TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Nguồn gốc của tuần lễ 7 ngày
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Nguồn gốc của tuần lễ 7 ngày

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hỏi đáp
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9715

Bài gửiGửi: Sat Apr 06, 2019 11:52 pm    Tiêu đề: Nguồn gốc của tuần lễ 7 ngày

Nguồn gốc của tuần lễ 7 ngày


Bước đi của Thời Gian – dù quá chậm đối với người mong mỏi đợi chờ nhưng quá nhanh với người đang hưởng hạnh phúc – cũng đang tiến lần đến năm thứ 20 của thế kỷ 21. Giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm, thập niên, thế kỷ... là những đơn vị con người đặt ra để đo đếm Thời Gian.



Vì sao một tuần lễ có 7 ngày?

Đó là một câu hỏi hóc búa. Nhiều người diễn giải khác nhau và thường cho là mình đúng. Điều dường như đúng nhất về nguồn gốc của tuần lễ có 7 ngày là ta không biết gì chắc chắn cả.

    • Câu giải thích khá phổ biến, là tuần lễ 7 ngày được lập thành lịch đế chế vào thời La Mã và được giáo hội Thiên Chúa giáo chấp nhận vì những lý do lịch sử. Đế quốc Anh sau này dùng hệ thống tuần 7 ngày và truyền bá đi khắp nơi. Trước đây, đã có nhiều thứ lịch cá biệt tại một số quốc gia đặt tiêu chuẩn “tuần lễ” có 3, 4, 5, 6, 8, 9 hoặc 10 ngày, nhưng tất cả đều không còn được áp dụng. Ngày nay, dường như mọi sinh hoạt đời thường, từ thương mại cho đến truyền thông... đều chấp nhận tiêu chuẩn 7 ngày một tuần mà không đặt thành câu hỏi.

    • Những trang đầu tiên của Thánh Kinh trình thuật việc Thượng Đế tạo dựng vũ trụ trong 6 ngày và ngày thứ 7 Chúa nghỉ ngơi. Ngày thứ 7 trở thành ngày nghỉ của người Do Thái; họ gọi đó là ngày Sabbath.

    • Ngoài Thánh Kinh, các địa điểm thường được cho là nơi phát sinh ra tuần lễ 7 ngày gồm có: Babylon, Persia và một số nơi khác. Rome là nơi đã dùng tuần 7 ngày trước buổi bình minh của Thiên Chúa giáo.

    • Người ta còn đưa ra cả một số lý thuyết hình học thực dụng nữa. Chẳng hạn, nếu bạn lấy sợi dây thun ràng quanh 7 lon nước ngọt (hoặc bất cứ vật thể hình trụ tròn nào) bạn sẽ có một hình sáu cạnh toàn hảo với lon thứ 7 nằm chính giữa. Đó là kết cấu ổn định duy nhất khi ràng từ 3 vật thể tròn trở lên; nếu 4, 5 hoặc 6 vật thể sẽ trượt thành cấu trúc khác đi. Người xưa khi cột cọc lều trại, những khúc củi tròn, hoặc vật thể tròn nào khác, có thể đã hình dung ra con số này và gán cho nó một ý nghĩa thần bí.

    • Một lý thuyết có thể đứng vững là tương liên tuần 7 ngày với 7 “hành tinh thiên văn” mà người xưa biết được: Sun (Mặt trời), Moon (Mặt trăng), Mars (Hỏa tinh), Mercury (Thủy tinh), Jupiter (Mộc tinh), Venus (Kim tinh), và Saturn (Thổ tinh).

    • Tuy vậy, con số 7 dường như không phải là sự chọn lựa hiển nhiên phù hợp với các độ dài thời gian của mặt trăng hay mặt trời. Một năm mặt trời có thể chia chẵn thành tuần 5 ngày hơn tuần 7 ngày; còn tuần trăng 5-ngày và 6-ngày (6 lần 5 là 30) phù hợp với tháng âm lịch (có 29.53 ngày) hơn là tuần 7 ngày hiện nay (4 lần 7 là 28). Tuần 7 ngày được chọn có thể là vì dộ dài gần bằng phần tư tuần trăng (một quarter = 29.53 chia cho 4 thành 7.3825)



Tên của ngày trong tuần lễ

Đa số các ngôn ngữ có gốc La tinh đều liên hệ tên mỗi ngày trong tuần với 1 trong 7 “hành tinh” của thời xa xưa, chẳng hạn như:

Trong thí dụ trên, “dimanche” trong tiếng Pháp mất liên quan đến “sun”, mà biến thể từ La ngữ dies solis (ngày của mặt trời).

Tiếng Anh vẫn giữ các hành tinh trong tên những ngày Saturday, Sunday, and Monday. Còn các ngày khác, thay vì dùng tên các vị thần La Mã để gọi các hành tinh thì lại dùng tên các vị thần Anglo-Saxon hoặc Nordic: Tuesday đặt theo tên thần Tiw, Wednesday theo thần Woden, Thursday theo thần Thor, còn Friday theo thần Freya.



Chu kỳ tuần 7 ngày có bao giờ gián đoạn?

Không có ghi chép nào cho thấy có chuyện chu kỳ 7 ngày một tuần này bị phá vỡ. Lịch đã nhiều lần thay đổi, cải tiến, nhưng chu kỳ 7 ngày vẫn liên tục, có thể từ những ngày trong thời kỳ Moses (khoảng 1400 trước Công nguyên) hoặc trước đó nữa.



Ngày nào là ngày nghỉ ngơi?

    • Đối với người Do Thái, ngày Sabbath (Saturday) là ngày nghỉ ngơi và thờ phượng. Ngày này Chúa nghỉ ngơi sau khi tạo dựng thế giới.

    • Hầu hết người theo Thiên Chúa giáo lấy Sunday làm ngày nghỉ và thờ phượng, vì theo giáo lý thì Chúa Giêsu phục sinh từ cõi chết vào ngày này. Đa số người trên thế giới ngày nay cũng dùng ngày này làm ngày nghỉ.

    • Người Hồi giáo dùng Friday làm ngày thờ phượng và nghỉ ngơi. Kinh Qu’ran gọi đây là ngày Thánh (holy day), ngày “vua của mọi ngày (king of days) ”.

Phượng Nghi

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hỏi đáp Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân