TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Giấc mơ nước Mỹ: Hàng rào hoa
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Giấc mơ nước Mỹ: Hàng rào hoa

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Mon Mar 18, 2019 11:19 pm    Tiêu đề: Giấc mơ nước Mỹ: Hàng rào hoa
Tác Giả: Trần Thị Vĩnh-Tường

Giấc mơ nước Mỹ: Hàng rào hoa


Năm 1620, con tàu Mayflower từ cảng Plymouth nước Anh băng ngang Đại Tây Dương cập bến mới, tức nước Mỹ bây giờ. Tàu chở 102 người đi tìm tự do tôn giáo, gọi là Pilgrims, 74 đàn ông và 28 phụ nữ. Mùa đông đầu tiên 45 người chết vì đói lạnh bệnh tật không lều nên từ đó ngoài tự do thứ quí nhất thì "American Dream" là giấc mơ làm chủ một ngôi nhà như người Việt nói “an cư mới lạc nghiệp.”


(Thomaskinkade)


Dần dà, Pilgrims và di dân từ khắp châu Âu đến miền đất mới. Đi đến đâu cũng mang theo hình ảnh ngôi nhà tổ phụ. Nhà bên suối bầy vịt đùa bơi đàng đi lót sỏi, nhà thờ gỗ dưới tàn cây phong, ngõ quanh co viền hoa tím dẫn lên cầu gạch đỏ... Giữa giấc mơ lớn đó là giấc mơ nhỏ hơn: nhà có hàng rào tràn ngập hoa như làng quê ở bên Anh.


(Thomaskinkade)


Dù cổng gạch nghiêm trang hay cổng gỗ mộc mạc, hoa tràn ngập đều là mở đầu tốt lành cho tinh thần phấn chấn. Cổng mùa xuân hé mời gọi thiên nhiên làm loài người trẻ lại. Cổng mùa hạ ngập nắng sóc con nhảy múa tưng bừng. Cổng mùa thu cong cong đường mòn thấp thoáng bóng người lúi húi vun đống lá khô. Cổng mùa đông bám tuyết trắng phản chiếu ánh lửa rực vàng từ khúc cây đang cháy.


(Thomaskinkade)


Hàng rào hoa không cản đường đi, không phân chia ranh là lời mời lữ khách đường xa..."Xin ngừng lại vào đây ngửi chút oải hương làm một ly trà mật ong... Vâng, xin mời xin mời... mật này vẫn làm như thời ông cố vườn nhiều hoa cam ong thi nhau kết tổ trên cành sồi... Dạ, chăn này bà ngoại đan, bà đong đưa ngồi ghế kia đan hai mũi lên ba mũi xuống có mèo mập trên lòng..."

Hàng rào trồng hoa gọi là Picket Fence ông bà mang theo trong trí nhớ vẫn còn phổ biến ở nước Mỹ cho đến ngày nay như biểu tượng của "lòng hoài hương." Picket Fence tượng trưng cho cuộc sống lý tưởng của tầng lớp trung lưu ở ngoại ô, cặp vợ chồng hai ba trẻ thơ, một hai con chó tượng trưng cuộc sống yên bình. Thế nên hàng rào gỗ bao quanh chỉ cao trên dưới một mét để trang trí hay không cho trẻ em chó mèo chạy ra ngoài chứ không chặn tầm nhìn và cũng không ngừa kẻ gian. Vì không ai gian cả.


(Thomaskinkade)


Thomas Kinkade (1958-2012) sinh trưởng ở Sacramento, California, là họa sĩ của “lòng hoài hương.” Người Mỹ gốc Châu Âu ngắm tranh rơi lệ đoái nhìn quê hương tổ phụ bên kia Đại Tây Dương, muốn lang thang trên con đường nhỏ giữa rừng rồi gõ nhẹ vào cánh cửa cũ kỹ ngôi nhà duyên dáng kiểu xứ Sussex, nước Anh.


(Thomaskinkade)


Ý tưởng trong tranh của Thomas Kinkade có lẽ chỉ người ở Mỹ đủ lâu mới thấy đó là biểu tượng của một xứ văn minh. Người “văn minh” không bẻ hoa hàng rào không bước qua cổng nếu không được phép. Thật vậy, người Mỹ đều hiểu cái hàng rào thâm thấp ấy là ngôn ngữ của mỹ thuật và luật pháp của hòa bình và lòng tự trọng, những yếu tố của Văn Minh. Dù không có cổng hay cổng hé mở cũng không ai dám tự tiện vào hay leo qua hàng rào hoa vàng hoa tím.


(Thomaskinkade)


Cuộc tranh dành ảnh hưởng khốc liệt đang diễn ra giữa hai đảng Dân Chủ-Cộng Hòa khiến nước Mỹ đâm ra nghèo nàn man rợ. Người Mỹ lờ đi ý nghĩa “văn minh”: biểu tượng giấc mơ Mỹ ẩn bên trong hàng rào hoa chính là cuộc sống hòa bình cho chính mình và người không thể đạt được bằng bạo lực.



Hàng rào đã thế, biên giới còn khác xa nữa vì an ninh và quốc phòng. Không hiểu tại sao đảng Dân Chủ ngăn cản việc Tổng Thống Trump xây bức tường trong khi xứ nào cũng có, từ Vạn Lý Trường Thành bên Tàu đến Trường Thành Kumbhalgarh ở Ấn Độ, cả hai là Di Sản Thế Giới UNESCO. Ngay nhà của cựu tổng thống Clinton hay Obama, hay Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Polesi cũng đâu để cửa để cổng mở toang? Bạn thử leo qua cổng nhà họ mà không được mời xem có bị cảnh sát đến còng tay?

Làm thử xem kết quả ra sao rồi hẵng bênh Dân Chủ chống Cộng Hoà, hay ngược lại.

Trần Thị Vĩnh-Tường
(14/3/2019)

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân