TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Về một bài thơ của Hải Thượng Lãn Ông
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Về một bài thơ của Hải Thượng Lãn Ông

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sun Jul 08, 2018 5:07 am    Tiêu đề: Về một bài thơ của Hải Thượng Lãn Ông





      Một bài thơ của Hải Thượng Lãn Ông

      Nhân đọc bài sưu tầm của MÂY TÍM viết bởi BS Nguyễn Ý Đức (Tháp Dinh Dưỡng và Dinh Dưỡng Từ Bữa Ăn)) mình liên tưởng đến bài thơ sau đây của Hải Thượng Lãn Ông (Lê Hữu Trác 1720-1791), được các thế hệ tôn vinh Tổ Đông Y của con cháu Lạc Hồng. Bài thơ hầu như những ai lưu tâm đến học thuật và y thuật của Việt Nam đều thuộc nằm lòng:

      Bế tinh dưỡng khí tồn thần,
      Tinh không hao tán thì thần được yên.
      Hằng ngày luyện khí chớ quên,
      Hít vào thanh khí độc liền thải ra.
      Làm cho khí huyết điều hòa,
      Tinh thần giữ vững bệnh tà khó xâm.
      Lại còn tiết chế nói năng,
      Tránh làm quá sức dự phòng khí hao.
      Thức đêm lo nghĩ quá nhiều,
      Đam mê sắc dục cũng đều hại tâm.


      Ba yếu tố chủ chốt của con người theo minh triết Đông phương, đó là TINH, KHÍ, THẦN được Ngài đưa lên hàng đầu để giáo dục cho hậu duệ, đặc biệt là nam giới. Chúng mình hãy nhớ lại những lời dạy sau đây của các thánh nhân trong minh triết Trung Hoa cổ thời:

      1) - THIỆU KHANG TIẾT (1011- 1077) với Cùng thần tri hóa ; xuất thần nhập hóa; rút ra từ Kinh Dịch.
      Tự-ngữ HÓA ở đây có thể hiểu là TẠO HÓA hay ĐẤNG HÓA CÔNG.

      Hãy nghe thánh Thiệu Ung (một danh xưng của ngài) giải thích như sau:

      “Thần ở đâu cũng có, mà vạn vật đều chung một thần cả, cho nên từ bậc thánh nhân cho chí mọi người, ai cũng có thể tâm thông được với nhau. “
      (Xin xem NHO GIÁO, của Trần Trọng Kim, quyển hạ; tr. 104, Trung Tâm Học liệu-Bộ Giáo dục VNCH xuất bản, 1971).
      Làm thế nào để có được cái THẦN? Chúng ta hãy đọc tiếp:

      ” Vậy nên người ta phải phục tính, tức là phải quay trở lại theo cái nguyên tính của mình. Mình đã phục lại cái nguyên tính, thì tự mình thiêng liêng, sáng suốt, trong trời đất không đâu là không tới được. Ấy thế là mình tiến tới cái thần. Thần có một, và ở khắp mọi nơi, thì cái thần của mình là cái thần của trời đất. ”
      (Sđd. trang 104.).

      Nhưng đâu là phương pháp dẫn đến cái THẦN? sau đây là lời dạy của Ngài:

      Thần có một, và ở khắp mọi nơi, thì cái thần của mình tức là cái thần của trời đất. Vậy nên người quân tử phải thận độc, nghĩa là phải kính cẩn lúc một mình, không có dối mình bao giờ. Mình dối mình tức là dối trời đất. Người ta thận độc thì có thể theo được thiên lý mà hành động. Đã theo thiên lý mà hành động, thì ta là một cái vũ trụ riêng, sức tạo hóa ở ta, ta không bị vật khác đè nén được, mà ta lại có thể tể-chế được các vật.. ”
      (sđd. ; trang 105)

      Thật ngắn gọn và rất đơn giản: Người ĐẠT ĐẠO là thế. Quí Ngài luôn đơn giản hóa một vấn đề phức tạp, còn kẻ GIẢ DANH thì phức tạp hóa một vấn đề đơn giản vì lẽ chính hắn chưa hoặc không bao giờ đạt được. Minh triết Trung Hoa cổ thời hay có cặp danh-tự: QUÂN TỬ và TIỂU NHÂN là thế. Đọc lại câu trên, ta thấy quí Ngài dùng tự-ngữ QUÂN TỬ dành cho những ai muốn đi vào lẽ HUYỀN NHIỆM của TRỜI ĐẤT. Chúng ta chỉ cần thay thế tự-ngữ TRỜI ĐÂT trong lời dạy của bậc Thánh bằng tự-ngữ THƯỢNG ĐẾ (hay: Đấng Tối Cao, Đấng Linh Thiêng, Chúa, A-di-đà, Brahman, Jehova, Allah, God v. v.. hay bất kỳ thánh danh nào mà mình TÍN NGƯỠNG thì mới thấy rằng tôn giáo hay tín ngưỡng nào cũng đều dạy cho chúng ta thấy CÁI ĐÓ – không biết gọi là gì vì không có hình danh sắc tướng. CÁI ĐÓ CHÍNH LÀ NGƯƠI (tat tvam asi) theo diễn giảng của minh triết Ấn Độ.

      2) - CHU LIÊM KHÊ (1017-1073) với Luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần.
      Hãy nghe thánh Chu Hi (một danh xưng của ngài) giải thích về CÁI ĐÓ như sau:

      Cái gốc nguyên thỉ của vũ trụ là vô thanh, vô khứu, vô phương sở, vô hình trạng, ở ngoài hết tất cả những cái mà ta có thể ý hội được, thế mà vẫn làm khu hữu cho vạn vật; nhưng vì không biết dùng chữ gì để gọi cho đúng, nên mới gọi là vô cực. Vô cực không phải là không hẳn, nhưng chính là cái Tự Tại, vô thỉ, vô chung, bất sinh, bất diệt. Cái Tự Tại ấy không phát ra là Vô Cực, mà phát ra là Thái Cực. Vậy Vô Cực và Thái Cực là một thể.
      (Sđd. ; trang 108)

      3) - TRƯƠNG HOÀNH CỪ (1020-1076).
      Sau cùng - nhưng chưa hết - hãy nghe thánh Trương Tái (một danh xưng của ngài) nói thêm về CÁI ĐÓ:

     Song đối với cái học ấy thường phải trầm tư mặc tưởng, rồi lâu ngày tự giác ngộ lấy, chứ không thể lấy văn tự mà tả cho hết ý nghĩa được. Đã gọi là hình nhi thượng thì chỉ có tự mình ý-hội lấy mà thôi, chứ không thể dùng cái hình nhi hạ mà hình dung cho đủ cả được. ”
      (sđd. ; trang 129)

      Xin lưu ý ba tự-ngữ của người xưa: HỌC, HÌNH NHI THƯỢNG & HÌNH NHI HẠ; rất thường hay được nhắc đến trong minh triết Trung Hoa cổ thời cũng như THƯỢNG TRÍ (pàravidyà) và HẠ TRÍ (apàravidyà) của minh triết Ấn Độ. Chính vì lẽ đó, người ta thường nói Đạo học Đông phương chứ không nói Triết lý như ở Tây phương.

      Tây đô, chiều nhạt nắng chủ nhật.
      July 08th 2018
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân