TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Vì sao người cao niên đứng một chỗ vẫn có thể bị té ngã?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Vì sao người cao niên đứng một chỗ vẫn có thể bị té ngã?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Tue Oct 08, 2019 12:51 am    Tiêu đề: Vì sao người cao niên đứng một chỗ vẫn có thể bị té ngã?

Vì sao người cao niên đứng một chỗ vẫn có thể bị té ngã?


Ở người cao niên, té ngã là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thương tích và tử vong. Bên cạnh đó, do xương khớp qua thời gian theo độ tuổi không còn được linh động, người cao niên cũng dễ vấp té và khó kiểm soát khi di chuyển liên tục hoặc ở những địa hình không bằng phẳng.

Những dấu hiệu té ngã thường được gọi là ‘lão lai tại tận'. Ở ngang độ tuổi 60, cứ 4 người sẽ có 1 người té ngã trong 3 tháng, còn nhóm trên 65 tuổi thì cứ 3 người sẽ có 1 người.

Khi lớn tuổi, khả năng té ngã phụ thuộc vào sự làm việc của bắp thịt, khả năng giữ thăng bằng và phản xạ.


Elderly woman at home using a walking cane to get down the stairs


Nếu người lớn tuổi té ngã, biến chứng thông thường nhất là gãy xương. Với nữ giới mãn kinh, cơ thể không còn chất kích thích tố estrogen, do đó calcium không được hấp thụ vào xương, dễ bị loãng xương. Người cao niên té thường bị gãy đầu xương đùi và gãy cột sống lưng.

Để tránh té ngã, người lớn tuổi khi di chuyển nên vịn vào trolley, người nhà, cây chống, vật hỗ trợ để đi. Khi lên xuống cầu thang, mọi người cần tập trung để tránh bị trượt té.



Một số người gặp trường hợp chỉ đứng yên một chỗ mà vẫn bị té ngã. Tiến sĩ Hoàng Đình Phú giải thích cho điều này là do bị tụt huyết áp đột ngột do thay đổi tư thế. Khi gặp tình thế này, người cao niên cần phải đi gặp bác sĩ gia đình để kiểm tra huyết áp.

Ngoài ra, người cao niên có thể tập những bài tập thể dục tạo sự thăng bằng do tiến sĩ Hoàng Đình Phú chia sẻ ở post bên dưới.

Với những ai bị bệnh xương khớp hoặc bị các chấn thương, cần hỏi ý kiến chuyên viên y tế trước khi tập.

Khánh Uyên
Nguồn: sbs

Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Tue Oct 08, 2019 12:52 am    Tiêu đề: Các bài tập đề phòng té ngã

Các bài tập đề phòng té ngã

Động tác thăng bằng một chân


Động tác thăng bằng một chân

Đứng và vịn vào một cái ghế chắc chắn (không có bánh xe). Đưa chân phải lên và đứng thăng bằng trên chân trái càng lâu càng tốt (mục tiêu là một phút mà không cần vịn ghế). Sau đó đổi chân. Lặp lại 5 lần.


<img src="

Động tác kim đồng hồ


Động tác kim đồng hồ

Đứng và vịn vào một cái ghế chắc chắn (không có bánh xe). Tưởng tượng bạn đang đứng ở trung tâm của một đồng hồ, 12 giờ là ngay trước mặt và 6 giờ ngay sau lưng. Vịn vào ghế với tay trái. Đưa chân phải lên và đưa tay phải

chỉ vào số 12, kế tiếp chỉ tay vào số 3, và cuối cùng vào số 6. Đưa tay về lại số 3 và về số 6. Luôn luôn nhìn về phía trước. Lập lại động tác này mỗi bên 2 lần.


Động tác đưa chân về phía sau


Động tác đưa chân về phía sau

Đứng và vịn vào một cái ghế chắc chắn (không có bánh xe). Tưởng tượng bạn đang đứng ở trung tâm của một đồng hồ, 12 giờ là ngay trước mặt và 6 giờ ngay sau lưng. Vịn vào ghế với tay trái. Đưa chân phải lên và đưa tay phải chỉ vào số 12, kế tiếp chỉ tay vào số 3, và cuối cùng vào số 6. Đưa tay về lại số 3 và về số 6. Luôn luôn nhìn về phía trước. Lập lại động tác này mỗi bên 2 lần.


Động tác đứng một chân


Động tác đứng một chân

Đứng và vịn vào một cái ghế chắc chắn (không có bánh xe). Tưởng tượng bạn đang đứng ở trung tâm của một đồng hồ, 12 giờ là ngay trước mặt và 6 giờ ngay sau lưng. Vịn vào ghế với tay trái. Đưa chân phải lên và đưa tay phải chỉ vào số 12, kế tiếp chỉ tay vào số 3, và cuối cùng vào số 6. Đưa tay về lại số 3 và về số 6. Luôn luôn nhìn về phía trước. Lập lại động tác này mỗi bên 2 lần.


Động tác đưa chân ngang


Động tác đưa chân ngang

Đứng và vịn vào một cái ghế chắc chắn (không có bánh xe). Tưởng tượng bạn đang đứng ở trung tâm của một đồng hồ, 12 giờ là ngay trước mặt và 6 giờ ngay sau lưng. Vịn vào ghế với tay trái. Đưa chân phải lên và đưa tay phải chỉ vào số 12, kế tiếp chỉ tay vào số 3, và cuối cùng vào số 6. Đưa tay về lại số 3 và về số 6. Luôn luôn nhìn về phía trước. Lập lại động tác này mỗi bên 2 lần.


Động tác nhón gót


Động tác nhón gót

Đứng và vịn vào một cái ghế chắc chắn (không có bánh xe). Tưởng tượng bạn đang đứng ở trung tâm của một đồng hồ, 12 giờ là ngay trước mặt và 6 giờ ngay sau lưng. Vịn vào ghế với tay trái. Đưa chân phải lên và đưa tay phải chỉ vào số 12, kế tiếp chỉ tay vào số 3, và cuối cùng vào số 6. Đưa tay về lại số 3 và về số 6. Luôn luôn nhìn về phía trước. Lập lại động tác này mỗi bên 2 lần.


Động tác đi bộ gót chân đến gót chân


Động tác đi bộ gót chân đến gót chân

Đứng và vịn vào một cái ghế chắc chắn (không có bánh xe). Tưởng tượng bạn đang đứng ở trung tâm của một đồng hồ, 12 giờ là ngay trước mặt và 6 giờ ngay sau lưng. Vịn vào ghế với tay trái. Đưa chân phải lên và đưa tay phải chỉ vào số 12, kế tiếp chỉ tay vào số 3, và cuối cùng vào số 6. Đưa tay về lại số 3 và về số 6. Luôn luôn nhìn về phía trước. Lập lại động tác này mỗi bên 2 lần.


Động tác dậm chân tại chỗ


Động tác dậm chân tại chỗ

Dậm chân (marching) tại chỗ là một động tác thể dục có ích cho người lớn tuổi. Nếu cần thì quý vị có thể vịn vào bàn hay ghế để tập động tác này.Đứng thẳng người, đưa chân phái lên càng cao cao càng tốt, sau đó hạ chân phải và đưa chân trái lên. Cố gắng làm nhịp nhàng khoảng 20 lần.


Động tác xoay vai


Động tác xoay vai

Đây là một động tác đơn giản để kết thúc bài. Có thể thực tập trong tư thế ngồi hoặc đứng. Xoay hai vai lân phía trần nhà xong hạ xuống; kế tiếp làm tương tự nhưng xoay hai vai về phía trước. Lập lại đông tác này lần. Nhớ hít thở đều và sâu.

Tài liệu trích từ Lifeline, Canada
Người dịch: Tiến Sĩ Hoàng Đình Phú,
Chuyên Viên Vật Lý Trị Liệu

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân