TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Điểm phim: A Private War
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Điểm phim: A Private War

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thú Tiêu Khiển
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9640

Bài gửiGửi: Sat Nov 03, 2018 2:29 pm    Tiêu đề: Điểm phim: A Private War

Điểm phim: A Private War

Rosamund Pike và Tom Hollander trong phim "A Private War" (2018)

Đạo diễn: Matthew Heineman

Diễn viên: Rosamund Pike, Jamie Dornan, Stanley Tucci...



Đạo diễn Matthew Heineman đã đưa ra cái nhìn về “cuộc chiến riêng tư” đánh dấu sự chuyển thể từ phim tài liệu sang phim hành động. Cuốn phim xoay quanh Marie Colvin, một nữ phóng viên chiến trường người Mỹ, là chứng nhân cuộc chiến ở Libya, Iraq và Trung Đông với tư cách là một nhà báo. Câu chuyện của cô là những tấm gương can đảm và dũng cảm. Khuôn mặt của cô nổi tiếng vì cô thuộc loại “độc nhãn giai nhân”, Mặt Colin đẹp nhưng cô phải đeo một mảng vải đen che mắt trái sau khi mất một con ngươi trong trận phục kích và bị bắt ở Sri Lanka.

Rosamund Pike đóng vai Marie Colvin và Jamie Dornan vai người bạn là nhiếp ảnh gia Paul Conroy. Conroy may mắn thoát chết khi trung tâm truyền thông của họ ở Syria bị bao vây. Colvin đã không may và trở thành người nữ phóng viên bỏ mạng chốn sa trường.



Vai diễn của Pike thật tuyệt vời, diễn tả nét phi thường của Colvin. Cô không biết sợ hãi vì cô chiến đấu cho những gì cô coi là lý tưởng. Đạo diễn Heineman từng dàn dựng truyện Cartel Land và City of Ghosts, anh ta hoàn toàn phù hợp cho tiết điệu của bộ phim này. Các cuộc phục kích, các chuỗi chiến tranh là phần kích thích thần kinh hệ của người xem, vừa hào hứng và đầy căng thẳng.

Trong công vụ Colvin đã nhiều lần chết hụt với những mảnh bom, đạn đến gần trong gang tấc, quá nguy hiểm. Mỗi lần thoát hiểm như vậy, tuy không mang thương tích trên cơ thể nhưng cô góp nhặt những tổn thương trong não trạng. Cô luôn bị những cơn ác mộng và những kỷ niệm khủng khiếp, trong giấc ngủ dù chỉ là một thoáng chợp mắt. Âm thanh làm cô trở lại giữa những vụ khủng bố ở vị trí diễn ra nơi tuyến đầu.



Trở về hậu trạm ở Libya, ở Syria hay Sri Lanka. Cô lâm vào trạng thái tự chữa trị, bằng rượu và hút thuốc, và đó chính là cuộc chiến riêng tư của Colvin, ” A private war”, một cuộc chiến ngay trong nội tâm của người nữ phóng viên ga lì. Colvin bị triệu chứng PTSD, (Post-Traumatic Stress Disorder) bị ám ảnh bởi những cái chết trong chiến cuộc, thường xuyên nhất là xác chết của một cô gái trẻ, xuất hiện trong những cơn ác mộng hồi tưởng của cô.



Thông điệp tuyệt vời mà bộ phim mang lại là lời nhắc nhở về di sản vĩ đại của Marie Colvin, người phụ nữ tâm đắc với các nhà báo kiên trì, làm công việc của họ để vạch trần âm mưu, độc ác của chiến tranh, tham nhũng trong các chính phủ trên khắp thế giới. Đó là một thông điệp can đảm tuyệt đối khi Colvin đi tìm sự thật. Và, để phục vụ lý tưởng của mình Colvin đã chết vì nó.



Đạo diễn Heineman mô tả về những nỗi kinh hoàng của chiến tranh trong khi tỏ lòng tôn kính với báo chí vĩ đại. Các cảnh bắn phá rất căng thẳng và khủng khiếp; Như cảnh báo cáo của Colvin năm 2003 về các ngôi mộ tập thể của 600 người Kuwait mà những người mẹ, vợ thương tiếc chồng con của họ. Cảnh bệnh viện ở Syria tràn ngập xác người và la liệt thương binh và dân oan cũng không kém phần tàn bạo và đáng sợ.



Heineman dựng cảnh cuộc bao vây ở Homs, Syria, điểm hành nghề cuối cùng của Marie Colvin. Người bạn quay phim của cô, Paul luôn báo động khi cô phải rời đi, nhưng Colvin muốn đưa câu chuyện đó cho cả thế giới thấy sự thật về nỗi đau khổ, sự kinh hoàng khi những người dân tuyệt vọng bị tấn công. Và sự diễn tả không còn gì trung thực hơn khi chính cô ấy có mặt, chứng kiến, rồi chịu chung số phận khi chấp nhận cái kết thúc bi thảm cho chính mình.



Tự thân người viết bài này cũng từng là phóng viên chiến trường, mang tâm trạng một phía với tinh thần quốc gia. Khi xem bộ phim “A Private War” mình tự cảm thấy nhỏ bé so với người nữ phóng viên yêu nghiệp bằng cả mạng sống. Phim “Cuộc chiến riêng tư” bao trùm những thước phim tài liệu tuyệt vời, đặc biệt là những bức ảnh chụp giữa khu chiến, lại được trình bày một cách hấp dẫn và lôi cuốn.

Nguyễn Ngọc Chấn

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thú Tiêu Khiển Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân