TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Nên đọc bài này
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Nên đọc bài này

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sun Nov 10, 2019 1:47 am    Tiêu đề: Nên đọc bài này




      Nên đọc thêm bài này...

      Sau khi đọc bài viết về 30 năm ngày phá bức tường... của nhà văn quân đội VNCH, cựu trung tá Nguyễn Đạt Thịnh, được Mây Tím tải lên chia xẻ ở mục Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Chúng tôi thấy nhân đó, quí bạn và hậu duệ cũng nên đọc thêm bài CÁI CHẾT CỦA SỬ GIA PHẠM VĂN SƠN của Văn Nguyên Dưỡng, người “mục sở thị” cảnh đau lòng, mà quí bạn và các em sẽ tìm thấy đâu đó trên NET cùng tiểu sử của ông.

      Sau đây, chúng tôi chỉ trích ra các đoạn quan trọng, vì bài khá dài, mong quí bạn & các em thông cảm.

      CÁI CHẾT CỦA SỬ GIA PHẠM VĂN SƠN (1915-1978)
      Văn Nguyên Dưỡng
      (...)

      Tại K2/Tân Lập, trong hoàn cảnh chung như vậy, tôi đã gặp lại Đại tá Sử gia Phạm Văn Sơn. Tôi đã nhìn thấy tận mắt những ngày sống bi đát cuối cùng của đời ông.

      Chừng một tháng sau khi đến K2, một buổi trưa, tôi và một người bạn tù khác cùng đợi đến phiên phải lên phạn xá gánh cơm về cho anh em trong đội ăn sau buổi lao động; trong khi chờ đến lượt mình nhận cơm, tôi đã vơ vẩn đến bên ngoài hành lang của một căn phòng nhỏ cạnh phạn xá. Tôi thấy một người, nhận ra ông, mà cứ ngỡ là đôi mắt mình đã nhìn lầm. Ông chính là Đại tá Phạm Văn Sơn, vị chỉ huy trưởng ngày xưa của tôi. Ông chỉ còn là cái bóng âm thầm, một cái xác sắp mục nát, bất động, câm nín sau chấn song sắt, bên trong cửa sổ của căn phòng "cách ly". Duy đôi mắt hiền hòa thì vẫn tinh anh như thuở nào. Rõ ràng ông đang hiện hữu như một tĩnh vật có linh hồn sáng suốt, đang nhìn ngắm mọi sự vật đổi thay, quay cuồng điên đảo với những nhận định xuyên suốt, những ý nghĩ sâu sắc, cao xa nào đó một cách hữu thức... Vì chính đôi mắt nhìn lắng sâu và sáng kia là "cửa sổ linh hồn", cho tôi biết điều đó về ông.

      Tôi nhìn ông và ông nhìn tôi.
      Trong một thoáng, quá khứ như chỗi dậy; không biết vì mừng rỡ hay vì ngỡ ngàng xúc động, tôi chợt buộc miệng gọi lên:
      - "Thầy"!

      ************************************
      Anh đến gọi tôi vì cơm anh đã lãnh xong để ngoài sân phạn xá. Tôi tần ngần một phút nhưng rồi cũng phải theo anh trở lại phạn xá gánh cơm về cho anh em ăn. Chúng tôi chào từ giã ông, không thấy ông trả lời. Tôi quay đi, mang theo nỗi buồn thật lớn. Anh bạn nói với tôi:
      - “Đại tá Sơn đó, ông ta bị chứng bệnh nan y, vừa bị suyễn, bệnh tim và lao phổi. Ông không hề nói chuyện với ai. ”
      Tôi trả lời ngắn: - "Ông là boss cũ của tôi. "

      *************************************
      Đại tá Sơn, “boss” cũ của anh, chết rồi! ”
      Tôi sững sờ, tưởng chừng như ai tạt một gáo nước lạnh vào mặt, hỏi lại anh: - “Anh nói... ai chết rồi, tại sao, hồi nào? ” Anh buồn bã thuật lại câu chuyện anh vừa nghe ở nhà bếp: -“Sáng nay, sau khi các đội đã xuất trại hết, ‘tụi nó’ ra lệnh cho ông đem giỏ ra sân mang than đá vào bếp trại như những ngày trước. Không biết ông bưng vác đến giỏ thứ mấy thì kiệt sức, hộc máu tươi, ngất xỉu bất tỉnh. Khi chúng hay được cho mang ông lên bệnh xá thì chỉ mấy phút sau ông mất; cả người nhầy nhụa máu me, hình như bao nhiêu máu mủ trong các phần thân thể lở lói tuôn tràn ra hết... "

      **********************************************
      Sau đây chép lại vài hàng quan trọng về cố Sử gia Phạm Văn Sơn, tác giả bộ sử để đời cho hậu thế chúng ta, Việt sử tân biên, 7 quyển, Sài Gòn, 1956-1972.

     Nhà sử học Phạm Văn Sơn
      Sinh : Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), Việt Nam
      Mất : Sông Thao, Vĩnh Phú (nay là Yên Lập, Phú Thọ), Việt Nam
      Nguyên nhân mất : Chết trong trại tù cải tạo
      Quốc tịch : Việt Nam
      Nghề nghiệp : Sử gia, sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa

      Các tác phẩm:

      • Vỹ tuyến 17 (ký tên Dương Châu) ;
      • Việt sử tân biên, 7 quyển, Sài Gòn, 1956-1972;
      • Việt sử toàn thư, Sài Gòn, 1960;
      • Việt Nam cách mạng sử (tên khác là Việt Nam tranh đấu sử), Nhà xuất bản Vũ Hùng, Hà Nội, 1951;
      • Cuộc Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa của Việt-Cộng Mậu Thân 1968, (viết cùng với Lê Văn Dương), 1968;
      • Quân sử Việt Nam Cộng hòa;
      • Việt Nam hiện đại sử yếu, Nhà xuất bản Thanh Bình, Hà Nội, 1952.

      ***********************************************
      Những ai yêu mến lịch sử nước nhà, chắc không bao giờ thiếu được hai bộ Sử Việt Nam trong tủ sách của mình: bộ đầu tiên và bộ sau cùng trước 30/4/1975:

      1. VIỆT NAM SỬ LƯỢC, của Trần Trọng Kim (1882-1953), 2 quyển ; năm 1919.
      2. VIỆT SỬ TÂN BIÊN, của Phạm Văn Sơn (1915-1978), 7 quyển; 1956-1972.

      Viết đến đây, bổng nhiên chúng tôi nhớ đến bài thơ sau của Chí sĩ Tam nguyên Yên Đổ NGUYỄN KHUYẾN (1835-1909):

      Khắc khoải đưa sầu giọng lửng lơ,
      Ấy hồn Thục đế thác bao giờ?
      Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
      Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.
      Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,
      Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?
      Thâu đêm ròng rã kêu ai đó?
      Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.

      Tây đô, chủ nhật, Nov. 10th 2019
      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân