TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - WHO kêu gọi kiểm soát âm lượng, ngăn việc giảm thính lực do nghe âm thanh quá lớn
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

WHO kêu gọi kiểm soát âm lượng, ngăn việc giảm thính lực do nghe âm thanh quá lớn

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9678

Bài gửiGửi: Sun Feb 17, 2019 12:42 am    Tiêu đề: WHO kêu gọi kiểm soát âm lượng, ngăn việc giảm thính lực do nghe âm thanh quá lớn

WHO kêu gọi kiểm soát âm lượng, ngăn việc
giảm thính lực do nghe âm thanh quá lớn


High-volume music can cause irreversible hearing loss (AAP)


Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang hối thúc các chính phủ, các nhà sản xuất điện thoại di động, tai nghe cũng như các thiết bị âm thanh khác có những việc làm tích cực hơn nhằm kiểm soát âm lượng, nhằm ngăn ngừa tình trạng suy giảm thính lực vốn đang ngày càng tăng. Theo ước tính của WHO, hơn một tỉ người trẻ trên thế giới đang có nguy cơ bị suy giảm thính lực.

Các cơ quan của Liên hiệp quốc, WHO và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) đã cùng hợp tác trong nỗ lực nâng cao nhận thức về việc suy giảm thính lực do nghe âm thanh có cường độ lớn, chẳng hạn như âm nhạc phát trên điện thoại thông minh.

Liên hiệp quốc cho biết, những người ở độ tuổi từ 12 đến 35 có nguy cơ bị mắc bệnh này cao. Và đáng chú ý là hầu hết những người có nguy cơ suy giảm lich lực hiện đang sống ở các nước nghèo hay có mức thu nhập trung bình.



Bác sĩ Shelly Chadha là chuyên gia kỹ thuật của WHO, chuyên về phòng ngừa bệnh điếc và suy giảm thính lực. Bà nói hiện tượng này đang ngày càng gia tăng.

Bà nói: “Chúng ta đang chứng kiến trên toàn cầu và chúng tôi cũng có con số rõ ràng để minh chứng cho điều đó, là số người bị suy giảm thính lực đang tăng lên đáng kể. Như năm ngoái, chúng tôi từng công bố rằng, tỉ lệ suy giảm thính lực từ con số 360 triệu người vào năm 2010, đã tăng lên đến 460 triệu người, thậm chí còn hơn thế. Và chúng tôi cũng dự đoán rằng, con số này vẫn sẽ còn tăng trong những năm tới, trừ khi những hành động phòng ngừa được thực hiện. Đây là bằng chứng cho thấy sự gia tăng số lượng người khiếm thính”.

Trong các khuyến nghị mà WHO đưa ra nhằm ngăn ngừa bệnh điếc và các hiện tượng liên quan, chẳng hạn như ù tai, có việc giới thiệu một chức năng kiểm soát trên các thiết bị âm thanh cá nhân, nhằm theo dõi cường độ âm thanh và thời gian nghe nhạc của mỗi người.

Bà Chadha nói rằng, hiện nay, mọi người chỉ có thể bằng cảm nhận cá nhân để biết liệu âm lượng đã cao đến mức nguy hiểm hay chưa mà thôi.



Các khuyến nghị cũng đề xuất sử dụng biện pháp kỹ thuật nhằm tạo nên dữ liệu từ hồ sơ cá nhân của những người nghe, bằng cách theo dõi có bao nhiêu người đang sử dụng các thiết bị nghe; và sau đó, cho họ biết liệu họ có đang nghe ở mức độ an toàn hay không.

Bà Chadha đề nghị, các nhà sản xuất lưu tâm thiết kế các sản phẩm, có các công dụng góp phần làm giảm các rủi ro về sức khỏe.

“Những gì chúng tôi đề xuất là một số tính năng nhất định như, tự động giới hạn hoặc tự động giảm âm lượng, hay việc phụ huynh có thể kiểm soát mức âm lượng. Từ đó, khi một ai đó nghe vượt quá mức giới hạn về âm lượng, họ có thể chọn để thiết bị tự động giảm âm lượng xuống tới mức không làm tổn hại đến đôi tai” - bà Chadha nói.



Ông Paul O'Halloran là Phó Chủ tịch Tổ chức về bệnh khiếm thính và là Chủ tịch Ủy ban suy giảm thính lực do tiếng ồn của tổ chức này.

Ông nói rằng, tuy đã có một số tiến bộ trên các thiết bị nghe cá nhân, với việc cài đặt mặc định mức âm lượng an toàn trên i-phone và các thiết bị sử dụng phần mềm android; nhưng những cài đặt này vẫn có thể dễ dàng thay đổi. Bởi vậy, ông cho rằng, để bảo đảm các thiết bị nghe trở nên an toàn hơn trong sử dụng, các chính phủ cần hành động nhiều hơn.

Ông nhấn mạnh: “Các nhà lập pháp cả tiểu bang và liên bang, đều có thể làm gì đó cho tình trạng này, như chúng ta đã thấy ở một số quốc gia khác. Châu Âu đã làm điều này. Họ có thể yêu cầu các nhà sản xuất đặt mặc định mức âm lượng an toàn. Bởi nếu không đư ẩ quy định bắt buộc thì một số người sẽ thay đổi cài đặt trên thiết bị ở mức không an toàn. Nếu thiết bị được cài mặc định, mọi người sẽ không thay đổi cài đặt đó trên thiết bị nghe. Điều chúng tôi muốn nói ở đây là, yêu cầu này cần được luật hóa. Đó là điều trong tầm tay chính phủ”.



Ông O'Halloran cũng cho biết là, khi nói đến tiếng ồn, mọi người thường rơi vào hai nhóm. Một là những người thường nghe nhạc một cách say sưa và họ có thể nghe ở mức âm lượng lớn; một nhóm nữa là những người mà hệ thống thính giác của họ không chịu nổi âm lượng lớn và thói quen nghe nhạc của họ có phần bảo thủ hơn.

Nhưng ông nói thêm là ngay cả với những người có khả năng nghe với mức âm lượng lớn, thì việc đó vẫn gây ra tổn thương đáng kể cho thính giác của họ. Thoạt đầu, người ta có thể chưa nhận rõ những tác động của thói quen này. Và tác động ấy chỉ rõ ràng hơn trong nhiều năm sau.

WHO ước tính, mỗi năm, suy giảm thính lực gây thiệt hại cho kinh tế toàn cầu khoảng 1 tỉ Mĩ kim, tức khoảng 750 triệu Úc kim.

Thiệt hại này bao gồm chi phí cho các thiết bị trợ thính, tổn thất kinh tế do việc mất thính lực như giảm năng suất lao động, hay phải gia tăng các hỗ trợ trong giáo dục; cũng như để lại những hệ lụy về mặt xã hội và cảm xúc như sự cô độc.

Peggy Giakoumelos, Nam Sơn

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân