TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tín ngưỡng DI-ĐÀ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tín ngưỡng DI-ĐÀ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Wed Apr 03, 2019 4:38 am    Tiêu đề: Tín ngưỡng DI-ĐÀ



Tín ngưỡng Di-Đà

      TÍN NGƯỠNG DI-ĐÀ

      Người Việt Nam từ ngàn đời xưa đến 1975 chỉ biết Phật A-di-đà và câu nguyện cầu NAM-MÔ A-DI-ĐÀ-PHẬT luôn luôn ở trong trái tim và não trí của mình. Các đạo hữu Phật tử kể cả quí tăng ni khi gặp mặt chào nhau cũng là hai tay chấp lại và nói nhẹ nhàng "A-di-đà Phật".

      Rồi khi HT Thích Minh Châu (1920-2012) sau 13 năm (1951-1964) du học Ấn Độ về và điều hành Viện Đại học Vạn Hạnh, tiền thân là trường Cao đẳng Phật học do HT Thích Trí Thủ (1909-1984) làm giám đốc, thì các kinh hệ Nam tông dịch từ chữ Pàli dần dần xuất hiện: Trường Bộ kinh (4 tập), Trung Bộ kinh (3 tập) đối chiếu Việt ngữ - Pàli ngữ. Rồi Tháng Tư 1975 đến, không còn tài chánh nên không có phần đối chiếu Pàli-Việt như trước nữa và được ấn loát bằng giấy không tốt như trứơc, mà phần lớn nhờ TT Thích Thiện Châu (1930-1998) từ Paris tài trợ. Và dần dần HT Minh Châu cũng hoàn thành LỜI NGUYỆN của mình là TRỌN ĐỜI phải dịch cho xong 5 bộ kinh hệ Nikàya trước khi về cõi Phật ; và bây giờ 5 bộ kinh Nikaya đó đã được ấn loát rất thẩm mỹ và bán với giá không rẻ. Thêm vào đó, các từ ngữ trứơc 1975 như Trường bộ kinh, Trung bộ kinh v. v.. được sửa lại là Kinh trường bộ, Kinh trung bộ v. v.. Chưa kể các danh từ khác, VD: Lâm Kinh đổi thành Kinh Rừng! v. v..

      Những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, Phật tử VN thấy lạ lẫm với Trường Bộ kinh và Trung Bộ kinh vì chẳng thấy A-di-đà Phật, Quan Âm Bồ-tát, v. v.. đâu cả. Rất nhiều người hoang mang nhưng không dám thắc mắc vì danh tiếng của vị thượng tọa này. Thích Minh Châu (người Nghệ An) là người đầu tiên của VN đậu bằng tiến sĩ Văn học Pàli ở đại học Bihar (gọi là Nalanda mới) hạng tối danh dự với lời ban khen của hội đồng giám khảo năm 1961 và được Tổng thống Ấn Độ thời đó đích thân trao văn bằng ; còn là thủ khoa Cao học Pàli mà chính người Ấn Độ không có; chưa kể khi Hồ Chí Minh sang Ấn Độ năm 1958 Thích Minh Châu là người phiên dịch (ảnh bìa báo Giác Ngộ khổ lớn tháng 6/1975). Rồi chưa kể khi được mời dạy Đại học Văn khoa Saigon TT Thích Minh Châu mở ra một môn học mới: Tâm Lý học Phật giáo mà trước đây không nghe ai nói (với giáo trình Thắng Pháp Tập Yếu Luận - Abhidhammatthasangaha) chiếm gần hết giáo trình của chứng chỉ Triết học Ấn Độ.

      Thành vậy không lấy làm lạ gì khi Lễ Hoàn Thành Công Tác Phiên dịch Trường Bộ Kinh của TT Minh Châu tổ chức ngày 13-9-1972 tại ĐH Vạn Hạnh có rất đông các chức sắc cao cấp trong hàng giáo phẩm PG và các quan khách tham dự ngoài các GS và SV đại học Vạn Hạnh cùng các tăng sinh các Phật học viện khác. Buổi lễ đặt dưới quyền chủ tọa của TT Thích Thiện Hoa (1919-1973) Viện trưởng Viện Hóa Đạo PGVN. Lúc đó cũng có vài vị khoa bảng trí thức tung hô hai bộ kinh này cùng với những bài luận thuyết trong tạp chí TƯ TƯỞNG của đại học Vạn Hạnh, chưa kể trong buổi lễ còn có phát biểu quan trọng của BS Lê Khắc Quyến, cựu khoa trưởng đầu tiên cuả Đại học Y khoa Huế. Chúng tôi xin trích ra vài đoạn của ông trong bài phát biểu đó:

      * Người trí thức khi bước vào đạo Phật, họ không qua trung gian của các sách luận giải, mà họ muốn đọc thẳng vào kinh điển với những lời Phật dạy. Đó là lý do khiến tôi rất hân hoan khi thỉnh được Trường Bộ kinh.
      * Sau khi đọc xong Trường Bộ kinh, tôi có cảm nghĩ là Phật giáo có thể lãnh đạo thế giới hiện đại qua 4 phương diện như 1 (...) 2 (...) 3 (...) và 4: cung cấp một đường lối chính trị với thuật trị nước rất khéo léo.
      * Sau hết, ông kết luận Trường Bộ kinh đã giải đáp những thắc mắc thường ngày của chúng ta.
      (Xin xem TƯ TƯỞNG số 6 & 7, tháng 8 & 9 năm 1972; trang 139-153).

      Người Phật tử cũng còn lấy làm lạ trong kinh văn chỉ thấy: Này các tỳ-kheo chứ không phải như trong các kinh (dịch từ chữ Hán, mà bản chữ Hán dịch từ chữ Sanskrit) là: Này, thiện nam tử thiện nữ nhân...

      Thế rồi biến cố tháng 4/1975. Đổi đời: 1981 Giáo hội PG mới ra đời, khai tử GHPG. VNCH. Các vị tu sĩ mới dần dần xuất hiện. Ban Tôn giáo trung ương và địa phương kiểm soát các chùa và tự viện. Rồi các nam nữ tu sĩ trẻ được đi du học Ấn Độ lấy bằng M. A và được dịp đi "thuyết pháp" ở USA, Úc v. v.. cho Việt kiều hải ngoại, bây giờ lại còn rầm rộ hơn! Cái này hệt như Trịnh Công Sơn (1939-2001) HÁT CHO ĐỒNG BÀO TÔI NGHE vậy.

      Nhưng điều quan trọng hơn cả là: A-di-đà phải đổi lại là A-MI-ĐÀ, do sáng kiến của Thích Trí Tịnh (1917-2014), dịch giả của rất nhiều kinh đại thừa chữ Hán, Phó Tăng thống của Giáo hội PG Việt Nam mới. Thích Trí Tịnh và Thích Trí Thủ (1909-1984) là hai người có công rất lớn trong việc hình thành Giáo hội PGVN mới và giải thể Giáo hội PGVN cũ. Chính ông trước kia kêu gọi mọi người phải niệm A-DI-ĐÀ PHẬT rồi bây giờ ông kêu sửa lại là A-MI-ĐÀ PHẬT! (Chẳng qua là do chữ Phạn Amitabha và Amitayus - Vô lượng quang & Vô lượng thọ ; gọi tắt là A-DI-ĐÀ thuận theo ngôn ngữ VN, còn A-MI-ĐÀ thuận theo tiếng Tàu, hệt như Nam-mô đúng ra là Nam-vô - vì tự ngữ VÔ tàu phát âm là MU, MÔ; nhưng Phật tử VN vẫn là NAM MÔ thôi; hệt như A-Di-Đà từ ngàn năm bây giờ lại là A-MI-ĐÀ!). Tại sao thế?

      Như vậy, từ sau 1975 đến nay, địa vị của Phật giáo có còn thực sự ngự trị trong tâm khảm của người Phật tử VN không, hay toàn là những hoang mang không đáng có do các tu sĩ PG vì lý do nào đó đã tung "hỏa mù" làm rối loạn ĐỨC TIN (tín ngưỡng Di-Đà) vốn ngự trị sâu sắc lâu đời ở Trung Hoa (tính đến 1949) Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan và Việt Nam. Điều này nhớ lại câu nói của bác học Albert Einstein (1879-1955) "Bạn có thể thuyết phục một người rất hiểu biết cũng như một người sơ cơ (beginner) nhưng bạn không thể làm như thế đối với kẻ lưng chừng".

      Cũng vậy, Phật giáo - Tín ngưỡng Di-Đà - chỉ đến với những ai có một ĐỨC TIN mạnh mẽ không gì lay chuyển nổi và những người trầm tư trong các Kinh & Luận của Phật giáo Nam tông & Bắc tông mới cảm nhận được VÔ LƯỢNG QUANG & VÔ LƯỢNG THỌ của ĐẤNG A-DI-ĐÀ mà thôi. Điều này không thấy có trong các kinh Nam tông (vốn phủ nhận Đấng tạo ra vũ trụ này) tức là không nói đến Đấng Sáng Thế, Đấng Toàn Năng, Đấng Chí Tôn, Đấng Vô lượng quang & Vô lượng thọ như các kinh Bhagavat-gita (Ấn giáo), Cựu Ước (Do-thái giáo), Tân Ước (Cơ-đốc giáo), Qu'ran (Hồi giáo) và Phật giáo Đại thừa.

      Còn Kinh Niakàya (hệ Nam tông) không hề nhắc đến Đấng Tối Cao hay Đấng Sáng Thế vì Đức Thích Ca (563-483) or (623-544) khi còn tại thế Ngài đã phủ nhận Kinh Veda. Do đó Phật giáo Nam tông chỉ có một Phật duy nhất là Phật Thích Ca mà thôi.

       Tây đô, chiều 03-4-2019.
      Trời mây mù chắc sắp có mưa. Trước Tết dến giờ chưa có mưa, trời nóng quá.

      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân