TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - LÒNG TRẮC ẨN
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

LÒNG TRẮC ẨN

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri Oct 11, 2019 6:24 am    Tiêu đề: LÒNG TRẮC ẨN



Lòng Trắc Ẩn

      LÒNG TRẮC ẨN

      Trong bài CHUYỆN DÒNG ĐỜI & THỜI SỰ chúng tôi có dùng từ-ngữ TRẮC ẨN (LÒNG TRẮC ẨN), bạn bè quí mến hỏi: Trắc Ẩn có phải là TỪ BI không?
      Hay quá, bạn bè toàn là bạn đạo, mà Phật giáo gọi là ĐẠO HỮU, đạo Tin Lành gọi là TÍN HỮU. Chỉ cần có tự-ngữ HỮU (bạn, bạn bè) đi chung với một từ bổ nghĩa (qualifier) nữa: ĐẠO hay TÍN là quí lắm rồi - nói theo ngữ nghĩa học (semantics) chút đỉnh mà! vì cổ nhân từng nói TỨ HẢI GIAI HUYNH ĐỆ (Bốn biển đều là anh em).

      Bây giờ mình xin giải thích theo cách: Nói có sách, mách có chứng xưa nay chúng tôi rất thường tuân theo qui luật ngàn đời này, nhất là đối với Phật giáo: quá nhiều Kinh (sutra) & Luận (sastra), khi có bài viết về tôn giáo cho trang nhà Duy Tân. Đó cũng là phương pháp luận (methodology) mà các học giả, giáo sư Tây phương và Nhật Bản rất thường áp dụng khi nghiên cứu Kinh & Luận Phật giáo đại thừa (Phật giáo phát triển) ; ví dụ như Tiến sĩ P. L. VAIDIA (1891-1978), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông phương Mithila, Darbhanga, Ấn Độ - nơi đào tạo các tiến sĩ (Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning) - khi khảo cứu Kinh Diệu pháp Liên hoa (Saddharmapundarikasutra) năm 1960.

      ******************************
   
 Ở đây chúng tôi trích dẫn từ cuốn THẮNG PHÁP TẬP YẾU LUẬN (Abhidhammatthasangaha) do cố HT Thích Minh Châu (1920-2011) dịch từ bản chữ Pàli và chú giải ; do Tu Thư Đại học Vạn Hạnh, 222 Trương Minh Giảng, Saigon, xuất bản 1973. Tác phẩm cũng là giáo trình của ngài trong chứng chỉ Triết học Ấn Độ ở Đại học Văn khoa Saigon những năm cuối thập niên 60 thế kỷ trước.

      Trong chương IX (Kamatthàna: Nghiệp Xứ hay Đối tượng Tu hành) tr. 91 -132, sau khi giải thích các đặc-ngữ Pàli về Sammàdhi (Định) đưa đến Thiền (thàna) với Sổ tức quán (Sammathavipassanà), phương pháp này có thể đưa đến nhất tâm và cuối cùng đưa đến quán và A-la-hán quả. Phương pháp này được giải thích rõ ràng trong kinh Satipatthànasutta và trong tập Visuddhimagga (nguyên văn, tr. 96).

      Sau đây mới là quan trọng, xin chép nguyên văn, quan trọng là TỨ VÔ LƯỢNG TÂM:

      “Brahmavihàra: Phạm trú hay tứ vô lượng tâm. Brahma ở đây có nghĩa là cao thượng ; Vihàra có nghĩa là Trú hay một thái độ, một lối sống. Sở dĩ gọi là vô lượng tâm Appamannà vì các tâm tư này phóng ra tất cả chúng sinh, không có giới hạn.

      Mettà (Phạm văn: Maitri): TỪ, được định nghĩa là cái gì làm mủi lòng, làm cho tâm mềm dịu lại. Đối nghịch trực tiếp của Mettà là hận thù, hằn học. Đối nghịch gián tiếp là tình cảm cá nhân (pema). Mettà bao trùm tất cả chúng sinh, không có hạn chế, thượng đỉnh của Mettà là tự hòa mình với tất cả chúng sinh, nghĩa là tha thiết muốn toàn thể chúng sinh được hạnh phúc. Đặc tính của TỪ là một thái độ từ hòa. Từ diệt trừ sân hận.

      Karunà: BI là cái gì làm cho tâm của người thiện rung động khi thấy các người khác đau khổ hay cái gì làm cho người khác bớt đau khổ. Đặc tính của BI là diệt trừ sự đau khổ của những người khác. Kẻ thù trực tiếp của BI là himsà (hại) và kẻ thù gián tiếp là domanassa (ưu), BI bao trùm mọi chúng sanh đau khổ và diệt trừ độc ác.

      Mudità: HỈ, không phải chỉ cảm tình suông mà còn có nghĩa hoan hỷ. Kẻ thù trực tiếp là ganh ghét và kẻ thù gián tiếp là hoan lạc (pahàsa). Đặc tính của HỈ là vui sướng trước sự giàu sang và thành công của người khác. HỈ bao trùm những chúng sinh giàu sang, diệt trừ sự bực bội (arati) và là một cử chỉ tán thán.

      Upekkhà: XẢ, nghĩa là không tham, không sân. Không phải là một sự thản nhiên vô tri, mà chính là một thái độ trầm tĩnh tuyệt diệu hay một tâm hồn khéo thăng bằng. Kẻ thù trực tiếp là tham ái (ràga) và kẻ thù gián tiếp là sự vô tình. ”
      (Sđd. trang 96-97)

      Như vậy, chúng ta thấy rằng TỪ và BI chính là lòng TRẮC ẨN; còn HỶ và XẢ là hai đức tính tất nhiên được nẩy sinh khi đã có TỪ & BI. Còn các quả vị như: A-la-hán (cao nhất) hay ba quả vị thấp hơn (Dự lưu, Nhất lai, Bất lai) người cư sĩ (gọi là tu tại gia) không quan tâm lắm vì họ không có thệ nguyện xuất gia trở thành tu-sĩ để dẫn dắt chúng sinh ; việc ấy quá to tát trong thời đại hiện nay: người ít quỉ nhiều. Vả lại, làm sao biết được người tu sĩ tu đạt đến đâu, đến quả vị nào; chỉ tự họ biết mà thôi. Họ chỉ mong làm sao chỉ làm trọn lời chư Phật của PG Đại thừa đã dạy: Hãy là một BODHISATTVA: Chúng sinh giác ngộ; là đủ lắm rồi (Bodhisattva = Bodhi, giác ngộ + Sattva, chúng sinh, giống hữu tình).

      ***********************************************
      Tuy nhiên điều chúng tôi muốn lưu ý quí bạn là hãy đọc kỹ lại đoạn đầu để suy tưởng về ý nghĩa của BRAHMA:

      “Brahmavihàra: Phạm trú hay tứ vô lượng tâm. Brahma ở đây có nghĩa là cao thượng ; Vihàra có nghĩa là Trú hay một thái độ, một lối sống. Sở dĩ gọi là vô lượng tâm Appamannà vì các tâm tư này phóng ra tất cả chúng sinh, không có giới hạn. “

      HT Minh Châu dịch BRAHMA là PHẠM; VIHÀRA là TRÚ và Brahmavihàra: Phạm trú hay tứ vô lượng tâm. Giải thích như vậy ta phải hiểu rằng: Chúng sinh nào nương trú vào Phạm (thiên) tức là đã thọ lãnh được bốn vô lượng tâm: Từ, Bi, Hỷ và Xả; và, Sở dĩ gọi là vô lượng tâm Appamannà vì các tâm tư này phóng ra tất cả chúng sinh, không có giới hạn. (nguyên văn)

      Khác với văn hệ Pàli-ngữ của PG nguyên thủy, BRAHMA trong Sanskrit-ngữ, được hiểu là ĐẤNG TỐI CAO, ĐẤNG TỐI LINH, ĐẤNG CHÍ TÔN, ĐẤNG THIÊNG LIÊNG, ĐẤNG TẠO RA VŨ TRỤ, y hệt như Đức Chúa Trời (God) của đạo Chúa và Đấng Allah của đạo Hồi vậy. Vì Phật giáo Nguyên thủy (Theraveda) không chấp nhận Kinh VEDA của minh triết Ấn Độ, cho nên các dịch giả văn hệ Pàli phải dùng tự-ngữ Phạm hay Phạm thiên khi chuyển sang Việt ngữ.

      Dù có dùng tự-ngữ nào đi chăng nữa, ta vẫn nhận thấy rất rõ ràng: Đoạn kinh trên đã chứng thực Uy lực của Đấng Brahma trong đời sống phạm hạnh của con người. Từ đó, đã mở đường cho Phật giáo phát triển (Phật giáo đại thừa – Mahayana) về sau với hạnh Bồ-Tát (Bodhisattva) và Lục độ Ba-la-mật (sàdpàramità) rất thích nghi với người cư sĩ (Buddhist layperson).

      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न
      Tây đô chiều mát mẽ không nắng
      October 11th 2019



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân