TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - CHUYỆN LẠ ĐỜI ...
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

CHUYỆN LẠ ĐỜI ...

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri Aug 09, 2019 4:40 am    Tiêu đề: CHUYỆN LẠ ĐỜI ...



CHUYỆN LẠ ĐỜI...

      Chuyện lạ đời...

      Như chúng tôi đã hứa, tiếp theo bài viết về chí sĩ Nguyễn Khuyến sẽ là bài Đại chí sĩ Đình nguyên Tiến sĩ Phan Đình Phùng (1844-1895). Cố nhiên, phải có sách tham khảo dùng làm tài liệu kê cứu. Trong tay của chúng tôi, ngoài các tác phẩm khác có tài liệu liên quan đến cụ Phan, cuốn sách chính chúng tôi phải dùng là cuốn PHAN ĐÌNH PHÙNG của Đào Trinh Nhất (1900-1951). Cuốn này lần đầu tiên được ra mắt độc giả là vào năm 1936, nxb Cao Xuân Hữu, Hải Phòng.

      Tiếc thay, chúng tôi chẳng có cuốn nào in lại trước 1975. Và theo lời Nguyễn Q. Thắng, cựu giảng sư Đại học Cần Thơ (1966-1975), trong cuốn ĐÀO TRINH NHẤT, Nhà Văn, Nhà Giáo bực Thầy, nxb Văn Học, 2010, thì ngoài bản in đầu tiên năm 1936 với tựa đề PHAN ĐÌNH PHÙNG, Nhà Lãnh đạo 10 năm Kháng chiến (1886-1895), nxb Cao Xuân Hữu, Hải Phòng, tác phẩm này còn được in lại hai lần:
      - Lần 1: bởi nhà xuất bản Đại La năm 1945;
      - Lần 2: bởi nhà Tân Việt, 1957, Sài Gòn.
      (sđd. trang 26)

      Tại sao chúng tôi chọn tác phẩm của Đào Trinh Nhất làm tài liệu chính, xin quí vị đọc nguyên văn lời nhận xét của Vũ Ngọc Phan (1902-1987) trong tác phẩm phê bình văn học để đời của ông, NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI, như sau: “Về mặt khảo cứu, tập Phan Đình Phùng là một quyển lịch sử ký sự viết công phu, đáng kể là một quyển trong số những quyển lịch sử ký sự có giá trị gần đây. ” (xin xem NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI, nxb Thăng Long, Sài Gòn, 1960, quyển III, trang 515).

      Và giờ đây tôi có được tác phẩm quí giá nói trên do nxb Dân Trí, Hà Nội và Công ty cổ phần sách Alpha, in lại năm 2014 với 1500 cuốn (khổ 13 x 20. 5cm) trong Tủ Sách Alpha Di sản GÓC NHÌN SỬ VIỆT với tựa hơi khác lúc in đầu tiên: PHAN ĐÌNH PHÙNG. Ở trang bìa ghi: Góc Nhìn Sử Việt (phía trái) và Đào Trinh Nhất – PHAN ĐÌNH PHÙNG, xuất bản lần đầu năm 1936. (phía phải). Ở trang trong có hàng chữ: PHAN ĐÌNH PHÙNG, Một Nhà Lãnh Đạo 10 Năm Kháng Chiến (1866-1895) Ở Nghệ Tĩnh. Tái bản trên bản in năm 1957, bổ sung nhiều tài liệu trước kia chưa tìm thấy.

      Đọc tác phẩm mới in lại này tôi không biết được chỗ nào, trang nào là có “bổ sung nhiều tài liệu trước kia chưa tìm thấy”; thay vào đó chỉ thấy ở cuối trang nếu có chỉ là giải thích từ-ngữ có ghi (BT) chắc là do người biên tập giải thích; VD: trang 69 dòng thứ ba từ trên xuống, sách viết “Sáng hôm ấy (24 An Nam) ” 1 thì cuối trang ghi: 1. Sáng 24 Âm lịch (BT) v. v.. Ngoài ra Tái bản trên bản in năm 1957 cũng chẳng thấy tên của nhà xuất bản nào!

      *****************************************
      Điều này làm chúng tôi nhớ lại, hồi năm 1993 nhà xuất bản Tổng Hợp Đồng Tháp cho in lại hai tác phẩm để đời của GS Dương Quảng Hàm (1898-1946):

      - Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển;
      - Việt Nam Văn Học Sử Yếu
.

      1) Có ghi mấy dòng chữ sau đây trong Lời Nhà Xuất Bản: “Tuy nhiên với tinh thần “gạn đục khơi trong”, chúng tôi có lược bớt đi ít bài và cắt bỏ vài đoạn trong sách này. Rất mong được bạn đọc thông cảm. ” (xin xem Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển, tr. 6)
      2) Có ghi mấy dòng chữ sau đây trong Lời Nhà Xuất Bản: “Là một cuốn sách giáo khoa dùng trong nhà trường trước Cách mạng tháng Tám, tất nhiên nó có những hạn chế nhất định nhưng dẫu sao cũng là một đóng góp đáng kể. ” (xin xem Việt Nam Văn Học Sử Yếu, tr. 6)

      Khác với Thư Viện Huệ Quang ở TP/HCM với phương châm GÌN GIỮ NÉT XƯA PHÁT HUY VỐN CỔ, khi in lại các sách xuất bản trước 1975 đã viết như sau (Mỗi sách đều có ở trang cuối):

      “Cùng quý tác giả, dịch giả và bạn đọc thân mến!
      Nhằm lượm lặt đôi phần di sản còn sót lại đâu đó sau 1975, tìm chút đồng điệu nơi những người muốn phát huy vốn cổ, thư viện Huệ Quang ấn hành lại một số thư tịch trước 1975, dưới dạng ảnh ấn, cốt làm sao lưu giữ được nguyên vẹn nội dung trong cái dáng hình “khả ái” mà nó đã được sinh ra, trong một lịch sử đáng nhớ. Biết đâu, trong đám rêu phong cổ kính nghe ra lời thầm thì của đá! Trong cảnh lặng lẽ tịch lieu còn đồng vọng nỗi niềm cố nhân...
      Huệ Quang, mùa thu năm Bính Thân 2016
      Thích Không Hạnh.

      Tây đô, chiều mưa do bão rớt ở một phương trời nào.
      thứ Sáu, August 09th 2019
      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân