TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Lại thêm một lối viết lập lờ ...
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Lại thêm một lối viết lập lờ ...

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sat Nov 03, 2018 11:24 am    Tiêu đề: Lại thêm một lối viết lập lờ ...



Lại thêm một lối viết lập lờ...


      Lại thêm một lối viết lập lờ...

      Trên báo Người Lao Động online ngày 30-10-2018 có bài “Con trai ông Đặng Tiểu Bình: “Trung Quốc Nên Biết Mình Đang Ở Đâu? ”. Có hai đoạn như sau mà chúng tôi để ý:

      1- “Đặng Phác Phương, con trai cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, mới đây đã có bài phát biểu về các chính sách của chính quyền Trung Quốc tại lễ bế mạc hội nghị của Hội Người Khuyết tật Trung Quốc (CDPF). Mặc dù không được đăng tải công khai, song báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đã tiếp cận được với bài phát biểu này.
      (...)
      2- Ông Đặng Phác Phương, 74 tuổi, vừa tái đắc cử chức Chủ tịch Hội Người Khuyết tật Trung Quốc (CDPF) hôm 16/9. Bản thân ông Đặng Phác Phương cũng là một người khuyết tật. Ông phải ngồi xe lăn từ năm 1968 khi bị thương trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa.
   
 1- Cố nhiên chính quyền CS Bắc kinh không cho đăng tải là phải, vì nghịch với quan điểm của họ Tập.
      2- Chúng tôi chỉ chú ý đến câu này: “Ông phải ngồi xe lăn từ năm 1968 khi bị thương trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. ”
      Báo viết: “Ông phải ngồi xe lăn từ năm 1968 khi bị thương trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. ”. Câu trên khiến độc giả tự hỏi: Ai làm cho ông bị thương và vì sao ông bị thương?. Chính vì thế, chúng tôi mói có bài viết này để bổ túc những gì chúng ta thắc mắc, nhất là các hậu duệ, về điểm trên. Chủ trương của mọi người là phải rõ ràng và trung thực ; tức là SỰ THẬT.

      Nói có sách, mach có chứng. Mấy đoạn sau đây, chúng tôi trích ra từ phần thứ ba trong năm phần trong tác phẩm 28 NGÀY ĐÊM QUYẾT ĐỊNH VẬN MỆNH TRUNG QUỐC, tác giả: Thái Nguyễn Bạch Liên biên dịch, nxb Mũi Cà Mau, tháng 6 năm 1996; sách dày 384 trang khổ 14cm x 20 cm. Phần chúng tôi trích có tựa “Đặng Tiểu Bình ba lần vào ra Trung Nam Hải (từ trang 133 đến 207) nguyên tác: Lý Kiện.

      Đặng Phác Phương và em gái Đặng Nam bị phái tạo phản bắt giam và bị nhốt vào một phòng thí nghiệm vật lý của Đại học Bắc Kinh để ngày ngày tra khảo, đánh đập và buộc viết giấy tố cáo cha mẹ mình.
      Đặng Phác Phương, con trai trưởng của Đặng là một thanh niên cuồng tín đảng Cộng sản, cuồng tín tư tưởng Mao Trạch Đông, và là đảng viên sắp hoàn thành tốt nghiệp ngành vật lý hạt nhân, trước cảnh loạn lạc “nước mất nhà tan” lòng tin của anh như hoàn toàn sụp đổ, đã có lúc phải mượn chén rượu giải sầu, và chính khi nhận giấy bút viết tố cáo cha mẹ mình, Đặng Phác Phương đã để lại lời tuyệt mệnh, rồi nhảy từ lầu 3 xuống đất. Năm đó – 1968, anh mới 24 tuổi. Thượng đế chưa cho anh chết mà bắt anh làm người tàn phế. Anh bị gãy cột sống, và giáng xuống gia đình họ Đặng một tai họa khủng khiếp. Lúc ấy, người ta đưa anh đến hành lang bệnh viện số 3 Bắc kinh, một đống xương thịt co rúm nằm đó, không phải chờ chữa trị mà nhận câu trả lời “con của hắc bang, con của tên số hai (*) theo chủ nghĩa tư bản, ở đây không có cửa cho nó! ” Xe cấp cứu lại thả anh xuống sân đại học Bắc kinh, một đêm lạnh trên bãi cỏ ấy không biết Phác Phương đã nghĩ gì. Sáng hôm sau, bác sĩ nhà trường mới đến và họ cũng thúc thủ, vô phương cứu chữa vì xương sống đã nứt gãy rồi. May sao có một công nhân già, tên Vương Phong Ngô đến trạm xá hỏi anh”Cháu là Phác Phương? ”và đời anh đã được cứu vãn từ đó.
      “Họa vô đơn chí” nhưng cũng có lúc “Họa trung đắc phúc”, và Vương sư phụ đã trở thành ân nhân của gia đình họ Đặng.
      (Sđd. trang 174-175)

      (*) [Chúng tôi chú thích thêm]:
      Ám chỉ Đặng Tiểu Bình (1904-1997), còn tên số một là Lưu Thiếu Kỳ (1898-1969) lúc đó là Chủ tịch Nước kiêm Phó chủ tịch đảng Cộng sản Trung Quốc. Trước khi nổ ra cuộc Cách mạng Văn hóa 1966, Đặng Tiểu Bình là: Ủy viên thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung quốc, Phó Thủ tướng, Nguyên soái Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc.

      Kỳ sau, chúng tôi sẽ trích thêm vài đoạn về Đặng Tiểu Bình trong suốt thời gian sau Cách mạng Văn hóa đến 1976 khi Mao Trách Đông chết, cũng từ tác phẩm nói trên.

      10: 10 PM Saturday Nov. 03rd 2018
      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân