TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Hoa hồng & sâu bệnh
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Hoa hồng & sâu bệnh

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thú Tiêu Khiển
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9650

Bài gửiGửi: Tue Sep 03, 2019 4:32 am    Tiêu đề: Hoa hồng & sâu bệnh

Hoa hồng & sâu bệnh


Bên cạnh vẻ đẹp, hoa hồng cũng nổi tiếng là loài cây khó trồng. Dưới đây là biểu lộ và cách trị những bệnh thường gặp trên giống cây này.


Rệp sáp (Aphid)


Rệp sáp là giống côn trùng gây hại khá phổ biến trên hoa hồng. Nó có kích thước nhỏ, thân hình bầu, sống bằng cách hút nhựa từ những chồi non. Rệp sáp có vài giống mang màu sắc khác nhau như vàng, xanh nhạt hay nâu đen.



Biểu lộ của bệnh: Nụ hoa và lá bị teo nhỏ, bóng, dính như rưới mật ong. Có những đốm đen xuất hiện quanh những “giọt mật ong” nhỏ xíu này. Nhiều con rệp nhỏ li ti bám trên các chồi non. Có kiến bò trên thân, lá cây để ăn “mật”.


Dùng vòi nước có áp suất rửa sạch rệp khỏi thân cây


Cách trị bệnh: Vì rệp sáp là loài côn trùng nhỏ thân mềm, cách đơn giản nhất để trị rệp là dùng vòi nước có áp suất rửa sạch rệp khỏi thân cây.



Trong trường hợp cây bị nhiễm rệp nặng, có thể pha 1 quart nước cùng 1 thìa canh nước rửa chén và 1 thìa cà phê dầu ăn (cooking oil). Lắc đều sau đó phun hỗn hợp dung dịch lên vùng bị nhiễm rệp. Phun vào sáng sớm hay chiều mát 1 tuần 1 lần cho đến khi sạch rệp.


Bệnh đốm đen (black spot).


Bệnh do nấm gây ra. Đây là bệnh thường gặp trên hoa hồng. Nhiều giống hồng mới được lai tạo có khả năng kháng bệnh này, bạn có tham khảo trước khi chọn mua những cây hồng mới.

Thời tiết là yếu tố tác động đến việc phát sinh bệnh đốm đen trên cây. Khi khí hậu nóng ẩm là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn nấm sinh sôi.



Biểu lộ của bệnh: Ban đầu trên lá cây xuất hiện một vài đốm đen nhỏ, sau lớn dần vùng bao quanh có màu vàng. Cuối cùng, toàn bộ lá bị bệnh sẽ chuyển sang màu vàng và rụng xuống. Cây bị nhiễm bệnh nặng sẽ rụng trụi lá.



Cách trị bệnh: Để trị bệnh, trước tiên cần giữ cho cây sạch. Vào mùa Thu, cần cắt tỉa và dọn sạch lá khô héo, không để lá dưới gốc cây vì có thể là nơi mầm bệnh trú ngụ. Vì bệnh đốm đen gây ra do môi trường và điều kiện trồng cây, bạn có thể ngừa bệnh bằng cách cung cấp đủ nước, dưỡng chất và giữ cho lá cây khô, cây thông thoáng.



Ngoài ra, có thể ngừa bệnh bằng cách pha dung dịch gồm 1 thìa cà phê baking soda, 1 thìa canh dầu ăn, 1 thìa canh nước rửa chén trong 1 gallon nước. Phun vào sáng sớm hay chiều mát 7 đến 10 ngày 1 lần để ngừa bệnh.

Thiên Hương
Nguồn: treweekly.com

Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9650

Bài gửiGửi: Mon Sep 09, 2019 1:21 am    Tiêu đề: Hoa hồng & sâu bệnh (tiếp theo)

Hoa hồng & sâu bệnh (tiếp theo)

Bệnh phấn trắng (powdery Mildew)


Một loại bệnh khác do nấm gây ra trên cây hoa hồng. Bệnh xuất hiện khi ban ngày nhiệt độ khô nóng, ban đêm ẩm mát.



Biểu lộ của bệnh: Lá non trên cây co rút, xoăn lại. Sau đó xuất hiện một lớp phấn trắng bao phủ trên lá và thân cây.



Cách trị bệnh: Xịt dung dịch baking soda pha với dầu ăn và nước giúp ngừa bệnh. Nhưng khi bệnh xuất hiện trên cây, xịt dung dịch sữa sẽ giúp trị bệnh hiệu quả. Thực hiện bằng cách như sau: Pha sữa tươi và nước theo tỷ lệ 4 sữa, 6 nước xịt lên vùng bị nhiễm bệnh. Thực hiện mỗi lần từ 10 đến 14 ngày giúp trị bệnh phấn trắng và các bệnh do nấm gây ra. Có thể xịt dung dịch vào ban ngày vì khi kết hợp với ánh nắng sẽ cho hiệu quả tốt hơn.

Dung dịch này không chỉ hiệu quả trên cây hoa hồng, bạn có thể sử dụng trên các giống cây trồng khác như cà chua, bầu bí, dưa leo...


Bệnh héo verticillium (verticillium wilt).


Bệnh do nấm Verticillium albo-atrum Berth gây ra. Thường xuất hiện vào mùa Hè khi thời tiết khô hạn.

Biểu lộ của bệnh: Ngọn cây bị héo, các lá thấp bên dưới bị vàng. Ban đầu bệnh có thể bị nhầm với cây bị héo do thiếu nước, vì ngọn héo có thể tươi lại qua đêm. Tuy nhiên, một thời gian sau, toàn bộ phần ngọn cây sẽ chuyển sang màu vàng, rồi màu nâu, héo rũ, chết dần từ ngọn cây đi xuống. Nụ hoa trên cây bệnh không nở được. Lớp cánh bọc bên ngoài phủ một lớp nấm màu nâu xám, nụ hoa rỗng, mỏng, yếu. Sau đó xuất hiện các đốm nhỏ màu nâu lớn dần thành từng mảng.



Cách trị bệnh: Bệnh héo verticillium không có thuốc trị. Với những cây bị bệnh, cách tốt nhất là nên nhổ bỏ. Mầm bệnh sẽ có trong đất, vì thế không trồng cây mới tại vị trí cây đã bị bệnh. Cần khử trùng đất bị bệnh bằng cách phơi ải đất. Xới đất, tưới ẩm nước sau đó phủ một tấm nylon trong lên trên. Sau từ 3 đến 5 tuần, hơi nóng từ ánh nắng mặt trời sẽ giúp tiêu hủy mầm nấm bệnh.



Ngừa bệnh bằng cách tưới nước vừa đủ, trồng cây ở nơi có bóng râm về chiều. Thường xuyên cung cấp đủ dưỡng chất cho cây, sử dụng hàm lượng đạm (N) thấp, lân (P) cao. Thường xuyên cắt tỉa hoa tàn, cành héo.

Thiên Hương

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thú Tiêu Khiển Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân