TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - GMT và UTC
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

GMT và UTC

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hỏi đáp
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Thu Oct 17, 2019 4:01 am    Tiêu đề: GMT và UTC

GMT và UTC


Người ta lấy 24 đường kinh tuyến (tức là đường tưởng tượng chạy từ Bắc cực đến Nam cực của địa cầu) chia bề mặt trái đất thành 24 phần đều nhau. Mỗi phần là một múi giờ. Trên cùng một múi giờ, các đồng hồ cùng chỉ một giờ như nhau và khác với múi giờ bên cạnh 1 giờ..



GMT

GMT, viết tắt của Greenwich Mean Time (Giờ Trung bình tại Greenwich) là phương thức tính thời gian theo tiêu chuẩn quốc tế được đo tại Đài thiên văn Hoàng gia ở Greenwich (nước Anh). Theo quy ước, nơi đây nằm trên kinh tuyến số 0, vĩ độ 51,28,38N (phía Bắc xích đạo).

GMT là múi giờ đầu tiên trong lịch sử được ngành đường sắt Anh đặt ra vào ngày 1 tháng 12 năm 1847.

Các đồng hồ trong vùng này đều chỉ cùng giờ với đồng hồ đặt tại đường kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich.

GMT được tính từ giữa trưa một ngày sang giữa trưa ngày kế tiếp.



UTC

GMT sau này được đổi tên thành UT (Universal Time, Giờ Quốc tế). UT định nghĩa một ngày là thời gian trái đất quay chung quanh trục của chính nó. Vì tốc độ này không cố định nên độ dài của một ngày theo UT không phải lúc nào cũng bằng nhau.

Để giải quyết vấn đề đó, vào thập niên 1960 người ta chuyển sang dùng UTC, là một tiêu chuẩn quốc tế về ngày giờ thực hiện bằng phương pháp nguyên tử. UTC là một thỏa hiệp giữa tiếng Anh (“CUT” – Coordinated Universal Time) và tiếng Pháp (“TUC” – Temps Universel Coordonné) ; ở cả hai ngôn ngữ đều có nghĩa là Giờ Quốc tế Phối hợp.

Một ngày theo UTC được tính từ nửa đêm hôm trước đến nửa đêm hôm sau và dựa trên tiêu chuẩn tần số nguyên tử, do đó chính xác hơn.

Thông thường, người ta có thể dùng cả hai chữ GMT và UTC chung cho cùng một mục đích, nhưng đối với cộng đồng khoa học quốc tế, hai chữ này được phân biệt rõ rệt.



Quy ước về các múi giờ

Từ năm 1929, đa số các nước trên thế giới áp dụng các múi giờ chênh nhau 1 giờ. Năm 1950, các múi giờ được ghi kèm thêm chữ cái viết hoa: Z cho múi giờ số không, từ A đến M (trừ J) cho các múi giờ phía Đông, từ N đến Y cho các múi giờ phía Tây. Thông dụng hơn, sau này người ta dùng quy ước GMT+1... cho các múi giờ phía Đông và GMT-1... cho các múi giờ phía Tây.


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hỏi đáp Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân