TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Mời những ai hoài nghi nên đọc bài này
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Mời những ai hoài nghi nên đọc bài này

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Mon May 20, 2019 5:19 am    Tiêu đề: Mời những ai hoài nghi nên đọc bài này



Những kẻ hoài nghi  hãy đọc bài này

      MỜI NHỮNG KẺ HOÀI NGHI HÃY ĐỌC BÀI NÀY

      Như đã nói, lúc này ở VN. XHCN bổng rộ lên phong trào thuyết pháp “MỚI” cho rằng chỉ có Kinh bộ NIKÀYA (kiết tập bằng chữ Pàli, gọi là hệ Nam truyền) là thực, là chánh thống do chính Phật Thích Ca thuyết ; còn các kinh khác không phải, từ đó họ nói A-di-đà Phật và Quan Thế Âm là không có thật và các Phật khác cùng các bồ-tát là giả, không có.

      Sự hiểu lầm này thật là quá nguy hiểm đối với ĐỨC TIN truyền thống nghìn đời của người Phật tử VN. Không hiểu các vị tu sĩ này có theo học trường lớp Phật học nào hay không mà dám mạnh miệng nói như thế. Ngay cả khi cố Hòa thựơng Thích Minh Châu (1920-2012) còn làm Viện trưởng Đại học Vạn Hạnh, ngài luôn giảng dạy song song các kinh luận PG Nam truyền (Nam tông) và Bắc truyền (Bắc tông) và cũng chưa hề dám lộng ngôn như các hậu duệ này, mặc dù ngài có thiên hướng về các kinh, luận & luật của hệ Nam truyền. Đa phần tuổi đời của các vị tu sĩ nói trên từ 60 trở lại, tức là “GIAI CẤP MỚI” của PG sau tháng 4/1975. [Xin phép mượn tựa của tác phẩm danh tiếng THE NEW CLASS (1957) của nhà văn Nam Tư, MILOVAN DJILAP (1911-1995) ]

      Cho nên mình cố lấy một tác phẩm nào đó viết về PG có uy tín nhất thế giới để trích dẫn ra cho mấy hậu duệ “giai cấp mới” được SATORI – tiếng Nhật, ĐẠI NGỘ (awakening). Thế là mình chọn ngay tác phẩm này: 2500 YEARS OF BUDDHISM.
      Đây là một tuyển tập gồm các bài khảo cứu công phu của 27 vị giáo sư đại học, học giả và tu sị danh tiếng nhất thế giới nhân kỷ niệm 2500 năm Phật giáo (1956). Mình tải về bằng pdf:

      2500 YEARS
      OF BUDDHISM
      General Editor:
      PROF. P. V. BAPAT
      FOREWORD BY S. RADHAKRISHNAN
      THE PUBLICATIONS DIVISION
      Ministry of Information and Broadcasting
      GOVERNMENT OF INDIA
      24 May 1956

      Chủ biên là Giáo sư P. V. BAPAT (1894-1991) vào thời điểm đó được ghi như sau: P. V. BAPAT: M. A., A. M, Ph. D. (Harvard), Retired Professor of Ancient History, Pali and Buddhism, Poona University and Fergussion College, Poona.

      Và vị viết Foreword (Lời Nói Đầu) thì danh tiếng hơn nữa; trong sách không ghi, mình sưu tầm thêm thôi:
      S. RADHAKRISHNAN (1888-1975), triết gia & chính khách Ấn Độ (stateman & philosopher), ngài là Phó Tổng thống đầu tiên của Ấn Độ từ khi Anh trao trả độc lập 1948 và cũng là Tổng thống thứ hai (1962-1967). Ngài nổi tiếng với rất nhiều tác phẩm về triết học Ấn Độ và Ấn giáo; như Triết học Ấn Độ (Indian Philosophy) 1923, Các Tôn giáo Đông phương và Tư Tưởng Tây phương (Easten Religions and West Thought) 1939 và Chú giải bộ Upanishad (Principal Upanishads) v. v..

      Còn bài viết chúng tôi trích dẫn ra đây là của Bhikshu JINANANDA trong chương IV: FOUR BUDDHIST COUNCILS (Bốn Nghị Hội Phật Giáo) từ trang 35 đến 55. Và đoạn sau đây trích từ phần The fourth Council (trang 37) (Nghị hội Kiết tập Kinh điển PG lần thứ tư):

      Về tác giả bài này sách ghi như sau: Bhikshu JINANANDA, M. A., Ph. D. (London), Vidya-Adhidhamma-sutta Visarada; Professor of Pali and Buddhalogy, Nalanda Post-Graduate Pali Institute, Nalanda. (Tiến sĩ, giáo sư Pàli-ngữ và Phật học, Viện Hậu đại học Pàli Nalanda) – tức là một tu sĩ (tỳ-kheo) phái Nam tông.

      *******************************
      1) - Chúng tôi chỉ chép lại mấy phần chủ chốt thôi, quí vị nào muốn tham khảo thêm hãy vào Google nhé.

      [b]The Fourth Council was held under the auspices of
      Kaniska who was a powerful king of the Saka or Turuska race. He held sway over a wide tract of country including
Kabul, Gandhara, Sindhv North-West India, Kashmir and part of Madhyadesa. He was esteemed as highly by the Northern Buddhists as was Atoka.
[/b]       (Nghị hội lần thứ tư được tổ chức dưới sự bảo trợ của Quốc vương xứ Kaniska, một vì vua có uy quyền thuộc dòng dõi Saka hoặc Turuska. Ngài cai trị một giải đất rộng lớn của đất nước gồm Kabul, Gandhara, Sindhv Bắc Ấn Độ, Kashmir và một phần của Madhyadesa. Ngài được các Phật tử miến Bắc Ấn Độ tôn sùng như Vua A-Dục.)

      Though we have no indisputable evidence of the date of his conversion, it is almost certain that the date of the Council held under his inspiration and patronage was about 100 A. D.
      (Mặc dù chúng ta không có chứng cứ rõ ràng về năm tháng của sự cải đạo của ngài, nhưng chắc chắn rằng thời điểm của Nghị hội này do ngài đề xướng và bảo trợ là khỏang năm 100 sau Công nguyên).

      (...)

      It is a matter of regret that Yuan Chwang and the Tibetan chroniclers do not expressly mention the medium in which the works were composed. It is not unreasonable to suppose
      that Sanskrit was the language used at the proceedings.
      The Fourth Council may thus be regarded as an epoch-making event in the history of Buddhism in that it made Sanskrit the vehicle of Buddhist scriptures.
      “All accounts are silent on the idiom of the
      sacred texts approved or revised at the Third Council, but from that silence we must not infer that the Chinese pilgrims had no notion of a canon that was written in another language but Sanskrit. It is an untoward circumstance that all the works of the old canon, the Tripitaka in the proper acceptation of the term, so far as they have been preserved, are only known through translations of Sanskritized texts. "
      These words of Kern deserve careful consideration, and perhaps sound a warning against hasty dogmatism.
      (Sđd. từ trang 47 – 50)

      (Điều đáng tiếc là Huyền Trang và các sử gia biên niên sử của Tây Tạng không đề cập đến phương tiện dùng để viết các tác phẩm này. Nhưng không phải là vô lý khi cho rằng chữ Sanskrit là ngôn ngữ được sử dụng trong cuộc kiết tập này.

      Do đó, Nghị hội lần thứ tư này có thể được xem như sự kiện mở ra một kỷ nguyên trong lịch sử Phật giáo rằng chữ Sanskrit là chiếc xe chuyên chở các kinh điển Phật giáo.

      “Tất cả các dữ liệu không nói gì đến chữ viết (idiom) của các bản kinh linh thiêng được chấp nhận hoặc tu bổ ở kỳ Nghị hội lần thứ ba; nhưng không phải vì sự im lặng đó mà suy đoán rằng các nhà hành hương Trung Hoa lại không lưu ý đến một bộ kinh điển được viết bằng một ngôn ngữ khác, ngoài chữ Sankrit. Quả là một trường hợp bất ngờ khi tất cả các công trình giáo điển cổ xưa, tức là bộ Tripitaka – theo nghĩa thích hợp của tự-ngữ này, được gìn giữ cho đến nay, chỉ được biết đến qua các bản dịch từ chữ Sankrit-hóa (Sanskritized). ”
      Những lời này của nhà nghiên cứu KERN đáng để cho chúng ta xem xét kỹ càng, và đây cũng có thể là một lời cảnh cáo chống lại sự võ đoán hấp tấp vội vàng.)

      *******************************
 
    2) - Xin thêm một tí nhé, cũng từ bài này :

      According to Yuan Chwang, King Kaniska became interested in the Buddhist scriptures and sent for a monk every day to give him instruction but, as the instruction differed and was often contradictory. The King was perplexed and consulted the Venerable Parsva about the true doctrine, he decided to convoke a Council in which the various sects would be represented. He was anxious to put an end to the dissensions in the Church.

      (Theo Huyền Trang, quốc vương Kaniska rất ham thích đọc kinh sách Phật, nên mỗi ngày vua cho mời một tu sĩ đến giảng, nhưng mỗi vị một kiểu, thường mâu thuẫn nhau. Thế cho nên, vua mới triệu hồi Trưởng Lão PARSVA để cố vấn về chánh pháp, và vua quyết định cho mở một Nghị hội với sự tham dự của các hệ phái khác nhau vì ngài muốn chấm dứt sự bất đồng trong giáo hội.)

      The Southern Buddhists do not recognize this Council and there is no reference to it in the Chronicles of Ceylon. It would not be wrong to assume that the Buddhists of the
      Theravada schools did not participate in the Council-According to a Tibetan record, one of the results of the Council was the settling of the dissensions in the Brotherhood.

      (Các Phật tử miền Nam không thừa nhận Nghị hội này và trong biên niên sử của Tích Lan cũng chẳng thấy nói đến. Có thể nói không sai rằng các Phật tử thuộc Nam truyền (Therevada) đã không tham dự Nghị hội. Theo một tài liệu của Tây Tạng thì một trong những thành quả của Nghị hội này là giải quyết được sự bất đồng trong Tăng chúng.)

      Tây đô, chiều mát, trời có nhiều mây
      May 20th 2019

      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân