TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Những điều kỳ lạ về Na Uy
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Những điều kỳ lạ về Na Uy

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Du Lịch
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9640

Bài gửiGửi: Wed Sep 12, 2018 11:59 pm    Tiêu đề: Những điều kỳ lạ về Na Uy

Những điều kỳ lạ về Na Uy


Sau khi du lịch một số nước Châu Âu khác, và sống ở Anh một thời gian, tôi mới thực sự thấy Na Uy có vài điều kỳ lạ.


Đội kiểm soát vé tại ga xe điện ngầm ở Oslo


1. Xã hội tự giác (hay dở hơi?)

Như đã viết vài lần, ở Oslo, trạm métro và xe lửa không có cổng; xe lửa có 2 loại khoang, có người soát vé (bekjent) và không có người soát vé (ubekjent), dành cho người dùng thẻ tháng hoặc thẻ năm (reisekort) ; xe buýt có 2-3 cửa, và tài xế không chặn lại hỏi vé.

Tuy nhiên, cũng vì vậy, vài năm sau này Oslo phải có đội ngũ soát vé bất ngờ (billettkontroll), cũng như thư viện chính HumSam-biblioteket của trường đại học Oslo (Universitetet i Oslo) không có cổng và ai vào cũng được, nhưng lại treo biển khắp nơi bảo cẩn thận có ăn cắp.



2. Xã hội mở

Ở Na Uy, với 180.no hoặc Gulesider, từ cái tên bạn có thể dễ dàng tìm thấy số điện thoại và địa chỉ nhà, kèm bản đồ dẫn tới nhà.

Ở Anh, tôi cũng thử tìm trên internet. Yell chỉ dành riêng cho business1. Trang thephonebook.bt.com giới hạn tìm kiếm bằng cách là ngoài tên, bạn phải gõ cả thành phố/ tỉnh, và đa phần kết quả để họ nhưng viết tắt tên.

Có vẻ Na Uy mở hơn, hoặc kiểm soát chặt chẽ hơn. Tôi thử tìm họ Nguyen ở Oslo trên Gulesider, có 40 trang, 1000 kết quả2. Trong khi đó họ Nguyen ở London trên thephonebook.bt.com chỉ ra 67 kết quả3.

Ðể so sánh, Oslo có khoảng 5000 người Việt4, trong khi London có khoảng 330005.



3. Xã hội minh bạch

Không chỉ dễ dàng tìm thấy số điện thoại và địa chỉ nhà của người khác, ở Na Uy, bạn có thể kiểm tra báo cáo thuế của nhau.

Chẳng hạn, vào skattelister, tôi có thể tìm người quen, thậm chí Thủ tướng Erna Solberg và cựu Thủ tướng Jens Stoltenberg và xem thu nhập của họ bao nhiêu và họ đóng thuế bao nhiêu.

Tất nhiên muốn xem bạn phải đăng nhập, và sau đó sẽ để lại dấu vết, và tất nhiên không phải ai cũng nằm trong hệ thống, hoặc sẽ có nhiều người trốn thuế, gian lận6, nhưng nhìn chung Na Uy vẫn minh bạch hơn phần lớn các xã hội khác.

Na Uy cũng kiểm soát rất chặt chẽ. Mỗi người vừa đặt chân đến Na Uy là có một số ID, 11 chữ số, mọi thứ đều vào hệ thống - bạn đi học, đi làm, đi bác sĩ, vào bệnh viện, mở tài khoản ngân hàng, đóng thuế, mượn nợ nhà nước đi học..., mọi thứ đều qua số ID và lưu trong hệ thống. Chính phủ không cần quan tâm bạn nghĩ gì, chỉ cần kiểm soát tiền và thuế.

Theo Corruption Perceptions Index năm 2017, xét về độ minh bạch và tỷ lệ/khả năng tham nhũng, Na Uy đứng thứ 3 cùng Phần Lan, sau New Zealand và Ðan Mạch7.

Ðể so sánh, Anh đứng thứ 8, Mỹ thứ 16, và Việt Nam hạng 1078.



4. Báo chí không để tên

Ngược lại, báo chí Na Uy thường giấu tên. Khi có chuyện xảy ra như tai nạn, xô xát, hoặc giết người, thường không có tên nạn nhân lẫn tên thủ phạm.

Ví dụ tháng 7 báo chí đưa tin có 1 nam thanh niên khoảng 20, ngoài 20 bị thương nặng trong một vụ xô xát ở Grønland, Oslo, không nói tên, cũng chẳng có hình nạn nhân9. Cùng tháng 7, 1 nam thanh niên bị tai nạn ở Sørenga Sjøbad, Oslo, cũng không cho biết danh tính10.

Có những trường hợp ngoại lệ, như những vụ gây chấn động như Anders Behring Breivik, tên khủng bố giết 77 người ở Oslo và Utøya; Arnfinn Nesset, 1 tên y tá giết người hàng loạt; hay vụ giết người ở Baneheia, 2 thanh niên Viggo Kristiansen và Jan Helge Andersen cưỡng hiếp và giết 2 bé gái 8 và 10 tuổi ở Kristiansand. Nhưng nhìn chung, báo chí Na Uy thường không để tên, ngay cả khi có án mạng.

Chẳng hạn như tháng 7 vừa rồi, báo Aftenposten đăng có một phụ nữ 27 tuổi bị một người đàn ông 51 tuổi đâm chết ở Frogner, Oslo, và 2 người có con chung, nhưng không cho biết gì thêm11. Tháng 6, báo Dagbladet đưa tin người đàn ông 41 tuổi, hung thủ giết một người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ 54 tuổi ở Hellerud, Oslo, cũng là nghi can trong một vụ giết người khác ở Estonia, nhưng không có hình cũng chẳng có tên12.

Lý do có lẽ để bảo vệ riêng tư cho nạn nhân và gia đình, bảo vệ gia đình thủ phạm, và cho người phạm tội có cơ hội trở lại với đời sống bình thường sau khi ra khỏi tù.

Ngược lại cũng có mặt trái - có thể hàng xóm bạn từng ngồi tù mà bạn không biết?


1 trong 3 phòng giam Anders Breivik ở nhà tù Skien. Nguồn: BBC.


5. Hệ thống nhà tù nổi tiếng

Nói tới tù, Na Uy có hệ thống nhà tù nổi tiếng, đặc biệt nhà tù Halden. Với cách suy nghĩ nhân bản và phương châm nhà tù là để cải tạo, không phải để trừng phạt, tù nhân ở Na Uy có phòng gym, có thể tập thể thao, có thể chơi nhạc, được chơi game, thậm chí có dao nĩa và được làm việc với búa, kềm, và nhiều công cụ có thể làm vũ khí tấn công13.

Bản thân Anders Breivik, kẻ giết 77 người năm 2011, cũng có 3 phòng riêng - phòng ngủ, phòng làm việc, và phòng tập thể dục; được chơi game, xem TV, và đọc báo; được tự nấu ăn và giặt đồ, v.v... 14

Một mặt, nhà tù Na Uy nổi tiếng nhân đạo, được gọi là prison utopia, đời sống trong tù chuẩn bị cho tù nhân sẵn sàng để nhập lại đời sống bình thường khi ra ngoài, và tỷ lệ tái phạm thuộc loại thấp (20%) 15. Nhưng ngược lại cũng có thể hỏi, điều kiện thoải mái với trường hợp Anders Breivik liệu có công bằng không, với 77 người đã chết, đa phần thanh thiếu niên?

Xã hội Na Uy như thế là văn minh và minh bạch, hay quá lý tưởng và có thể nảy sinh vấn đề?

Di Nguyen


Ghi chú

1. https://www.yell.com/

2. https://www.gulesider.no/person/resultat/nguyen,+oslo/40

3. https://www.thephonebook.bt.com/Person/PersonSearch/?Surname=nguyen&Location=london

4. https://en.wikipedia.org/wiki/Norwegian_Vietnamese

5. https://en.wikipedia.org/wiki/Vietnamese_people_in_the_United_Kingdom

6. http://baotreonline.com/tu-xu-doc-tai/

7. https://www.transparency.org/news/feature/corruption_perceptions_index_2017?gclid=EAIaIQobChMI9IPrzYnv3AIVirTtCh0eSQ9NEAAYASAAEgLBPfD_BwE

8. https://www.transparency.org/news/feature/corruption_perceptions_index_2017

9. https://www.tv2.no/a/9964245/

Cùng tin trên 1 tờ báo khác: https://www.aftenposten.no/norge/i/OnAK6O/Mann-til-sykehus-med-alvorlige-skader-etter-slasskamp-i-Oslo

10. https://www.aftenposten.no/norge/i/J1yjRb/Mann-livstruende-skadet-i-badeulykke-i-Oslo

11. https://www.smp.no/nyheter/innenriks/2018/07/09/Kvinne-d%C3%B8de-etter-knivstikking-p%C3%A5-utested-i-Oslo-17092214.ece

12. https://www.dagbladet.no/nyheter/mann-siktet-for-drap-i-oslo-mistenkes-ogsa-for-drap-i-estland/69921010

13. http://www.dailymail.co.uk/news/article-2809131/This-prison-utopia-Former-U-S-prison-boss-t-believe-eyes-visits-Norwegian-jail-finds-kitchen-knives-xbox-recording-studio.html

14. https://www.bbc.co.uk/news/magazine-35813470

15. Ibid.

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Du Lịch Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân