TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Làm dáng "GIÁC NGỘ"
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Làm dáng "GIÁC NGỘ"

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Mon Nov 04, 2019 11:34 pm    Tiêu đề: Làm dáng "GIÁC NGỘ"



Làm dáng"GIÁC NGỘ"

      LÀM DÁNG “GIÁC NGỘ”

      Lắng nghe hơi thở của mình/ Mới hay hơi thở đã nghìn năm xưa/ Một hôm hơi thở tình cờ/ Dính vào hạt bụi thành ra của mình/ Của mình chẳng phải của mình/ Thì ra hơi thở của nghìn năm sau”.

      (Mời bạn đọc xem bài ghi nhận trong Giác Ngộ số 721 ra ngày 29-11 tới)
---------------------------------------------------------------

      Đó là nguyên văn trích từ NET của một vị bác sĩ (chưa đến tuổi 80) ở TP/HCM, - bây giờ đã “gác kiếm” sau mấy chục năm “cống hiến” cho (...) trong các chức vụ “ngon lành” - rất “ăn khách” của các “hậu bối” hiện giờ, với nhiều tác phẩm vừa y học thường thức, vừa thi ca, vừa thiền – THƠ, THỞ và THIỀN.

      *********************************
      Lúc này có khá nhiều vị “hình như đắc đạo” rồi chăng?! được các đệ tử tung hô lên NET, Nam tông có, Bắc tông có, Mật tông cũng có! hệt như “trăm hoa đua nở”! [“đắc đạo” – satori - tự ngự của Zen Buddhism ở Nhật ]

      NHỚ LẠI:

      Thời kỳ manh nha và nở rộ THIỀN ở VNCH là vào những năm 1964, 1965 và 1966, cái thời của “ba năm xáo trộn” với phong trào “dấn thân” được đề xứơng bởi các khoa bảng trí thức Công giáo giảng dạy các đại học VNCH (GS Nguyễn Văn Trung, GS Lý Chánh Trung, LM Thanh Lãng, LM Nguyễn Ngọc Lan, LM Trương Bá Cần v. v..) với cái gọi là “triết học dấn thân - philosophie engagée” ; cùng với Phật giáo, chủ yếu là Thượng tọa Nhất Hạnh, có đoàn Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội với Phương Bối Am ở Bảo Lộc) ; kéo dài cho đến những năm đầu thập niên 70 và cáo chung ngày 30/4/1975...

      ************************************
      Rồi mãi đến đầu thế kỷ XXI sinh hoạt Thiền tăng mạnh lên khi Thiền sư Nhất Hạnh, tổ sư của Thiền Làng Mai bên Pháp, trở lại Việt Nam sau hơn 30 năm “lưu vong, vắng bóng ở quê nhà”, đi chu du thuyết pháp từ Nam ra Bắc và... lập Đàn Cầu Siêu cho cả hai miền! Những buổi thuyết pháp của thiền sư BỤT này được chánh quyền chính thức cho phép nên số người tham dự rất đông, kể cả các nhà làm doanh nghiệp (với đề tài: Thiền trong Kinh Doanh) rồi... Thở và Cười, Thiền trong liệu pháp v. v.. [xin phép mở ngoặc: chúng tôi gọi là thiền sư BỤT, vì ông không gọi PHẬT mà chỉ gọị BỤT thôi].

      Điều này làm chúng tôi nhớ lại khoảng đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, khi mà Daisetsu Teitaro SUZUKI (1870-1966) nổi tiếng khắp thế giới với tác phẩm ESSAYS IN ZEN BUDDHISM gồm ba tập (first Evergreen Edition 1961, nxb Grove Press 841 Broadway, New York, NY 100003). Thật ra ấn bản đầu tiên đã có từ năm 1949 by Rider & Company, London, England; sau đó được cư sĩ Trúc Thiên (Nguyễn Đức Tiếu 1920-1972) dịch sang Việt ngữ, được hai tập thì qua đời, và thầy Tuệ Sỹ (1943-...) dịch tập cuối cùng, được An Tiêm xuất bản lần thứ nhất tháng 6/1973. Bây giờ bộ sách Việt dịch này đã được tái bản nhiều lần.

      **********************************
      Bốn câu thơ nằm lòng của THIỀN - Thiền Đông độ, khởi xướng từ Trung Hoa cổ thời - là:

      Bất lập văn tự
      Giáo ngoại biệt truyền
      Trực chỉ nhân tâm
      Kiến tánh thành Phật.

      Qua bốn câu thơ trên, chúng ta chẳng lạ lùng gì khi ông nào cũng cho rằng mình đã ĐẮC ĐẠO rồi! Vì theo họ, kinh Phật có câu “Ta là Phật đã thành các ngươi là Phật sẽ thành”. Đâu cần chi phải Y KINH LIỄU NGHĨA như Phật giáo Nam tông và Bắc tông, phải không? Các giai thoại về Thiền ở Trung Hoa cổ thời có kể: Sư phụ chỉ tát đệ tử một cái, hoặc hét một tiếng, hoặc trợn mắt... là đệ tử SATORI ngay! Thành PHẬT dễ quá!

      Vì thế trước khi Phạm Công Thiện (1941-2011) bỏ VN ra đi năm 1970 rồi vĩnh viễn ở nước ngoài - (như lời ông viết khi còn ở quê hương) - đã từng dùng các ngữ tuyến như: LÀM DÁNG CÔ ĐƠN, LÀM DÁNG GIÁC NGỘ để ám chỉ những kẻ “kết án ông, chụp mũ ông” khi ông quá danh tiếng bằng chính THỰC TÀI của mình KHÔNG QUA TRƯỜNG LỚP, KHÔNG MỘT MẢNH BẰNG, KHÔNG NƯƠNG TỰA VÀO THẾ LỰC NÀO. Vì Ông là người luôn TIN VÀO PHÉP LẠ.

      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न
      Tây Đô, Nov. 05th 2019



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân