích huyền phương, trấn pháp tham thiên địa
Thiện quả chân tâm, chính đạo chấn càn khôn.



Thổ Địa Thần


Môn Quan Thần

Tiền điện được xây bằng gỗ, gạch và đá. Cột, kèo mái, xà, đòn tay, rui mè bằng gỗ, tường gạch, mái lợp ngói âm dương. Ở đây có các án thờ Môn Quan Thần và Thổ dịa thần để trừ tà ma quấy phá. Hai án thờ làm bằng gỗ, được tạo hình và chạm trổ tinh xảo hình tượng rồng mây cùng các hoành phi, liễn đối với kỹ thuật chạm chìm chữ Hán tinh tế. Trung điện được xây bằng gạch, kèo mái, đòn tay, rui mè bằng gỗ, mái ngói âm dương. Hai cánh cửa trung điện làm bằng gỗ rất dày, chạm khắc tỉ mỉ sự tích Sinh long bàn thoại khí và Hoạt hổ tráng thanh uy. Hai dãy phòng hai bên có nhiều bao lam trang trí, là nơi phục vụ khách hành hương. Sát hai bên tường là tượng Đại tướng quân Thanh Long và Đại tướng quân Phục Hổ, tượng trưng cho thế rồng hầu hổ chực, thịnh vượng và phát đạt. Hai tượng được tạo tác tinh xảo bằng giấy bồi. Ở đây còn có các hoành phi và liễn đối được làm vào năm 1904.



Đại tướng quân Thanh Long và Đại tướng quân Phục Hổ

Ở giữa là tượng Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật bằng gỗ trầm, đặt trong lồng kính. Tượng này gốc là của một ngôi chùa khác ở Sài Gòn. Khi Pháp quy hoạch đường Catinat thì ngôi chùa đó bị giải tỏa, tượng lưu lạc một thời gian rồi dược chuyển đến đây. Bên cạnh tượng Phật Dược Sư còn có tượng Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni, Đại Thế Chí Bồ Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát. Chính điện được xây bằng gạch, kèo mái, đòn tay, rui mè bằng gỗ, mái ngói âm dương. Giữa là tượng Ngọc Hoàng Thượng đế, cao khoảng 3m, được làm bằng giấy bồi, thếp vàng. Ngọc Hoàng là đấng công minh cai quản thượng giới, trung giới và hạ giới. Tượng của Ngọc Hoàng là pho tượng ngồi lớn nhất, uy nghiêm nhất và được trang hoàng nhiều nhất trong chùa. Mặt Ngọc Hoàng bình thản, không vui cũng không buồn, mắt trong tư thế mở nhưng không thấy rõ tròng mắt, mũi dài và to. Khuôn mặt tượng hình chữ điền, má cao và rộng, có chòm râu dài. Ngọc Hoàng mặc áo choàng rộng, hai tay áo phủ đến tận các ngón tay, áo được chạm nối dính liền vào tượng, được sơn son thếp vàng tinh xảo làm nổi bật đường nét trang trí trên áo. Trong có Tiên cô và Tiên đồng cầm quạt hầu. Ngoài có Nam Tào – Bắc Đẩu giúp coi việc sinh tử. Hai bên còn có sáu vị thiên thần, cũng được làm bằng giấy bồi. Hầu hết các tượng ở gian này đều to lớn, làm bằng giấy bồi và được sơn son thếp vàng không theo nguyên tắc tỷ lệ nào. Ánh sáng trong điện huyền ảo, khói hương nghi ngút, tạo không khí thêm phần trang nghiêm.


Gian thờ Ngọc Hoàng


Ngọc Hoàng

Bên trái trang thờ Ngọc Hoàng là trang thờ Bắc Đế, tức Huyền Võ, còn gọi là Bắc Phương Trấn Võ. Tượng tạc ông trong tư thế ngồi, chân phải đạp rùa, chân trái đạp rắn. Người ta quan niệm hai con vật này tượng trưng cho yêu ma. Tượng thể hiện cảnh Bắc Đế đã chế ngự được chúng. Bắc Đế còn được xem là vị thần trấn giữ phương Bắc của cõi trời, đứng đầu việc thay đổi mùa màng và cầu mưa. Bên phải thờ Chuẩn Đề Bồ Tát (Bồ Tát Mật tông Phật giáo). Hai bên là hai khu Đông lang và Tây lang được xây bằng gạch, các vi kèo, đòn tay, rui mè bằng gỗ, mái ngói âm dương. Ở Tây lang là khu vực thờ thần Thành Hoàng. Hai bên thần Thành Hoàng là thần Thái Tuế và Lỗ Ban Tiên Sư.


Thành Hoàng


Người Hoa quan niệm Thành Hoàng là vị thần của một địa phương, vừa đem lại sung túc vừa xem xét việc sinh tử cho người địa phương đó nên Thành Hoàng được xem là có quan hệ với các Minh vương. Vì vậy, trong khu vực thờ Thành Hoàng còn có cả Bạch Vô Thường, các bức phù điêu Thập Điện Diêm Vương,…Bạch Vô Thường, trên đầu đội chiếc mũ có bốn chữ Nhất kiến phát tài. Do đó, Bạch Vô Thường đã trở thành một vị Thần Tài phát lộc. Tượng Thần Tài trong trang phục đồ tạng, biểu tượng mang hết sự rủi ro vào mình và ban phát tài lộc cho nhân gian. Cùng một cái rổ đựng các gói giấy đỏ bọc mảnh giấy nhỏ ghi hai chữ Hán “Tài Thần” bên trong để khách hành hương đến xin lộc. Tượng Thần Tài có chiếc mũi khá to mà nhiều người cho rằng mũi to là biểu tượng của sự giàu sang… Tượng được tạo tác tinh xảo từ giấy bồi.


Thần Tài

Cạnh Thần Tài là cảnh Thập Điện Diêm Vương, được chạm khắc một cách tỉ mỉ, chi tiết đến từng đường nét. Thập Điện Diêm Vương diễn tả những hình phạt ở âm ty dùng trừng phạt những kẻ từng làm nhiều điều gian ác trên trần gian, gồm: Nhất điện Tần Quảng vương, Nhị điện Sở Giang vương, Tam điện Tống Đế vương, Tứ điện Ngũ Quan vương, Ngũ điện Diêm La Vương, Lục điện Biện Thành vương, Thất điện Thái Sơn vương, Bát điện Bình Đẳng vương, Cửu điện Đô Thị vương, Thập điện Chuyển Luân vương.


Gian thờ Kim Hoa nương nương + 12 bà mụ + 3 vị tổ sư ngành hộ sản

Ngoài cùng của gian thờ này là nơi thờ Quan Thế Âm Bồ tát, Địa Tạng vương Bồ tát và thần Đông Nhạc – cố vấn tối cao của âm phủ. Phía ngoài gian này, tức mặt tiền Tây Lang, có gian nhỏ thờ Kim Hoa nương nương, mười hai bà mụ và ba vị Tổ sư ngành hộ sản. Đặc biệt bộ tượng mười hai bà mụ trong tư thế nuôi dạy trẻ nhỏ, được làm bằng gốm Sài Gòn rất đẹp, sản xuất vào đầu thế kỷ XX. Đây là nơi những người hiếm muộn đến cầu tự. Bên phải gian thờ Ngọc Hoàng là phòng khách của chùa. Phía sau có cầu thang dẫn lên tầng trên. Tầng này là nơi thờ Phật, Quan Thánh Đế Quân, Quan Thế Âm Bồ Tát, Hộ Pháp Vi Đà, Tổ Lưu Minh và La Hán.

Từ lâu chùa Ngọc Hoàng là một trong những cơ sở tín ngưỡng dân gian thu hút đông đảo khách hành hương chiêm bái. Vào những ngày rằm, mùng một âm lịch, nhất là vào các ngày rằm lớn trong năm (15/1 âm lịch, 15/7 âm lịch, 15/10 âm lịch) khách đến lễ chùa đông đến hàng vạn người. Tuy nhiên, dịp lễ hội thu hút khách đông nhất là dịp lễ vía Ngọc Hoàng vào ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch hàng năm. Vào dịp này, tối ngày mùng 8, vị hòa thượng trụ trì chùa tổ chức tụng kinh cầu an. Cả ngày mùng 9 dành cho hàng chục vạn khách đến chiêm bái, có cả người Hoa lẫn người Việt. Khói hương mù mịt khắp trong ngoài...



TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. PHẠM HỮU MÝ – NGUYỄN VĂN ĐƯỜNG: Di tích lịch sử – văn hóa ở Tp.HCM, NXB Tổng hợp Tp.HCM, 2007 (trang 164 – 167).
4. TRƯƠNG NGỌC TƯỜNG – VÕ VĂN TƯỜNG: Những ngôi chùa nổi tiếng ở Tp.HCM, NXB Trẻ, 2006 (trang 14 – 22, trang 215 – 225).

(Sưu tâm trên net)
Về Đầu Trang
SNOW WHITE



Ngày tham gia: 29 Oct 2007
Số bài: 3689

Bài gửiGửi: Mon Feb 23, 2009 3:19 am    Tiêu đề:

Tài liệu giá trị lắm .Hình ảnh đầy đủ chính xác ,ngôi chùa này đã được xây cất khoảng 120 năm .

Cám ơn Tomi

:thankyou:
Về Đầu Trang
Minh Huong Khuc
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 05 Nov 2007
Số bài: 2090

Bài gửiGửi: Mon Feb 23, 2009 1:38 pm    Tiêu đề:

Cám ơn Tomi , vậy là các bạn được xem và hiểu thêm về sự tích cùng những tấm hình chụp các Chùa .
Nhiếp ảnh gia Võ văn Tường có duyên đi chụp rất nhiều Chùa ở cả 3 miền Bắc Nam Trung , nhờ thế mà mọi người nhất là các Phật Tử được ngắm những ngôi Chùa mà mình chưa có duyên đi đến để chiêm bái .
Về Đầu Trang
DIEU DUC



Ngày tham gia: 03 Oct 2008
Số bài: 1032

Bài gửiGửi: Tue Feb 24, 2009 2:27 am    Tiêu đề:

Vừa được viếng hai ngôi chùa cổ do T. sưu tầm , tâm tư
cảm thấy thật nhẹ nhàng . D.Đ ghi lại đây mấy vần thơ
Thiền của Thầy Huyền Không :
....Ảo mộng
Tiễn biệt trần gian như ảo mộng
Thế nhân ta gọi thế nhân ơi
Cho tôi thấy bóng mờ hương khói
Đi đến bờ kia của cuộc đời
....Mộng ảo
Người đi vào cỏi mênh mông
Bình minh mở cửa dòng sông mây vào
Tháng ngày lãng đãng chiêm bao
Trăm năm sau nữa ai nào nhớ quên
... Hạt cát
Ta là hạt cát cỏn con
Muôn năm thế kỷ sắt son một lòng
Biển đời vượt hết long đong
Trần gian ai đọc đôi dòng tâm tư
( T. có còn thích bài hát" Em lễ chùa này " ?
Bữa nào cho D.Đ nghe ké với )



'
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân