TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - THE BHAGAVADGÌTÀ (tt) & YOGA là gì ?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

THE BHAGAVADGÌTÀ (tt) & YOGA là gì ?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sat Jun 22, 2019 11:31 pm    Tiêu đề: THE BHAGAVADGÌTÀ (tt) & YOGA là gì ?



THE BHAGAVADGÌTÀ (tt) & YOGA là gì?

      THE BHAGAVADGITA (tiếp theo) & YOGA là gì?

      Chí Tôn Ca (sau đây được viết tắt là Gìtà) có rất nhiều bản dịch sang Anh ngữ xuyên qua hai thế kỷ XX và XXI; tuy nhiên chúng tôi thấy chỉ có bản dịch của S. Radakrishnan (1888-1975) – THE BHAGAVADGITA, English translation by S. Radakrishnan, nxb George Allen & Unwin Ltd., Ruskin House Museum Street, London, có thể nói là ưu việt hơn các bản khác – đó là theo quan điểm riêng của tôi thôi nhé.

      Chúng ta cũng đừng ngạc nhiên vì sao THE BHAGAVADGITA của S. Radakrishnan (bản in lần đầu năm 1948 bởi nxb George Allen & Unwin Ltd., Ruskin House Museum London) vượt trội hơn, vì không những ông là triết gia người Ấn mà còn là tác giả các sách danh tiếng về triết học và tôn giáo Ấn Độ; chưa kể còn là tổng thống của nước Ấn nữa, như đã nói.

      Khác với các sách dịch xuất bản về sau, sách này ngoài phần Introductory essay và chú giải (footnote) rất giá trị và bổ ích còn có ở cuối mỗi chương tác giả đều ghi THIS IS THE YOGA OF.... và đầu mỗi chương đều ghi thêm tiêu đề cùng các tựa đề riêng cho nhiều đoạn. Lấy một ví dụ chapter XII như sau:

      Chapter 12: Worship of the Personal Lord is better than Meditation of the Absolute (Sùng kính Thượng đế Hữu ngã tốt hơn là Thiền định về Cái Tuyệt Đối).
      - Devotion and Contemplation (cho các câu 1, 2, 3, 4 và 5) (Dâng hiến và Trầm tư)
      - Different Aproaches (cho câu 6 đến 12) (Những nẻo đường tiếp cận)
      - The True Devotee (cho câu 13 đến 20) (Người Hiến dâng chân chính)

      Và cuối Chương 12 là: This is the twelfth chapter entitled the Yoga of Devotion. (Đây là chương thứ mười hai tựa Yoga Dâng Hiến).

      Thật ra DEVOTION và Việt dịch – của ĐKP - Hiến Dâng, Dâng Hiến chưa lột tả hết ý nghĩa nguyên ngữ của chữ Sanskrit BHAKTI ; vì có bốn loại YOGA: Jnana Yoga, Karma Yoga, Bhakti Yoga và Raja Yoga.

      Chúng ta nghe nói nhiều về YOGA, nhất là ở VN. XHXN hiện nay ở các thị xã (town), thành phố nhỏ (municipaliry) & lớn (city) xuất hiện rất nhiều các tiệm dạy Yoga với đầy đủ dụng cụ và máy móc tân tiến, có nơi quảng cáo có thầy Yoga người Ấn đích thân giảng dạy và hướng dẫn! Chúng tôi chưa bao giờ ghé lại những nơi này vì mình biết chẳng qua đó là nơi “dân nhà giàu, thừa tiền của” - mà đa số nữ nhiều hơn nam – đến để “giữ eo giữ dáng” thôi: trào lưu của những kẻ giàu sang mà, hệt như mấy thập niên trước đây “chơi tennis” vậy; còn bây giờ ở các thành phố lớn (city) thì có thêm “chơi golf” thường là “các tai to mặt lớn” đến gặp nhau để giao lưu ; và trên TV còn có mục dạy chơi golf nữa!

      Vậy YOGA là gì?

      Cần hiểu rõ ý & nghĩa của tự-ngữ đặc trưng YOGA योग của minh triết Ấn Độ. Mở tự điển danh tiếng A SANSKRIT ENGLISH DICTIONARY của M. MONIER-WILLIAMS, ấn bản Reprint: Delhi, 2005. Printed in India. MOTILAL BANARSIDASS, Bangalow Road, Delhi 110007. Sách khổ lớn nhất: 28. 5 cm x 20. 5 cm, 1333 trang, mỗi trang chia làm ba cột. [Bản đầu tiên của quyển tự-điển này xuất bản năm 1899 (First Edition Published by Oxford UniversityPress. 1899), trải qua 16 lần ấn loát].

      Trang 856, cột bên trái योग (m.) the act yoking, joining, attaching, harnessing, putting to (of horses). Ngoài rất nhiều ví dụ dẫn chứng từ các kinh sách chiếm gần hết một trang, còn có hai tự-ngữ quan trọng khác ở cột thứ ba: Yogas (n.) = meditation, religious abstraction và Yogàya: to become Yoga, to be changed into religious contemplation or devotion.

      Tuy nhiên, chỉ cần cần đọc đoạn sau đây của GS Lê Xuân Khoa trong sách NHẬP MÔN TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ (mà tôi đã dẫn ở những bài trước), chúng ta hiểu rõ hơn nhiều:

      “Khi ấy, thoát khỏi mọi sự ràng buộc, theo kinh Maitri Up IV. 4., của nghiệp chướng, người đánh xe đạt đến sự đồng nhất hoàn toàn với Tự-ngã [tức Self, viết hoa chữ S tránh nhầm lẫn với self theo nghĩa thông thường. ĐKP chú thêm. ] Tâm hồn (manas) ví như dây cương và giác quan ví như đoàn ngựa. Dây cương có thể chế ngự được đoàn ngựa mà cũng có thể bị lôi cuốn đi.
      Quan niệm về người đánh xe và chiếc xe ngựa cũng có thể nhận thấy trong ý nghĩa của chữ YOGA. Chữ này do tự-căn YUJ nghĩa đen là “ách” (la-tinh: Jugum; Pháp: Joug; Anh: Yoke), động từ có nghĩa là thắng ngựa vào xe. Do đó YOGA có nghĩa là sự chế ngự mọi yếu tố tâm lý và vật lý của nhân tính để dẫn chúng đến cứu cánh cùng tột. ” (sđd. trang 228)

      Sau cùng, mở cuốn sách danh tiếng YOGA, của ERNEST WOOD (1883-1965), nxb Cassel & Company LTD., 1959; tái bản năm 1962, in ở Tiệp Khắc (printed in Czechoslovakia) trong phần Introduction, tác giả viết:

      “It has been asked whether in yoga there is something for everybody. The answer is “yes”. One standard work on the subject, written over a thousand year ago, states: ”It is for children, adults and the aged, for the well and the ill, for the poor and the rich. ” Sđd. tr 10\

      (Người ta tự hỏi trong yoga có cái gì đó cho mọi người không. Câu trả lời là “có”. Một tác phẩm chuẩn mực về chủ đề này, viết ra cách đây trên một ngàn năm, khẳng định: ”Yoga cho cả trẻ em, người lớn và người cao tuổi, vì sức khỏe và bệnh tật, cho những người nghèo và kẻ giàu. ”

      Cuối bài này, ông viết:

      “Our modern scientists now know that the age of natural selection is gone, and men must look to themselves, not their material environment, for the direction and impulse needed for their progress. ”
      (Các khoa học gia thời nay bây giờ mới biết rằng thời đại của sự lựa chọn thiên nhiên đã qua rồi, và con người phải tự nhìn vào chính mình, chứ không phải môi trường vật chất, mà vì hướng đi và lực đẩy cho sự tiến bộ của mình. ”

      Chúng ta cũng nên biết rằng hơn 300 năm trước công nguyên Ấn Độ đã có Kinh YOYA SUTRÀ của Patanjali (? -?) rồi.

      (Còn tiếp)
      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न

      Tây đô, trưa June 23rd 2019



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân