TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Luật lệ kiểm soát súng đạn tại Úc và các vụ nổ súng giết người hàng loạt tại Mỹ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Luật lệ kiểm soát súng đạn tại Úc và các vụ nổ súng giết người hàng loạt tại Mỹ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Sat Feb 24, 2018 12:19 am    Tiêu đề: Luật lệ kiểm soát súng đạn tại Úc và các vụ nổ súng giết người hàng loạt tại Mỹ

Luật lệ kiểm soát súng đạn tại Úc
và các vụ nổ súng giết người hàng loạt tại Mỹ


Năm 1997, hơn 1 triệu khẩu súng được dân chúng giao nạp
cho chính phủ Úc để phá hủy


Trong lúc Hoa Kỳ đương đầu với các vụ nổ súng mới nhất tại trường học, thì nước Úc đã 22 năm không có một vụ nổ súng giết người hàng loạt nào sau khi cải tổ luật lệ về kiểm soát súng đạn. Liệu chuyện nầy có giữ một vai trò nào trong các cuộc thảo luận tại Mỹ hay không?

Vụ thảm sát sau cùng tại Port Arthur hồi năm 1996, khiến công chúng giận dữ đòi hỏi việc cải tổ luật lệ về kiểm soát súng đạn và rồi việc cải tổ xảy ra, do Thủ Tướng thời bấy giờ là ông John Howard thực hiện.

Ông John Howard lên nắm quyền mới được 6 tuần lễ trong thời gian làm Thủ Tướng trong 11 năm của ông, thì tay súng tại Tasmania là Martin Bryant nổ súng giết chết 35 người, vào ngày 28 tháng 4 năm 1996.

Vụ thảm sát tại Port Arthur đã làm kinh hãi người dân Úc và đề ra các vận động nhằm cải cách các loại súng ở Úc.

Ông Howard gặp một vài sự chống đối và ông đe dọa sẽ mở cuộc trưng cầu dân ý để sửa đổi Hiến Pháp, hầu cho phép chính phủ liên bang có quyền về mặt Hiến Pháp đối với vấn đề súng đạn. Ông nổi tiếng khi xuất hiện trước một cuộc tụ tập công khai, với chiếc áo chống đạn để giải thích về các thay đổi được đề nghị.

"Luôn có các cơ hội cho bất cứ chính phủ nào đi đến quyết định vốn chỉ có thể hoàn thành hữu hiệu cho quyền lợi của cả nước một cách tốt đẹp, nếu chúng liên quan đến một vài sự bất tiện không thich hợp và một vài sự thiệt hại cho một lãnh vực nào của cộng đồng. Tôi rất tiếc về chuyện đó và chẳng có cách nào khác hơn, thật sự chẳng có cách nào khác nữa", John Howard.


Một nhân viên an ninh Úc đang cầm khẩu súng AR-15 tương tự như khẩu súng mà Martin Bryant đã sử dụng trong vụ thảm sát Port Arthur tại Úc năm 1996. Các khẩu súng này được dân Úc giao nạp cho chính phủ để phá hủy năm 1997


Các đề nghị bao gồm lệnh cấm đối với mọi loại súng trường bán tự động và tất cả loại súng đạn chày bán tự động, hoặc đã được biến cải để bắn liên thanh. Đề nghị cũng bao gồm một hệ thống xin giấy phép và kiểm soát việc sở hữu súng đạn.

Chính phủ liên bang phát động kế hoạch mua lại các loại súng, kéo dài trong 12 tháng từ ngày 1 tháng 10 cho đến cùng ngày năm sau. Đã có hơn 1 triệu khẩu súng được giao nạp và bị phá hủy.

Phân tích gia về kiểm soát súng đạn tại đại học Sydney là ông Philip Alpers cho biết, đại đa số dân chúng đều muốn thay đổi về luật lệ về súng ống.

"Ông ta biết đã có được sự ủng hộ của công chúng. Tôi muốn nói là các cuộc thăm dò là từ 90 đến 95 phần trăm mọi người đều muốn kiểm soát súng đạn. Vụ tại Port Arthur là một giọt nước cuối cùng. Trong 18 năm trước khi có lệnh cấm, có 13 vụ nổ súng. Dĩ nhiên là trong 20 năm sau lệnh cấm, chẳng có vụ nổ súng nào cả và mức giảm sụt về các cái chết do súng đạn gây ra hết sức đáng kể, vì vậy quyết định của ông John Howard đã chiến thắng kể từ đó", Pjilip Alpers.



Trong khi đó các học sinh sống sót trong vụ nổ súng giết chết nhiều người nhất tại một trường học tại Mỹ, với 17 nhân mạng đã bị mất ở Parkland thuộc tiểu bang Florida, đã đòi hỏi thay đổi trong việc kiểm soát súng đạn tại Mỹ.

Một học sinh 17 tuổi Adam Alhanti, được đài CNN phỏng vấn về lý do vì sao em nghĩ là vụ thảm sát xảy ra tại Mỹ, chứ không phải tại các nước khác.

Em kể ra những gì diễn ra sau vụ thảm sát ở Port Arthur ở Úc, là một kiểu mẫu mà nước Mỹ nên noi theo.

"Tôi nghĩ là các chính phủ khác như chính phủ Úc chẳng hạn, 12 ngày sau một vụ nổ súng giết chết nhiều người, họ tức khắc cấm ngay các loại súng trường loại tấn công và họ hành động nhanh chóng, thế nhưng nước Mỹ chẳng làm như vậy. Và đây là những gì chúng ta cần phải làm để chấm dứt nhiều vú nổ súng nữa xảy ra".

Thế nhưng ông Alpers kể ra các vụ thảm sát khác tại những trường đại học ở Mỹ, cho thấy ông vẫn nghi ngờ vụ nổ súng tại Florida sẽ chứng tỏ là một khúc quanh, trong chuyện thảo luận về kiểm soát súng đạn tại quốc gia đó. Ông Philip Alpers nói:

"Khi vụ nổ súng tại Columbine xảy ra, tất cả chúng ta đều nghĩ rằng chuyện đó đã lên đến đỉnh điểm. Rồi đến vụ xảy ra tại trường đại học Kỹ thuật Virginia, có 32 gười chết, và rồi đến vụ Sandy Hook, các học sinh tiểu học da trắng và thầy cô giáo đã bị bắn chết tại một khu láng giềng sang trọng. Nay nếu chuyện đó không đưa đến thay đổi nào, thì việc gì s xảy ra? Kể từ đó, chúng ta có những vụ giết người tệ hại hơn tại Las Vegas và Florida. Tôi không thể thấy nước Mỹ thay đổi bất ngờ về thái độ đã ăn sâu vào trí não và hầu như có tính cách tôn giáo đối với súng đạn đâu".

Matt Connellan, Phan Bách

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân